vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Tại sao mẹ bầu phải uống vi chất dinh dưỡng khi mang thai?

12/08/2020   2600 lượt xem

Vì sao mẹ bầu phải uống vi chất dinh dưỡng khi mang thai? Những vi chất nào mẹ cần được bổ sung hàng ngày? Các chuyên gia dinh dưỡng ở Viện Dinh dưỡng VHN Bio sẽ giải đáp cho các mẹ ở bài viết dưới đây! Mời các mẹ cùng tìm hiểu nhé!

1. Tại sao mẹ bầu phải uống vi chất dinh dưỡng khi mang thai?

Có thể nói chế độ dinh dưỡng của bà bầu trong suốt quá trình mang thai rất quan trọng. Nó chính là cơ sở, là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Thực phẩm trong những bữa ăn hàng ngày không thể cung cấp được tất cả các dưỡng chất cho mẹ và thai nhi.

Đối với mỗi cơ thể, nhu cầu về các loại vi chất dinh dưỡng khác nhau. Mặc dù nó chỉ chiếm lượng nhỏ trong cơ thể nhưng lại vô cùng quan trọng. Nếu mẹ bầu uống vi chất dinh dưỡng khi mang thai sẽ giúp thai nhi phát triển tốt hơn, bé yêu ra đời khỏe mạnh hơn. Ngược lại, nếu thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng cả mẹ và thai nhi đều bị ảnh hưởng xấu.

Do đó, ngoài các thực phẩm chính như đạm, tinh bột, chất béo, chất xơ thì mẹ cần uống vi chất dinh dưỡng khi mang thai để bé sinh ra khỏe mạnh và thông minh.

> XEM THÊM:

- Tại sao bà bầu cần tăng sức đề kháng? Ăn gì tăng sức đề kháng cho bà bầu?

- Vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

- Không phải ai cũng biết: Chất dinh dưỡng là gì?

 

2. Những vi chất dinh dưỡng mẹ cần bổ sung

Mẹ bầu uống vi chất dinh dưỡng hàng ngày để bổ sung được nguồn vi chất cần thiết. 5 vi chất dinh dưỡng thiết yếu mà mẹ cần bổ sung vào cơ thể.

2.1. Acid folic

Đây là một loại vitamin cần thiết và quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Nó có vai trò trong quá trình cấu tạo và phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi. Mẹ uống vi chất dinh dưỡng khi mang thai tuyệt đối không được bỏ qua acid folic.

Nếu thiếu vi chất này, quá trình tạo máu cũng như phát triển thai nhi sẽ bị ảnh hưởng. Đó có thể là cân nặng của bé thấp, nguy cơ dị tật ở ống thần kinh,hay bị bại liệt…. cũng có thể dẫn đến thai chết lưu.

Acid folic có rất nhiều trong các loại thực phẩm như gan động vật, cà chua, các loại rau muống, rau ngót…. Hàm lượng vi chất này phụ thuộc vào khả năng hấp thu của mỗi một người. Do đó, trong thai kỳ mẹ nên bổ sung bằng đường uống. Và nên bổ trung trước khi mang thai ít nhất một tháng mẹ nhé!

 

2.2. Sắt - Vi chất dinh dưỡng khi mang thai không được bỏ qua

Nhu cầu về vi chất sắt ở phụ nữ tăng lên bắt đầu từ giai đoạn dậy thì cho đến thời kỳ mãn kinh. Đối với mẹ bầu, nhu cầu về vi chất sắt cao hơn rất nhiều vì phải đồng thời bổ sung cho thai nhi.

Sắt có tác dụng tham gia vào quá trình tạo huyết cầu tố, tạo ra yếu tố miễn dịch và hỗ trợ khả năng nhận thức của mỗi con người. Thiếu sắt gây thiếu máu và ngăn cản sự phát triển của thai nhi. Trẻ sinh ra thường bị còi cọc, thiếu cân, tỷ lệ tử vong của những bé thiếu sắt rất cao. Do đó, mẹ uống vi chất dinh dưỡng khi mang thai cần thiết phải bổ sung sắt.

Các mẹ bầu lưu ý là không được uống các loại trà đặc khi bổ sung sắt nhé! Vì nó sẽ giảm đi sự hấp thụ sắt.

2.3. Canxi

Canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành răng và xương của bào thai. Nếu như thiếu hụt canxi thai nhi sẽ bị còi xương, kém phát triển, xương yếu ớt… Canxi có thể bổ sung bằng cách ăn nhiều thực phẩm và bổ sung bằng cách uống vi chất dinh dưỡng khi mang thai.

Các loại thức ăn chứa nhiều canxi như tôm, cua, cá, rau cần, súp lơ xanh….. Khi uống vi chất dinh dưỡng mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé! Bởi vì thừa canxi cũng gây ra nhiều rắc rối cho cơ thể.

 

2.4. I-ốt

Nếu không được cung cấp đủ i-ốt trong quá trình mang thai thì sự phát triển trí tuệ ở trẻ sẽ bị giảm đi. Nguy cơ tai biến sản khoa tăng lên nhiều lần. Những đứa bé sinh ra thiếu i-ốt có nguy cơ bị suy tuyến giáp bẩm sinh. Do đó, mẹ nên dùng muối i-ốt hàng ngày. Hoặc mẹ nên uống vi chất dinh dưỡng khi mang thai có thành phần muối để cung cấp đủ cho thai nhi.

2.5. Kẽm

Trong danh sách uống vi chất dinh dưỡng khi mang thai của mẹ không được thiếu kẽm. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các enzym giúp chuyển hóa đường, lipid, protein, acid nucleic. 

Thiếu kẽm, hoóc môn tăng trưởng sẽ bị ảnh hưởng, quá trình chuyển dạ ở mẹ bị kéo dài, khi sinh chảy máu nhiều. Thiếu kẽm cũng làm tăng nguy cơ sảy thai do bong rau non, làm suy giảm dinh dưỡng bào thai, thai nhi bị nứt đốt sống….

Do vậy, các mẹ cần chú ý bổ sung lượng kẽm đủ cho cơ thể và cho thai nhi nhé!

 

Để tìm hiểu kỹ hơn về cách chăm sóc bà bầu, chăm sóc sức khỏe thai nhi cũng như được tư vấn về các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, sức đề kháng cơ thể, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: website: http://vhnbio.vn / Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.

 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé