vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Sẽ nguy hiểm như thế nào khi cơ thể chúng ta “kháng kháng sinh”?

27/11/2020   1314 lượt xem

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định trong thông báo vào năm 2019 rằng kháng kháng sinh (AMR) chính là một trong 10 mối đe dọa sức khỏe cộng đồng mà nhân loại phải đối mặt. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh, thiếu nước sạch hay việc vệ sinh phòng ngừa và kiểm soát nhiễm không đảm bảo đã thúc đẩy sự lây lan của các vi sinh vật cũng như các mầm bệnh kháng thuốc. Nếu kháng sinh không còn phát huy tác dụng vốn có của nó, tỉ lệ thành công trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng, quá trình phẫu thuật và hóa trị ung thư sẽ gần như không thể. 

 

1. Thuốc kháng sinh là gì?

Thuốc kháng sinh là thuốc tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giảm viêm gây ra bởi vi khuẩn. Kháng sinh có tác dụng khác nhau trên từng loại vi khuẩn, một số kháng sinh có tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn được gọi là kháng sinh phổ rộng, một số loại khác tác dụng trên một số chủng vi khuẩn nhất định được gọi là phổ hẹp. Kháng sinh không thể tiêu diệt được virus!

2. Kháng kháng sinh là gì?

Hiện tượng kháng kháng sinh xảy ra khi vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng biến thể theo thời gian và không còn ứng với thuốc dẫn tới nhiễm trùng khó điều trị hơn và làm tăng nguy cơ lây lan bệnh, dẫn đến thời gian bị bệnh lâu hơn, chi phí điều trị cao hơn và nguy cơ tử vong cao hơn. Bởi vì kháng kháng sinh, nên ngày càng có nhiều các bệnh nhiễm trùng thông thường như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lao và các bệnh do thực phẩm gây nên càng trở nên khó điều trị hơn và đôi khi không thể điều trị được. 

> XEM THÊM:

- “Thổi bay” triệu chứng viêm họng không cần dùng kháng sinh   

- Mách mẹ cách trị ho nhanh cho bé không cần đến thuốc kháng sinh

- 15 Dưỡng chất & thảo mộc tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch trong mùa Covid-19

3. Tại sao kháng kháng sinh lại trở thành mối đe dọa toàn cầu?

Sự xuất hiện và lây lan của các mầm bệnh kháng thuốc đã đe dọa khả năng điều trị các bệnh nhiễm trùng thông thường của chúng ta. Đáng báo động là sự lây lan nhanh chóng trên toàn cầu của vi khuẩn đa kháng (còn được gọi là “siêu vi khuẩn”) như tụ cầu vàng (S.aureus), trực khuẩn mủ xanh (P.aeruginosa), E.coli, lậu cầu, vi khuẩn lao, vi khuẩn lỵ (Shigella)… gây ra các bệnh nhiễm trùng không thể điều trị được bằng các loại thuốc chống vi trùng hiện có như thuốc kháng sinh.

Năm 2019, WHO đã xác định được 32 loại kháng sinh trong quá trình phát triển lâm sàng nhằm giải quyết danh sách các tác nhân gây bệnh ưu tiên, trong đó chỉ có sáu loại được phân loại là cải tiến. Hơn nữa, việc thiếu khả năng tiếp cận với các chất kháng sinh chất lượng vẫn đang còn là một vấn đề lớn. Tình trạng thiếu kháng sinh đã và đang ảnh hưởng đến các quốc gia thuộc mọi trình độ phát triển, đặc biệt đến các hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Việc kháng kháng sinh là một mối hiểm họa to lớn bởi lẽ vi khuẩn gây bệnh không còn sợ hãi trước các vũ khí của con người. Lúc này, kháng sinh chỉ kìm hãm hoặc tiêu diệt được các vi khuẩn có lợi, còn những vi khuẩn kháng thuốc sẽ nhân lên nhanh chóng, lây lan và gây bệnh nhiễm khuẩn không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, nếu chúng ta không thay đổi cách sử dụng kháng sinh hiện nay, thì kể cả những công cụ hữu hiệu nhất để phòng ngừa và điều trị cũng trở nên vô hiệu. Các thủ tục y tế như phẫu thuật, bao gồm sinh mổ hoặc thay khớp háng, hóa trị ung thư và cấy ghép nội tạng sẽ trở nên rủi ro hơn.

4. Vì sao kháng kháng sinh ngày càng lan rộng ra cộng đồng?

Kháng kháng sinh thông thường xảy ra do biến đổi gen. Các sinh vật kháng kháng sinh được tìm thấy ở người, động vật, thực phẩm, thực vật và môi trường (nước, đất, không khí). Chúng có thể lây từ người sang người, từ người sang động vật (và ngược lại), kể cả từ thực phẩm có nguồn gốc động vật. Các nguyên nhân chính gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh bao gồm việc lạm dụng kháng sinh; thiếu nước sạch, vệ sinh, phòng chống lây nhiễm và dịch bệnh kém trong các cơ sở y tế và trang trại chăn nuôi; khả năng tiếp cận kém với các loại thuốc, vắc xin.

5. Bằng cách nào vi khuẩn có thể kháng kháng sinh?

Đầu tiên, vi khuẩn ngăn cản kháng sinh xâm nhập vào bên trong chúng bằng cách củng cố hoặc biến đổi cấu trúc các màng bảo vệ của chúng. Ví dụ như vi khuẩn Gram âm có lớp màng ngoài (outer membrane) để ngăn cản kháng sinh thấm vào bên trong. Sau đó vi khuẩn tạo ra các bơm đẩy để bơm kháng sinh ra ngoài. Ví dụ như trực khuẩn mủ xanh có thể tạo ra bơm đẩy nhóm kháng sinh quinolon, beta lactam dẫn đến kháng sinh bị vô hiệu hóa.

Tiếp đó, vi khuẩn sản xuất ra các men (enzymes) để phá hủy kháng sinh như các men penicillinase, beta lactamase phổ rộng, carbapenemase... Đây là cách thức phổ biến mà vi khuẩn tạo ra để chống lại hầu hết các nhóm kháng sinh. Ví dụ như Klebsiella pneumoniae sinh ra men carbapenemase KPC phá hủy nhóm carbapenem; Escherichia coli sinh beta lactamase phổ rộng ESBL kháng cephalosporin…

Sau cùng, vi khuẩn biến đổi cấu trúc các bộ phận của chúng, làm cho kháng sinh không nhận ra đích tác dụng. Ví dụ như thay đổi protein gắn penicillin PBP là cách mà vi khuẩn chống lại kháng sinh nhóm beta lactam. Đột biến gen mã hóa cho men DNA-gyrase là cách để kháng lại nhóm kháng sinh quinolon.

6. Làm thế nào để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh?

Hiện nay, kháng thuốc kháng sinh gia tăng chủ yếu do lạm dụng kháng sinh quá mức, sử dụng kháng sinh sai và các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn không được thực hiện tốt. Để tình trạng kháng kháng sinh không trở nên nghiêm trọng hơn, cần thực hiện tốt các nguyên tắc sau đây:

- Khi đã được bác sĩ khám và kê đơn mua thuốc kháng sinh thì cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự động thay đổi thuốc, thay đổi liều lượng hoặc thay đổi cách dùng thuốc khác với đơn của bác sĩ đã cho (ví dụ đổi thuốc kháng sinh hoặc dùng được vài ba hôm thấy hết sốt thì ngưng không dùng kháng sinh…). 

- Khi bị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn (bác sĩ đã xác định) thì bác sĩ cần cho bệnh nhân dùng một trong các loại thuốc có phổ hẹp ngay từ ban đầu, không nên cho kháng sinh phổ rộng dễ dẫn đến vi khuẩn kháng thuốc. Hiện nay, ở nhiều cơ sở đã có khả năng thử nghiệm xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh (gọi là kỹ thuật kháng sinh đồ), vì vậy bác sĩ nên dựa vào kết quả đó để lựa chọn kháng sinh cho thích hợp, trong trường hợp chưa có kỹ thuật này thì nên dựa vào phác đồ điều trị của Bộ Y tế để thực hiện. 

- Ngoài ra, bác sĩ kê đơn cũng cần dựa vào tính động học của thuốc kháng sinh, dựa vào tính chất của từng loại thuốc kháng sinh (ví dụ trẻ em không dùng những loại thuốc gì) và không nên dùng kháng sinh phổ rộng hay kháng sinh thế hệ mới ngay từ lần đầu tiên điều trị cho người bệnh. Nếu không tuân thủ các nguyên tắc cơ bản này thì rất dễ làm cho vi khuẩn ngày càng kháng lại thuốc kháng sinh. 

- Vấn đề diệt mầm bệnh vi khuẩn cũng đóng góp làm giảm sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn. Vì vậy, trong các cơ sở y tế cần có các biện pháp vô trùng và tiệt trùng một cách nghiêm ngặt để không cho vi khuẩn tồn tại, phát triển và lan rộng. Môi trường bệnh viện (khoa phòng, bệnh phòng, phòng mổ, phòng đẻ, phòng sơ sinh...), dụng cụ y tế, quần áo, chăn, màn dùng cho bệnh nhân luôn được vô trùng. Vô trùng và tiệt trùng trang thiết bị và dụng cụ y tế là những khâu hết sức quan trọng để tiêu diệt các loại mầm bệnh vì trong đó có vô vàn các loại vi khuẩn và vi khuẩn kháng thuốc.

Xã hội phát triển, y học phát triển nhưng không vì thế mà chúng ta ỷ lại vào bác sĩ hay bệnh viện, vì chung quy lại kháng sinh không phải là “thuốc tiên" chữa bách bệnh. Quan trọng nhất, tự bản thân phải ý thức được ăn uống sinh hoạt khoa học, lành mạnh, thường xuyên vệ sinh chân tay, ăn uống sạch sẽ, tránh tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh và tiêm phòng vắc xin đầy đủ. Đó mới là cách phòng bệnh tốt và an toàn nhất. 

Để được hỗ trợ tư vấn sức khỏe và bổ sung vi chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh tự nhiên, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Nguồn tài liệu tham khảo từ Who.int/

 

Bài viết liên quan

Mamavica - Sắt, DHA, Acid Folic - Bộ ba dưỡng chất vàng cho bà bầu

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Mamavica  là sản phẩm thuận tự nhiên an toàn, lành tính tiên phong ứng dụng công nghệ sinh học Bio Organic cho các mẹ trước, trong và sau sinh, người thiếu máu. Mamavica bổ sung bộ ba dưỡng chất vàng bao gồm: Sắt, DHA và Acid Folic được kết hợp trong một công thức tối ưu cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, mẹ bỉm, người thiếu máu. 

Ra mắt sản phẩm Scumin Gold - Công thức đột phá mới cho kẽm hữu cơ sinh học

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Sự ra đời của Scumin Gold là bước cải tiến đột phá mới bắt nguồn từ thành công của sản phẩm Scumin. Với công thức hoàn hảo kết hợp thành tỷ lệ vàng đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nhỏ, Scumin Gold hỗ trợ giúp ăn ngon, tăng cường tiêu hóa và bổ sung các vitamin cùng khoáng chất cho sức khỏe.

Scumin Gold - Kẽm hữu cơ sinh học từ mầm đậu xanh

Scumin Gold là thành tựu nghiên cứu tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ sinh học vào dược phẩm tại Việt Nam. Kế thừa thành công của dòng sản phẩm Scumin trước đây, phiên bản Scumin Gold là dòng cốm dinh dưỡng cung cấp các vi chất sinh học hữu cơ từ mầm đậu xanh độc quyền bao gồm kẽm, selen, đồng, mangan và đặc biệt là công thức các vitamin nhóm B, C theo tỷ lệ vàng chuẩn châu Âu.

Kẽm sinh học là gì? Sự thật về kẽm sinh học hữu cơ bố mẹ cần biết!

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Cụm từ “trẻ biếng ăn bổ sung kẽm” luôn là một chủ đề “hot” được bàn luận rôm rả trên các diễn đàn, hội nhóm bỉm sữa. Nhiều bố mẹ đã lựa chọn kẽm sinh học cho con. Đây chính dòng kẽm mới xuất hiện trên thị trường nhưng đã sớm khẳng định được vai  trò và những ưu điểm vượt trội so với các dòng kẽm trước đây. Hãy cùng VHN Bio tìm ra lý do vì sao kẽm sinh học lại đáng được yêu thích như vậy qua bài viết dưới đây.

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé