vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

PHƯƠNG PHÁP TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH CHO TRẺ KHI ĐI MẪU GIÁO

27/08/2019   2590 lượt xem

Nhắc đến chuyện đi mẫu giáo có thể là nỗi ám ảnh của hầu hết phụ huynh trong giai đoạn đầu . Có những trẻ mới đi mẫu giáo khi còn chưa quen lớp đã phải nghỉ ốm, đi được 2 hôm nghỉ mất 1 tuần, 1 tháng phải gặp bác sĩ đến 4-5 lần. Với tần suất bệnh dày đặc nhiều bậc phụ huynh sẽ nản, cho bé nghỉ hoặc chuyển lớp với hy vọng môi trường mới hợp “ phong thủy” hơn…Lý do xảy ra vấn đề này có thể là do cha mẹ không tích lũy kinh nghiệm trước khi cho trẻ đi mẫu giáo và các phương pháp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ khi đi mẫu giáo. Cùng tham khảo một số phương pháp dưới đây nhé!

 

Vì sao trẻ hay bị ốm khi đi mẫu giáo?

 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ dễ bị ốm khi mới bắt đầu đi học. Nguyên nhân được đề cập đầu tiên đó chính là thay đổi môi trường sống một cách đột ngột, việc bé phải rời xa vòng tay của cha mẹ, ông bà, người thân rồi hòa mình vào môi trường sinh hoạt tập thể - môi trường mới lại với hệ miễn dịch của bé sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tâm lý của con. Nếu bé nhà bạn có sức đề kháng tốt, mọi việc sẽ dễ dàng hơn, tuy nhiên nếu trẻ có hệ miễn dịch yếu hoặc quá nhạy cảm, thường xuyên mắc các bệnh về đường hô hấp….sự thay đổi này chắc chắn khiến cơ thể trẻ gặp nhiều áp lực.

 

Ở môi trường mới, trẻ sẽ ăn chung, ngủ chung, chơi chung với các trẻ khác, nếu trẻ vừa khỏi bệnh và đi lớp sinh hoạt với các bé đang trong thời kỳ ủ bệnh thì khả năng truyền bệnh cho nhau là vô cùng cao, nhất là các bệnh dễ lây nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa….

 

Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác khiến trẻ đến trường dễ mắc bệnh hơn ở nhà là do trẻ ít được chăm sóc hơn khi chỉ có mẹ và trẻ, bà và trẻ. Chưa hết, đối với trẻ mới đến lớp, trẻ thường có tâm lý lo lắng, sợ hãi, khóc nhiều, sang chấn tâm lý….nên dễ bị mệt mỏi, kém vui, ăn uống ít và cũng dễ mắc bệnh hơn so với bình thường.

 

Phương pháp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ khi đi mẫu giáo

 

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ được hình thành từ khi còn trong bụng mẹ. Ban đầu, trẻ sẽ được nhận một cách “ thụ động” do mẹ truyền qua nhau thai. Khi chào đời, mẹ vẫn tiếp tục giúp con tăng cường hệ miễn dịch chống lại bệnh tật bằng nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ, trẻ được bú mẹ thường rất ít bị rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, khi con bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở lên, sự “ trợ giúp” từ sữa mẹ bắt đầu không còn đạt đến mức tối ưu vì lượng kháng thể truyền qua sữa mẹ suy giảm, khiến trẻ dễ bị mắc bệnh hơn.

 

Bắt đầu từ cột mốc này, bé cần được tăng cường chất dinh dưỡng và hỗ trợ từ bên ngoài để bắt đầu hoàn thiện khả năng đề kháng một cách chủ động. Mẹ cần cho trẻ ăn dặm đúng cách, đúng thời điểm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới bằng các loại thực phẩm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

 

Hệ thống miễn dịch tại chỗ của ruột chỉ được hoàn thiện sau 12 tuổi. Chủ yếu nhờ sự phát triển của hệ bạch huyết nằm trong mảng Peyer, hạch mạc treo và các tế bào Lympho ở ruột. Đến trước 6 tuổi, hệ miễn dịch còn non yếu sẽ phải trải qua rất nhiều thử thách để ngày một hoàn chỉnh hơn.

 

Tuy nhiên, giai đoạn từ 2-5 tuổi, hầu hết trẻ phải đến trường mầm non, tiếp xúc với nhiều virus, vi khuẩn….sẽ không ngạc nhiên nếu giai đoạn này trẻ thường xuyên bị bệnh. Chính vì vậy, một vài phương pháp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong giai đoạn này thường là:

 

– Tạo cho trẻ thói quen giữ vệ sinh cá nhân, tốt nhất là thói quen rửa tay sạch sẽ bằng xà bông trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi chơi đùa xong.

 

 

 

– Cần thực hiện tẩy giun cho trẻ trên 2 tuổi 6 tháng 1 lần, nhằm giảm tác hại do nhiễm giun gây ra, trong đó có tình trạng rối loạn tiêu hóa.

 

– Hạn chế cho trẻ dùng kháng sinh, khi trẻ bị ốm nhẹ mẹ nên dùng thảo dược hoặc các phương pháp dân gian để trẻ tự khỏi, khi dùng kháng sinh cần có sự đồng ý của bác sĩ để tránh tình trạng lạm dụng dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm như kháng kháng sinh, mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, suy yếu chức năng miễn dịch.

 

– Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

 

– Đối với những trẻ sắp đi lớp, mẹ nên dành khoảng 1-2 tuần đầu cho trẻ làm quen với môi trường mới, mỗi ngày, mẹ nên cho trẻ xuống lớp làm quen với cô giáo, với các bạn 1-2 tiếng để trẻ làm quen và không bị bỡ ngỡ, bị shock khi đột ngột thay đổi môi trường. Ngoài ra, mẹ có thể mua những đồ dùng học tập mới, kể những câu chuyện hay khi đến lớp để khơi dậy tính tò mò, khám phá của trẻ. Điều này sẽ ít nhiều hạn chế được việc trẻ khóc nhiều, lo lắng, sợ hãi khi đến lớp, giảm tình trạng hay ốm.

 

Dinh dưỡng hợp lý để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

 

Trong độ tuổi đến trường, trẻ vận động rất nhiều nên cần được bổ sung dinh dưỡng kịp thời và cân bằng giúp con có đầy đủ năng lượng và có sức đề kháng tốt nhất, chống lại bệnh tật. Hãy cố gắng đảm bảo duy trì chế độ ăn, tăng sự thèm ăn bằng các món hợp khẩu vị trong thời gian trẻ bị bệnh và chú ý cho trẻ ăn bù kéo dài từ 2-3 tuần để trẻ lấy lại sức. Dưới đây là một số thực phẩm đặc biệt quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

 

Thịt, cá

 

Ngoài việc cung cấp chất đạm, nguồn dinh dưỡng quan trọng cho đảm bảo việc duy trì các chức năng của cơ thể, thịt cá còn mang đến nguồn khoáng chất quan trọng như kẽm, selen, axit béo Omega-3 giúp các tế bào bạch cầu luôn khỏe. Nhờ đó, việc nhận diện và tiêu diệt các virus, vi khuẩn có hại trở nên hiệu quả hơn mang đến lợi ích cho việc phát triển tối ưu của hệ miễn dịch trẻ.

 

Các loại thịt đỏ ( thịt bò, thịt heo): là những nguồn cung cấp chất đạm, vitamin và khoáng chất như sắt, kẽm.

 

Các loại cá, hải sản: thường có hàm lượng rất cao khoáng chất như kẽm, I ốt, selenium, những yếu tố cần thiết cho việc sản xuất và hoạt hóa những tế bào của hệ miễn dịch.

 

Theo khuyến nghị, nhu cầu đạm của trẻ 2-5 tuổi nên tiêu thụ tổng cộng khoảng 150-200g thịt cá. Theo các chuyên gia, bố mẹ có thể cho trẻ tiêu thụ khoảng 200 gam thịt, cá mỗi ngày để cung cấp nguồn khoáng chất dồi dào cho cơ thể.

 

Sữa

 

 

 

Các nhà khoa học chứng minh rằng 70% tế bào hệ thống miễn dịch tồn tại trong đường ruột. Vì vậy, để duy trì và phát huy chức năng miễn dịch này, cần kích thích sự sản xuất kháng thể Ig, đảm bảo chức năng bình thường của hàng rào bảo vệ ruột, tạo ra những màng nhầy và những chất chống lại vi sinh vật. Trong ruột, những vi khuẩn có lợi (probiotics) đã có từ trước lúc trẻ được sinh ra và chúng tồn tại được tùy thuộc ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Vì thế, việc bổ sung men vi sinh từ sữa chua vào khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp con được cung cấp đầy đủ probiotics, là cách trợ giúp hệ vi sinh đường ruột tự nhiên chống lại bệnh tật. Ngoài giờ học, các bậc phụ huynh có thể cho con sử dụng các sản phẩm lên men hoặc 1-2 thìa sữa chua trong bữa sáng hàng ngày vừa để tăng cường hệ vi khuẩn có lợi, vừa giúp phát triển hệ vi sinh vật có lợi ở dạ dày trong đường ruột. Bên cạnh sữa chua và các chế phẩm từ sữa, bố mẹ có thể cung cấp các loại thực phẩm giàu probiotics cho con từ bơ, dưa bắp cải…vào chế độ ăn uống hàng ngày để hỗ trợ hệ tiêu hóa phát triển khỏe mạnh.

 

Trái cây

 

Như chúng ta biết trái cây có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, ngoài việc cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào, trái cây còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật đối với trẻ đang độ tuổi đến trường.

 

Hi vọng một số phương pháp trên đây sẽ giúp mẹ chuẩn bị sẵn sàng để các bé có đủ sức khỏe, từ đó các con có thể thỏa thích vui chơi, học tập và  khám phá những điều mới lạ cùng các bạn.

 

Bài viết liên quan

11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian

Làm thế nào để cắt, giảm cơn ho cho trẻ là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm hiện nay, đặc biệt khi đang trong thời điểm giao mùa. Liệu thuốc kháng sinh có phải phương án duy nhất để mẹ lựa chọn hay bên cạnh đó còn các phương án khác? Trong bài này, mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về 11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian.

List 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé các mẹ rủ nhau mua

Các câu hỏi đặt ra như sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé loại nào tốt luôn khiến ba mẹ đau đầu, khi hiện nay có hàng trăm loại sản phẩm và các bài viết review quảng cáo vô tội vạ. Trong bài viết này, VHN Bio sẽ gửi tới các mẹ những đánh giá chi tiết từ A-Z về TOP 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay.

[TOP 5] Thuốc tăng đề kháng cho trẻ mẹ tin dùng 2024

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm thuốc tăng đề kháng cho trẻ đến từ các thương hiệu khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên sản phẩm nào tốt và phù hợp với các con thì không phải mẹ nào cũng rõ. Hãy cùng VHN Bio điểm qua 5 loại thuốc tăng cường sức đề kháng cho trẻ được nhiều mẹ tin dùng nhất hiện nay.

Rôm sảy - Những điều cần biết cùng chuyên gia VHN Bio

Rôm sảy thường trông giống như những vết mụn nhỏ có màu đỏ hoặc trắng ở trên da. Các bọc mụn này chứa đầy chất lỏng, xuất hiện ở bất kì nơi nào mà cơ thể đổ mồ hôi nhiều như dưới ngực, háng và mặt. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị rôm sảy nhất. Cùng các chuyên gia của VHN Bio tìm hiểu rõ hơn về rôm sảy ở dưới đây nhé. 

 

 

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé