Có bé yêu là hạnh phúc lớn nhất của mỗi một người mẹ. Tuy nhiên, thời điểm mang thai cũng là thời điểm mà sức đề kháng của mẹ yếu nhất. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển ổn định của thai nhi. Vậy thì ăn gì tăng sức đề kháng cho bà bầu? Hôm nay, các chuyên gia dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng VHN Bio sẽ giải đáp chi tiết, mời các mẹ cùng theo dõi bài viết nhé!
Mang thai là giai đoạn mà mỗi một người mẹ cảm nhận được thiên chức của mình, là giai đoạn hạnh phúc nhất của mẹ khi có một sinh linh đang phát triển bên trong cơ thể. Thế nhưng, chính giai đoạn này là giai đoạn mà sức đề kháng của mẹ yếu nhất. Thời điểm này rất nhiều loại vi khuẩn sẽ tấn công mẹ bầu. Nó sẽ khiến cho mẹ dễ mắc loại bệnh thông thường cho đến những bệnh nguy hiểm.
Một số bệnh mà mẹ bầu có thể mắc phải khi hệ miễn dịch yếu như nhiễm trùng, viêm khớp dạng, lupus ban đỏ, cảm lạnh, tăng huyết áp… Đồng thời các mẹ cũng sẽ dễ bị viêm nhiễm.
Các bệnh này đều ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Nếu như tình trạng bệnh kéo dài mẹ phải dùng thuốc có thể sẽ khiến cho thai nhi bị dị tật hoặc bé sinh ra bị suy dinh dưỡng. Nguy hiểm hơn là có thể mẹ sẽ bị sảy thai... Do đó, việc chăm sóc và tăng sức đề kháng cho mẹ bầu là vô cùng quan trọng và cần thiết.
> XEM THÊM:
- Vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
- Chất dinh dưỡng vi lượng là gì?
- Những hậu quả của thiếu vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến tương lai con trẻ
Theo các chuyên gia, mẹ không nên tùy tiện uống thuốc để tăng sức đề kháng.
Có 4 cách chính để tăng sức đề kháng cho bà bầu. Chi tiết các cách như sau:
- Thứ nhất, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Nhu cầu về dinh dưỡng của những bà bầu cao hơn so với những người bình thường. Các mẹ phải chú ý xây dựng chế độ ăn uống cung cấp đủ năng lượng và các dưỡng chất cần thiết. Để tăng cường sức đề kháng trong các bữa ăn hàng ngày mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, giàu kẽm, thực phẩm giàu Omega - 3 và các loại thực phẩm giàu sắt.
- Thứ hai, nhất định phải vận động thường xuyên: Khi mang thai, cơ thể của mẹ sẽ phải thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ là nuôi dưỡng mẹ và nuôi dưỡng thai nhi. Chính vì thế, có những lúc mẹ cảm thấy như bị rút hết sức lực. Những bài vận động nhẹ nhàng sẽ đưa đến nguồn năng lượng tốt nhất cho mẹ. Mẹ bầu nên thực hiện các bài tập yoga, đi bộ hoặc bơi lội để duy trì cơ thể dẻo dai, tinh thần sảng khoái…. Các mẹ chú ý là không tập các bài tập mạnh và nên dành 15 - 30 phút mỗi ngày để vận động.
- Thứ ba, xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh: Chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp cho mẹ bầu luôn trong trạng thái tốt nhất để chống lại sự tấn công của các bệnh tật. Mẹ bầu nên ăn đúng bữa, lựa chọn thực đơn phong phú và đủ chất. Mẹ không được dùng các chất kích thích, phải luôn uống đủ nước. Ngoài ra, mẹ nên ngủ đúng giờ và giữ cho tinh thần lạc quan nhất.
- Thứ tư, tiêm phòng: Phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch yếu và có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng rất cao. Do đó, tiêm phòng cũng là cách tăng cường sức đề kháng, giúp bảo vệ mẹ và thai nhi trước các yếu tố gây bệnh. Mẹ có thể đến các cơ sở y tế để tiêm phòng nhé!
Dưới đây là danh sách các loại thức ăn giúp bà bầu tăng sức đề kháng được chuyên gia dinh dưỡng gợi ý. Mời các mẹ tham khảo:
Vai trò của sắt trong máu, hệ miễn dịch của bà bầu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc bổ sung nguồn thực phẩm giàu sắt sẽ làm cho các tế bào máu được tăng cao, hệ thống miễn dịch được tăng cường.
Cơ thể không đủ sắt, mẹ bầu sẽ luôn có cảm giác mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, xanh xao. Do đó, trong quá trình mang bầu, câu trả lời cho việc ăn gì tăng sức đề kháng cho mẹ đó là bổ sung thêm nguồn thực phẩm giàu sắt.
Các thực phẩm giàu sắt được khuyến nghị cho mẹ bầu như thịt đỏ, thịt gà, các loại rau xanh, đậu….
Đáp án tiếp theo cho câu hỏi ăn gì tăng sức đề kháng cho bà bầu là bổ sung thêm nguồn thực phẩm giàu vitamin C.
Cảm cúm, sốt, viêm họng hay phát ban là những căn bệnh dễ mắc nhất ở bà bầu, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi đột ngột. Cách tốt nhất để mẹ tránh nhiễm bệnh chính là tăng cường sức đề kháng cơ thể bằng cách bổ sung nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin C.
Vitamin C giúp cho khả năng làm việc của các tế bào bạch cầu tốt hơn. Từ đây, hệ thống miễn dịch của mẹ bầu sẽ trở nên chắc chắn hơn, ngăn ngừa tốt sự tấn công của virus. Khả năng diệt khuẩn và chống lại các tác nhân gây hại cũng từ đó được năng lên.
Các thực phẩm giàu vitamin C rất quen thuộc với cuộc sống mẹ bầu như cam, chanh, quýt, ớt chuông, bưởi…
Vitamin A từ trước đến nay vẫn được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao ở vai trò tăng cường khả năng hệ miễn dịch của con người.
Thiếu vitamin A, cơ thể sẽ bị giảm sút sức đề kháng. Mẹ bầu sẽ rất dễ bị mắc bệnh, dễ bị nhiễm trùng nặng đặc biệt là các bệnh về tiêu chảy, sởi. Ngoài ra, thiếu vitamin A mẹ cũng sẽ dễ mắc các loại bệnh như uốn ván, lao… Do đó, quá trình mang thai để có được sức khỏe tốt nhất mẹ nên bổ sung các loại củ quả có màu cam nhạt như cà rốt, bí ngô, mơ, xoài, rau xanh đậm. Những thực phẩm này đều chứa nhiều chất vitamin A, khi đưa vào cơ thể sẽ giúp cho hệ hô hấp của mẹ được khỏe mạnh.
Tuy nhiên, một lưu ý dành cho các mẹ rằng không được bổ sung quá nhiều các thực phẩm giàu vitamin A. Khả năng tăng sức đề kháng, cải thiện miễn dịch của vitamin A không thể phủ nhận nếu như nó được bổ sung đủ lượng. Trường hợp dư thừa vitamin A sẽ có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Các mẹ nên lưu ý điều này nhé, tuyệt đối không được lạm dụng nguồn vitamin A.
Một gợi ý tiếp theo cho câu hỏi ăn gì tăng sức đề kháng cho bà bầu là bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm.
Kẽm được biết đến là một chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng trong cơ thể con người. Nó giúp cho sức đề kháng được tăng cường, các tế bào bạch cầu phát triển, tế bào miễn dịch sẽ nhận biết nhanh và tiêu diệt vi khuẩn, virus mang bệnh.
Thiếu kẽm làm cho mẹ bầu có nguy cơ mắc các loại bệnh truyền nhiễm cao hơn. Các thực phẩm giàu kẽm được khuyến nghị sử dụng như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn nạc, thịt gà, sò, củ cải, lòng đỏ trứng gà….
Qua những chia sẻ trên đây, chắc hẳn các mẹ bầu đã biết nên và không nên ăn gì khi mang bầu. Nếu cần được hỗ trợ tư vấn dinh dưỡng và cách tăng sức đề kháng cho mẹ bầu, các mẹ có thể kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn / Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé