Thực tế virus hay vi khuẩn lây bệnh về đường hô hấp luôn tồn tại xung quanh trẻ em đặc biệt khi bắt đầu đi nhà trẻ hoặc đi học mẫu giáo. Việc các bé có thể bị cảm lạnh hoặc cảm cúm là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh có thể dạy trẻ một số thói quen lành mạnh sau đây giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm tối đa nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng của VHN Bio, rửa tay là một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm phổ biến ở lứa tuổi học sinh như cảm lạnh, cảm cúm, đau mắt đỏ… Do đó, các mẹ nên khuyến khích trẻ thực hành rửa tay bằng xà phòng (hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn) trước khi ăn, sau khi xì mũi và sau khi đi vệ sinh tại trường học và những nơi trẻ tham gia sinh hoạt, chơi đùa. Hãy biến việc rửa tay thành một thói quen tốt để trẻ thực hiện, ngay khi không có mặt bạn.
> XEM THÊM:
Làm thế nào để phân biệt cảm lạnh thông thường và viêm họng liên cầu khuẩn
Những việc làm của mẹ vô tình ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ
6 Nguyên tắc vàng mẹ cần biết để luôn khỏe mạnh khi chăm con ốm
Ba mẹ luôn nhớ trẻ sẽ bắt chước hành động của người lớn. Vì vậy, nếu mẹ chỉ nhúng tay vào nước trong 1-2s là xong, thì trẻ cũng sẽ làm y hệt giống mẹ. Tuy nhiên, đó không phải là rửa tay đúng cách. Dưới đây là các bước rửa tay chuẩn mẹ cần hướng dẫn cho bé.
- Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước, lấy xà phòng vào lòng bàn tay. Chà 2 lòng bàn tay vào nhau để tạo bọt.
- Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và 4 kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau và rửa các kẽ ngón tay.
- Bước 4: Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại (mu tay để khum khớp với lòng bàn tay).
- Bước 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại (lòng bàn tay ôm lấy ngón cái).
- Bước 6: Xoay các đầu ngón tay của tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và lau khô tay bằng khăn giấy.
Các vi rút cảm lạnh và cúm có thể xâm nhập vào không khí qua 2.000-5.000 giọt li ti chứa đầy mầm bệnh khi mọi người hắt hơi hoặc ho. Do vậy, mẹ nên dạy trẻ che miệng khi hắt hơi hoặc ho bằng khăn giấy. Nếu không có giấy ăn, có thể che miệng bằng khuỷu tay thay vì dùng tay (thói quen xấu có thể lây bệnh cho người khác). Sau mỗi lần ho hay hắt xì, trẻ có thể dùng gel sát khuẩn để rửa tay.
Hầu hết những virus gây cảm lạnh và cúm xâm nhập vào cơ thể thông qua mũi, mắt và miệng, do vậy bạn cần hạn chế việc trẻ đưa tay lên những vị trí này. Nếu trẻ chạm vào vật gì đó mà người bị cảm lạnh đã dùng qua và sau đó chạm vào mắt hoặc miệng của mình, virus cảm lạnh có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ qua những điểm đó. Các bệnh nhiễm trùng như viêm kết mạc cũng có thể xuất hiện khi trẻ chạm tay đã nhiễm virus lên vùng mắt.
Trẻ có thể chia sẻ đồ chơi và sách với bạn bè, nhưng cần hạn chế chia sẻ đồ dùng ăn uống với bạn bè, đặc biệt trong mùa lạnh. Nguyên nhân là do virus và vi khuẩn dễ dàng lây truyền qua nước bọt. Nếu trẻ dùng chung những đồ dùng này với bạn bè thì chúng có thể lây bệnh từ bạn hoặc lây bệnh cho bạn nếu bản thân trẻ đang mắc bệnh.
Xem thêm : Chữa viêm họng cho trẻ
Bên cạnh những thói quen lành mạnh nói trên, mẹ hãy khuyến khích, rèn luyện cho trẻ ăn nhiều thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng, bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết giúp trẻ ăn ngon, tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế ốm vặt. Đồng thời, mẹ nên rèn cho trẻ ngủ đúng giờ và đủ giấc. Giấc ngủ không chỉ giúp trẻ duy trì cơ thể khỏe mạnh mà còn tập trung hơn vào các tiết học, ngăn ngừa cáu kỉnh và ủ rũ.
Để được hỗ trợ tư vấn sức khỏe và bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.
Nguồn tài liệu tham khảo từ stlouischildrens.org/
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé