Mùa hè sôi động đã đến nhưng con lại trở nên biếng ăn, mỏi mệt và lười hoạt động thì phải làm sao? Liệu có phải do bé thiếu sắt và thiếu các chất dinh dưỡng hay không? Nếu mẹ đang lo lắng cho con trẻ thì hãy đọc ngay bài viết này của VHN Bio để được mách các bí quyết bổ sung sắt cho trẻ ăn dặm mẹ nhé!
Độ tuổi thích hợp để mẹ cho trẻ ăn dặm
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu tiên bởi sữa mẹ đủ các chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, sau 6 tháng, bên cạnh sữa mẹ thì con trẻ cần được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng từ các thực phẩm bên ngoài để đáp ứng tốc độ tăng trưởng nhanh.
Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm là:
- Trẻ vẫn bị đói sau khi đã bú mẹ đủ 8-10 cữ, hoặc 1000ml sữa mỗi ngày.
- Trẻ đã biết giữ đầu thẳng và có khả năng tự ngồi
- Trẻ đã biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa. Có hứng thú đối với các loại thức ăn mẹ đưa
- Cân nặng đã tăng và thường gấp đôi so với lúc trẻ mới sinh.
Nếu nhận thấy con trẻ ở độ tuổi ăn dặm, mẹ hãy sắm sửa ngay cho mình những bí quyết dinh dưỡng để bổ sung sắt cho trẻ ăn dặm cùng với thực đơn giàu các chất.
Tại sao cần bổ sung sắt cho trẻ ăn dặm
Trẻ ăn dặm khi bước sang giai đoạn 6 tháng tuổi. Lúc này, lượng sắt dự trữ trong cơ thể của bé từ khi còn trong bụng mẹ và được tiếp nhận từ sữa mẹ không còn đủ cho cơ thể của con. Sự phát triển vượt trội về thể chất và các hoạt động của trẻ khiến con dễ thiếu hụt sắt. Nếu mẹ chỉ cho con sử dụng một chế độ dinh dưỡng ăn dặm thiếu sắt thì con trẻ sẽ bị thiếu sắt.
Vậy sắt có gì mà lại quan trọng với cơ thể bé đến vậy mẹ nhỉ?
Câu trả lời chính là, sắt là nguyên tố vi lượng cực kỳ cần thiết cho cơ thể của trẻ. Sắt tham gia cấu tạo nên Hemoglobin – chất vận chuyển oxy từ máu đến các tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, sắt còn tham gia cấu tạo nên một số enzyme oxy hóa khử như catalase, peroxidase, cytochrome, tăng cường hệ miễn dịch,…
Sắt cần thiết cho tất cả các độ tuổi, nhưng đặc biệt vô cùng quan trọng đối với trẻ em. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nhu cầu sắt ở trẻ còn bú mẹ cao gấp 7 lần so với người lớn tính theo trọng lượng cơ thể. Thiếu sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, khiến trẻ hay hoa mắt chóng mặt, cơ bắp yếu, mệt mỏi, nhịp tim nhanh. Ở độ tuổi phát triển nhưng con lại hay chán ăn, thiếu tập trung, xanh xao và chậm lớn, còi cọc. Nếu thiếu sắt kéo dài, trẻ không chỉ gặp những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến cả trí tuệ và tương lai của con trẻ.
Bổ sung sắt cho trẻ ăn dặm là cách để bổ sung lượng sắt thiếu hụt trong cơ thể trẻ, giúp con có được năng lượng để phát triển thể chất, trí não.
Mách mẹ cách bổ sung sắt cho trẻ ăn dặm
VHN Bio xin giới thiệu đến các mẹ một số loại thực phẩm chứa hàm lượng sắt dồi dào, giúp thực đơn của con thêm phần thơm ngon và đầy đủ các chất dinh dưỡng:
Các loại rau có màu xanh đậm: Các loại rau như rau chân vịt, cải, bina… là những thực phẩm giàu sắt, vitamin, các loại khoáng chất quan trọng như beta-carotene, folate, canxi,… mà mẹ không thể bỏ qua. Mẹ hãy nấu súp hoặc các loại cháo loãng để con có thể được cung cấp các loại rau tốt cho hệ tiêu hóa. Nếu trẻ biếng ăn rau, hãy kết hợp các món lại với nhau mẹ nhé.
Hải sản: Hải sản là nguồn bổ sung sắt cho trẻ ăn dặm vô cùng phong phú. Những loại hải sản như tôm, cua, cá, nghêu, sò huyết,… Trong thành phần của hải sản chứa nhiều dưỡng chất cho bé yêu, trong đó có sắt giúp bổ não, phát triển thể chất toàn diện.
Gan: gan của các loại động vật như gà, lợn, cừu, bò chứa hàm lượng sắt cao, đặc biệt là gan bò. Bổ sung gan trong khẩu phần ăn để con ngon miệng, lớn khỏe.
Thịt đỏ: Nhắc tới sắt thì không thể không nhắc tới các loại thịt đỏ. Thịt với hương vị thơm ngon và nguồn chất dinh dưỡng cao là thực phẩm thường xuyên có mặt trong thực đơn ăn dặm của trẻ.
Socola đen: Thay vì sử dụng các thức ăn vặt chế biến sẵn, dầu mỡ và có hại thì socola đen chính là một món ăn nhẹ ngon miệng bổ sung sắt cho trẻ ăn dặm hiệu quả. Cứ một thanh socola có thể cung cấp tới 2mg sắt, tương đươc 28% lượng sắt cần thiết cho trẻ.
Trái cây: Tất cả các loại trái cây đều chứa nhiều vitamin C, giúp tăng hiệu quả hấp thụ sắt cho cơ thể của con. Trái cây có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa và an toàn hơn bất kỳ các loại thực phẩm nào khác.
Trên đây là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe của con. Nếu con trẻ trở nên biếng ăn và thiếu máu thiếu sắt trong độ tuổi ăn dặm, mẹ hãy xem lại chế độ dinh dưỡng của con và tìm đến tư vấn của các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng.
Nhằm giúp cho con có một mùa hè sôi động, lớn khỏe và ăn nhiều, VHN Bio xin giới thiệu đến mẹ dòng sản phẩm SMARTY – cung cấp sắt hiệu quả, là người bạn thông thái đồng hành cùng mẹ trên con đường phát triển của con.
Với đặc điểm hoàn toàn lành tính, khả năng hấp thụ cao cùng với công nghệ sản xuất tiên tiến từ Hoa Kỳ, SMARTY tự hào trở thành người bạn đồng hành trên con đường lớn lên của trẻ.
Nếu mẹ vẫn đang băn khoăn trong việc lựa chọn thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ ăn dặm, hãy liên hệ với VHN Bio ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp thắc mắc. Hàng triệu người mẹ Việt Nam đã tin tưởng và sử dụng sản phẩm “thuận tự nhiên” của chúng tôi, còn bạn thì sao?
Để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm Smarty, mẹ vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. Hoặc tìm hiểu thêm thông qua website: http://vhnbio.vn / Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio. Sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé