vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Sắt tổng hợp cho bà bầu: Tất tần tật những điều mẹ bầu cần biết 

19/08/2023   687 lượt xem

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Đăng ký tư vấn miễn phí: Tư Vấn 1-1 Cùng Bác Sĩ, Dược sĩ Viện Dinh Dưỡng Thông Minh

Sắt là một vi dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu trong quá trình nuôi dưỡng thai nhi. Trên thị trường hiện nay có vô vàn các dòng sản phẩm có chứa sắt nhằm hỗ trợ tăng cường sức khỏe, đặc biệt là sắt tổng hợp cho bà bầu. Vậy “sắt tổng hợp cho bà bầu là gì? Nên lựa chọn và sử dụng sắt tổng hợp cho

1. Sắt tổng hợp cho bà bầu là gì?

Đúng với tên gọi, sắt tổng hợp cho bà bầu là sự kết hợp của sắt với các thành phần khác như acid folic, DHA, các loại vitamin và một số khoáng chất thiết yếu khác. 

Tại sao lại cần có sự tổng hợp như vậy? Bởi lẽ, mẹ bầu không chỉ cần cung cấp mỗi sắt để tạo máu nuôi thai nhi và cơ thể. Bên cạnh đó mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều loại vi dưỡng chất khác để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi về cả thế chất lẫn trí tuệ. 

Acid folic: 

- Hạn chế tình trạng thiếu máu cho mẹ bầu nhờ có acid folic kích thích quá trình tạo các tế bào hồng cầu - thành phần chiếm đến 98% trong máu. Đồng thời cũng ngăn ngừa được các nguy cơ khác do thiếu máu gây ra như sảy thai, sinh non,... 

- Phòng ngừa dị tật bẩm sinh bởi acid folic có sự ảnh hưởng trực tiếp, chi phối đến sự phát triển của não bộ và tủy sống.

DHA: 

- Giảm tỷ lệ sinh non và nguy cơ tiền sản giật ở mẹ bầu. Đồng thời, sau sinh mẹ bầu cũng hạn chế được khả năng mắc bệnh trầm cảm sau sinh và các bệnh lý thời kỳ mãn kinh. 

- Cung cấp dưỡng chất DHA có trong thành phần cấu tạo hệ thống thần kinh và hệ thống thị giác, giúp trẻ tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng trưởng tốt cân nặng, chiều cao. 

Các nhóm vitamin: 

- Tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu giúp quá trình mang thai thuận lợi, khỏe khoắn hơn. 

- Ngăn ngừa được các nguy cơ có hại với mẹ bầu và thai nhi như sinh non, tiền sản giật, dị tật bẩm sinh…

- Hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện về mọi mặt.

2. Điểm khác biệt của sắt tổng hợp cho bà bầu so với các loại sắt khác

Vi dưỡng chất sắt được bổ sung và dung nạp vào cơ thể dưới nhiều dạng khác nhau. Vậy sắt được hấp thu tốt nhất ở những dạng nào và ưu nhược điểm của mỗi dạng ra sao, các mẹ cùng theo dõi thông tin được giải đáp dưới đây nhé!

2.1. Có mấy dòng sắt cho bà bầu?

Sắt vô cơ 

Sắt vô cơ thường được gọi là sắt sulfat. Chúng ở dạng muối của sắt kết hợp với các gốc muối vô cơ. Sắt vô cơ thì đã xuất hiện từ rất lâu đời, có thể thường thấy nhiều ở trong các dòng thuốc hoặc TPBVSK đã được sản xuất cách đây một thời gian dài. 

Ưu điểm của sắt vô cơ chính là chứa một hàm lượng nguyên tố sắt khá cao, lên đến khoảng 20%. Vì vậy, chúng cũng được hấp thụ nhanh vào cơ thể với tỷ lệ lớn. 

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay thì sắt vô cơ lại có khá nhiều nhược điểm khi sử dụng. 

- Vì sắt vô cơ chứa hàm lượng cao nguyên tố sắt nên khi giải phóng, trong cơ thể sẽ chứa một hàm lượng lớn các ion sắt không thể hấp thu được và chúng gây tích tụ ở trong máu, dạ dày và ruột. Điều này sẽ dẫn đến một số tác dụng không mong muốn như nóng trong, táo bón và một số vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa khác. 

- Đồng thời, cũng chính vì hàm lượng sắt cao nên khi sử dụng có vị tanh nồng, rất khó uống. 

- Sắt vô cơ được hấp thu tại dạ dày nhưng lại có nồng độ pH thấp nên rất dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày. 

Sắt hữu cơ 

Sắt hữu cơ cũng có cấu trúc là một dạng muối sắt, kết hợp giữa sắt và gốc muối hữu cơ như fumarat, gluconat,..

Sắt hữu cơ được chia thành 2 loại là sắt hữu cơ hóa trị II và sắt hữu cơ hóa trị III:

- Sắt hữu cơ hóa trị II chứa hàm lượng sắt nguyên tố khá cao và được hấp thu nhiều nhất tại ruột non. Và tương tự như đặc điểm cả sắt vô cơ, với một hàm lượng cao như vậy cũng giải phòng một lượng lớn ion sắt trong cơ thể, khó hấp thu, gây ra nóng trong và táo bón. 

- Sắt hữu cơ hóa trị III thì có ít tác dụng phụ hơn so với sắt hữu cơ hóa trị II. Ưu thế của loại sắt này chính là quá trình giải phóng ion sắt không diễn ra một cách quá nhanh và ồ ạt nên hạn chế được lượng sắt dư thừa trong cơ thể. Tuy nhiên, thời gian để hấp thụ lại lâu hơn do cần diễn ra quá trình biến đổi sắt hữu cơ III thành sắt hữu cơ II. 

Nhìn chung, sắt hữu cơ có những ưu điểm nổi trội hơn so với sắt vô cơ: 

- Sắt hữu cơ có khả năng hấp thu vào cơ thể cao hơn hẳn so với sắt vô cơ. 

- Sắt hữu cơ có khả năng đào thải ra khỏi cơ thể nên giảm sự tích tụ lượng sắt dư thừa trong cơ thể. 

- Sắt hữu cơ có mùi vị dễ uống hơn so với sắt vô cơ. 

Bên cạnh đó, sắt hữu cơ vẫn còn một số nhược điểm mà người sử dụng cần lưu ý:

- Sắt hữu cơ tuy có khả năng hấp thu cao hơn so với sắt vô cơ nhưng quá trình giải phóng tương đối tốn thời gian, kéo dài hơn so với sắt vô cơ. 

- Mùi vị tuy có dễ chịu hơn so với sắt vô cơ nhưng không hết được hoàn toàn vị tanh, có thể khó uống với những người nhạy cảm với mùi hương. 

- Sắt hữu cơ khó bảo quản hơn so với sắt vô cơ. 

- Với khả năng cải thiện được một vài nhược điểm của sắt vô cơ nên giá thành của sắt hữu cơ có phần cao hơn. 

Sắt hữu cơ sinh học 

Sắt hữu cơ sinh học là một loại sắt mới được nghiên cứu và xuất hiện trên thị trường trong thời gian gần đây. 

Sắt hữu cơ sinh học có thể coi là một loại sắt non-heme bởi chúng được chiết xuất trực tiếp từ thực vật. 

Hiện tại, sắt hữu cơ sinh học có thể coi là một loại sắt ưu việt nhất bởi sự hấp thu dinh dưỡng cao và độ an toàn, lành tính của chúng đối với cơ thể. 

Những ưu điểm vượt trội của sắt hữu cơ sinh học so với hai dòng sắt còn lại:

- Khả năng hấp thu cao, lên đến 90 - 95%. 

- Dòng sắt này có bản chất là khoáng hữu cơ sinh học nên không tương tác với các dưỡng chất khác trong cơ thể, do đó sinh khả dụng gần như tuyệt đối 100% nên dù sử dụng vời liều thấp cũng đem lại hiệu quả triệt để. 

- Quá trình đào thải lượng dư thừa của sắt diễn ra nhanh trong vòng 10 giờ đồng hồ nên không lo ion sắt tích tụ lại trong cơ thể gây ra táo bón, nóng trong hay các vấn đề khác liên quan đến đường tiêu hóa. 

- Sắt hữu cơ sinh học có cấu trúc hóa học đặc biệt nên không gây kích ứng niêm mạc dạ dày. 

- Được chiết xuất 100% từ thực vật nên mùi vị của sắt hữu cơ sinh học cũng dễ chịu hơn so với các dòng khác. 

Tuy nhiên, với khả năng khắc phục được những vấn đề của các dòng sắt khác thì nhược điểm của sắt hữu cơ sinh học chính là giá thành cao hơn so với sắt vô cơ và sắt hữu cơ. 

2.2. Sắt tổng hợp khác gì so với các dòng sắt còn lại

Sắt tổng hợp là sự kết hợp của sắt với nhiều loại vi dưỡng chất khác. Trong đó, người dùng có thể lựa chọn thành phần sắt có trong sắt tổng hợp là một trong ba dòng sắt vô cơ, sắt hữu cơ hoặc sắt hữu cơ sinh học. 

Tùy theo nhu cầu sử dụng, tình trạng sinh lý, bệnh lý của cơ thể và điều kiện kinh tế, người dùng có thể cân nhắc lắng nghe tư vấn của bác sĩ, dược sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng để có lựa chọn phù hợp nhất. 

3. Chuyên gia hướng dẫn cách bổ sung sắt tổng hợp cho bà bầu hiệu quả, an toàn

Bởi sắt là một vi dưỡng chất quan trọng cơ thể cần được cung cấp để đảm bảo sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi nên luôn được các chuyên gia khuyến cáo tích cực bổ sung đầy đủ. Tuy nhiên, không thể bổ sung sắt tổng hợp cho bà bầu một cách tùy tiện. Tại đây, chuyên gia dinh dưỡng nhà VHN Bio sẽ hướng dẫn cách sử dụng sắt tổng hợp cho bà bầu hiệu quả, an toàn nhất nhé!

3.1. Bổ sung sắt tổng hợp cho bà bầu với hàm lượng phù hợp

Nhu cầu sắt được tính toán dựa trên hai cấp độ giá trị sinh học của sắt trong khẩu phần ăn, thay đổi nhu cầu sắt ở phụ nữ có thai và hiệu chỉnh theo cân nặng nên có của người Việt Nam. Sắt do thức ăn cung cấp thường không đáp ứng được nhu cầu gia tăng trong suốt thời gian mang thai, cho con bú. Vì vậy, bà mẹ có thai cần được bổ sung viên sắt trong thời gian mang thai và ăn các thức ăn giàu sắt trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 28 - 42 mg nguyên tố sắt mỗi ngày phụ thuốc vào khả năng hấp thu của sắt. Cụ thể:

- Với sắt có khả năng hấp thụ khoảng 10%, mẹ bầu cần tăng lượng sắt nạp vào cơ thể, khoảng 42 mg/ngày. 

- Với sắt có khả năng hấp thụ khoảng 15%, lượng sắt mẹ bầu cần bổ sung cho cơ thể có thể giảm một chút, khoảng 28 mg/ngày.  

3.2. Bổ sung sắt tổng hợp cho bà bầu đúng thời điểm 

Việc bổ sung sắt tổng hợp cho bà bầu không chỉ hiệu quả khi sử dụng đúng liều mà còn cần uống đúng thời điểm. 

Các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ, thời điểm uống sắt tổng hợp cho bà bầu tốt nhất là vào sáng sớm, trước bữa ăn sáng khoảng 30 phút. Bởi vì:

- Quá trình hấp thu của sắt được bắt đầu tại dạ dày sau đó đến hành tá tràng và cuối cùng là ruột non. Đồng thời, sắt có tương tác với thức ăn sẽ làm giảm sự hấp thu dinh dưỡng nên sắt cần được bổ sung vào lúc đói. 

- Sáng sớm, sau khi được nghỉ ngơi bằng một giấc ngủ dài cũng là lúc hàm lượng sắt có trong cơ thể xuống mức thấp nhất, rất phù hợp để dung nạp thêm sắt. 

Tuy nhiên, với những người có tiền sử mắc bệnh liên quan đến dạ dày nên điều chỉnh thời gian uống sắt do sắt có pH thấp, dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Thời điểm thích hợp chính là 30 phút đến 1 tiếng sau khi ăn sáng. 

3.3. Kết hợp bổ sung sắt tổng hợp với chế độ ăn uống hợp lý

Để bổ sung đầy đủ và hiệu quả nhất lượng sắt cho cơ thể, không nên chỉ sử dụng sắt tổng hợp cho bà bầu mà các mẹ cần kết hợp bổ sung sắt từ nguồn dinh dưỡng tự nhiên thông qua chế độ ăn uống hợp lý. 

Dưới đây là 06 loại thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao mà các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên bổ sung đều đặn mỗi bữa ăn.

- Thịt đỏ là nguồn thực phẩm giàu nguyên tố sắt heme nhất, cũng rất phổ biến trong các bữa ăn gia đình như thịt lợn, thịt bò hoặc thịt dê, thịt cừu… Các loại thịt này tương đối dễ mua, chế biến cũng vô cùng đa dạng giúp cho mâm cơm của mẹ bầu phong phú hơn. 

- Các dòng hải sản có vỏ như ngao, sò, ốc, hến,... Trung bình trong 100 gram dòng hải sản nêu trên có đến 3 mg nguyên tố sắt, tương ứng 17% lượng sắt cần cung cấp trong một ngày. Ngoài ra, chúng còn cung cấp vitamin C và vitamin B12 giúp cho sắt hấp thu nhanh hơn vào cơ thể. 

- Nội tạng động vật, đặc biệt là gan có chứa hàm lượng sắt tương đối cao, phù hợp để bổ sung và làm phong phú thực đơn dinh dưỡng của mẹ bầu. Mỗi 100 gram gan lợn chứa đến 6.5 mg nguyên tố sắt, gấp đôi lượng sắt có trong các loại hải sản có vỏ. 

- Một loại thực phẩm cũng khá phổ biến trong mỗi bữa ăn của gia đình đó chính là cá. Lượng sắt có thể cung cấp cho cơ thể từ cá tương ứng khoảng 8% nhu cầu hàng ngày. Đặc biệt, với các dòng cá da trơn, ngoài sắt thì chúng còn là một nguồn thực phẩm rất giàu DHA - một acid béo không no có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển hệ thống não bộ và thị giác của thai nhi. 

- Rau lá xanh như rau cải xanh, súp lơ, rau muống, mồng tơi,... , đặc biệt là các loại đỗ, đậu là một nguồn thực phẩm vừa cung cấp chất xơ, vừa chứa nhiều sắt, đảm bảo đa dạng nguồn dưỡng chất trong mỗi bữa cơm của mẹ bầu. Các loại đậu, đỗ chứa một lượng sắt lớn tương tự như gan lợn. 

- Socola đen được dùng như một món ăn vặt đối với mẹ bầu nhưng lại cung cấp một lượng sắt rất lớn, lên đến 19% nhu cầu sắt hàng ngày của cơ thể. Socola đen còn rất hữu ích trong làm đẹp, chống lão hóa và hạn chế các bệnh về tim mạch cho mẹ bầu bởi chúng có chứa hàm lượng cao chất oxy hóa. 

4. Cần bổ sung sắt tổng hợp cho bà bầu trong bao lâu? 

“Cần bổ sung sắt tổng hợp cho bà bầu trong bao lâu?” là thắc mắc thường thấy nhất của các mẹ bầu. 

Khoáng chất sắt vốn dĩ đã có một vai trò quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt với bà bầu cần được cung cấp một lượng sắt lớn hơn để nuôi dưỡng thai nhi. Mỗi giai đoạn tăng trưởng của thai nhi đều cần sự có mặt của sắt cho sự hình thành cấu tạo cơ thể và sự phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ. Do đó, việc bổ sung sắt tổng hợp cho bà bầu cần thực hiện đều đặn, xuyên suốt trong quá trình mang thai. 

Để tốt hơn, việc bổ sung sắt tổng hợp cho bà bầu nên được duy trì đến tối thiểu 06 tháng sau sinh nhằm hỗ trợ mẹ bỉm:

- Hạn chế được tình trạng rụng tóc nhiều, móng tay hay bị xước, bị gãy…

- Cân bằng cảm xúc, hạn chế trạng thái mệt mỏi, cáu kỉnh,... dễ dẫn đến trầm cảm sau sinh. 

- Cung cấp đủ khoáng chất sắt cho trẻ qua sữa mẹ giúp trẻ phát triển tốt hơn về cân nặng và hệ miễn dịch.

Với một số bố mẹ đã đề sẵn kế hoạch sinh con nên cân nhắc bổ sung sắt tổng hợp cho bà bầu trước khoảng 3 đến 6 tháng trước thời điểm thụ thai để đảm bảo mẹ có một sức khỏe tốt nhất, cơ thể luôn có đầy đủ dưỡng chất, sẵn sàng mang thai. 

5. 03 dấu hiệu thường gặp khi bổ sung sắt tổng hợp cho bà bầu

Trong quá bổ sung sắt tổng hợp cho bà bầu, ngoài những lợi ích các mẹ cũng cần để ý đến những phản ứng do tác dụng phụ gây ra. 

- Táo bón là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất khi trong quá trình sử dụng sắt. Do lượng ion sắt được giải phóng ra quá nhiều nhưng cơ thể chưa hấp thu kịp nên tích tụ lại tại đường tiêu hóa gây ra táo bón. 

Để cải thiện tình trạng này, mẹ bầu nên bổ sung nhiều chất xơ hơn, ăn một số loại thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, chuối hay bưởi,... 

Nếu tình trạng táo bón tiếp tục kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để nhận sự hỗ trợ từ các bác sĩ. 

- Đi ngoài phân đen: Bản chất sắt có màu đen hoặc xám đen nên khi sử dụng, phân có dấu hiệu biến đổi màu sẫm hơn. Cũng có thể do hàm lượng sắt trong cơ thể mẹ bầu đang bị dư thừa, được đào thải ra ngoài theo đường tiêu hóa. Tuy nhiên tình trạng này sẽ hết khi ngừng sử dụng sắt nên mẹ bầu không cần quá lo lắng đâu nhé. 

- Buồn nôn, nôn: Sắt là một loại khoáng chất dễ gây kích thích hệ thống tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày nên tạo ra cảm giác buồn nôn và nôn. 

6. Những lưu ý khi bổ sung sắt tổng hợp cho bà bầu 

Khi bổ sung sắt tổng hợp cho bà bầu, các mẹ cần ghi nhớ những lưu ý sau để có cách sử dụng an toàn, hiệu quả hơn:

- Khi uống sắt cần uống với lượng nước lớn để dễ dàng hòa tan và giúp sắt hấp thu tốt hơn vào cơ thể, hạn chế được sự tích tụ lại tại hệ thống tiêu hóa, giảm thiểu được tình trạng nóng trong, táo bón. 

- Khi uống sắt có thể uống cùng với nước cam hoặc các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C sẽ hỗ trợ quá trình chuyển hóa sắt III thành sắt II nhanh hơn. 

- Đặc biệt lưu ý không sử dụng sắt cùng với canxi do canxi sẽ cản trở khả năng hấp thu của sắt. 

- Nếu sắt được nạp quá liều sẽ xảy ra ngay hiện tượng dư thừa sắt như ợ tanh, nước tiểu sẫm màu, phân có màu đen. Khi đó, mẹ bầu nên đến bác sĩ thăm khám để điều chỉnh liều lượng sắt phù hợp với thể trạng cơ thể. 

Trên đây là những thông tin tổng quát về sắt tổng hợp cho bà bầu mà các phụ nữ đã, đang và chuẩn bị mang thai cần thực sự lưu ý. 

Để được tư vấn kỹ hơn, bố mẹ vui lòng liên hệ HOTLINE 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.




 

Bài viết liên quan

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

MÁCH MẸ 05 GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM VIÊM PHẾ QUẢN CHO BÉ

Viêm phế quản là tình trạng viêm đường thở trong phổi, gây ra ho và sản xuất chất nhầy. Bệnh hay xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi,  thời tiết lạnh giá này chính là cơ hội tốt để virus xâm nhập vào cơ thể bé gây bệnh. Đặc biệt, các mẹ có con nhỏ đang bị nhiễm phế quản cần lưu ý những giải pháp trị dứt điểm cũng như phòng viêm phế quản tái phát  cho con nhé.

 

Chuyên gia hướng dẫn: Cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé