Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể, nhằm làm sạch cổ họng, tống các phần tử lạ, vi khuẩn, chất kích thích, chất lỏng hay chất nhầy ra khỏi phổi một cách nhanh chóng. Ho có thể được thực hiện là một phản xạ tự nhiên hoặc có chủ ý. Ho là dấu hiệu bình thường và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, ho là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về ho, nguyên nhân gây ho, cách chẩn đoán và chữa ho hiệu quả .
Phản xạ ho gồm 3 giai đoạn, bao gồm
- Hít vào.
- Tăng áp lực trong cổ họng và phổi, các dây thanh âm đóng lại.
- Dây thanh âm mở ra, luồng khí mạnh thoát ra kèm theo âm thanh đặc trưng của ho.
Nếu bạn ho nhiều, đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Nhiều cơn ho là triệu chứng của các bệnh thông thường, cảm lạnh, hay các bệnh truyền nhiễm.
> XEM THÊM:
- Mẹ muốn xử lý khi trẻ bị viêm đường hô hấp nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu?
- Chữa viêm họng viêm xoang và những điều bạn cần biết
- Cách chữa viêm họng thông thường nhưng đạt 96,1% hiệu quả mà bạn nên biết!
Phần lớn các cơn ho bắt nguồn từ nguyên nhân virus và không cần điều trị.
Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng đường hô hấp trên và cổ họng bao gồm: cúm, cảm lạnh thông thường, viêm thanh quản.
Nếu nhiễm trùng đường hô hấp dưới, phổi nhiễm trùng gây nên tình trạng viêm phế quản hoặc viêm phổi.
Ho mãn tính có thể do:
- Hút thuốc lá.
- Chất nhầy chảy xuống cổ họng từ phía sau mũi.
- GERD (Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản).
- Hen suyễn.
- Sử dụng một số loại thuốc (ví dụ thuốc ức chế men chuyển).
Ho mãn tính ở trẻ em thường do hen suyễn, nhưng cũng có thể do các bệnh như chảy nước mũi sau hoặc GERD. Các nguyên nhân ít phổ biến hơn gây ho mãn tính ở người lớn bao gồm lao, nấm phổi hay ung thư phổi.
Nếu ho kéo dài trong vòng 3 tuần không cải thiện, bạn nên đến gặp bác sĩ.
Trong hầu hết các trường hợp, cơn ho sẽ không có gì nghiêm trọng, nhưng trong một số trường hợp khác, ho có thể là dấu hiệu của bệnh lý cần điều trị như ung thư phổi, suy tim. Hãy đến các cơ sở y tế thăm khám nếu như dấu hiệu ho kèm theo:
- Cơn ho ngày càng nặng hơn.
- Có sưng hoặc u cục nổi ở vùng cổ.
- Giảm cân.
- Ho dữ dội.
- Khó nuốt.
- Những thay đổi dài hạn của âm thanh giọng nói.
- Ho ra máu.
- Khó thở.
- Đau ngực.
- Sốt không giảm.
Nếu ho do cảm lạnh thông thường hoặc cảm cúm, lời khuyên chung cho bạn là nghỉ ngơi, uống nhiều nước và để bệnh tự hết. Phần lớn các trường hợp, ho sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần.
Ho do nhiễm siêu vi kéo dài hơn vài tuần và cần được chăm sóc y tế. Bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm để chẩn đoán như chụp X quang, lấy mẫu đơn để gửi phòng thí nghiệm phân tích. Từ đó xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng.
Bạn cũng có thể được yêu cầu thở vào và thở ra bằng một ống gắn với máy để xác định đường thở có bị tắc nghẽn hay không. Xét nghiệm này gọi là đo phế dung, thường dùng trong trường hợp hen suyễn hoặc khí phế thũng.
Cách tốt nhất để điều trị ho do nhiễm virus là tăng cường sức khỏe miễn dịch của bạn để cơn ho tự khỏi. Lý do là bởi ho do virus điều trị bằng thuốc kháng sinh không hiệu quả. Các thuốc chủ yếu dùng để điều trị triệu chứng: codein, dextromethorphan và các thuốc giảm ho khác.
Bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà như:
- Mật ong: Mật ong giúp làm giảm kích ứng niêm mạc họng, giúp làm dịu nhẹ cổ họng, giảm đau rát và giảm ho.
- Thuốc ho, thuốc ức chế ho: Các loại thuốc ho, thuốc ức chế ho làm ngăn chặn phản xạ ho, giảm ho. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý mua sử dụng tại nhà nếu không được chỉ định của bác sĩ.
- Uống nhiều nước: Nước giúp làm loãng chất nhầy trong mũi và cổ họng, giúp cơn ho giảm đi nhanh chóng.
- Súc miệng nước muối: Nước muối làm sạch miệng và cổ họng, tiêu diệt các tác nhân gây ho. Nhờ vậy mà cơn ho giảm thiểu đáng kể.
- Trà gừng: gừng là một trong những nguyên liệu hoàn hảo để chống lại các cơn ho, đặc biệt là ho dai dẳng lâu ngày. Sử dụng một nhánh gừng trong tách trà của mình, bạn có thể tránh cảm lạnh và giảm ho.
Xem thêm : Chữa ho bằng lá hẹ
Ho bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, gây nên những khó chịu và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Tìm hiểu nguyên nhân gây ho giúp bạn phòng ngừa và điều trị ho hiệu quả hơn. Để được hỗ trợ tư vấn và lựa chọn sản phẩm điều trị ho an toàn, hiệu quả, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.
Nguồn tài liệu tham khảo từ Medicalnewstoday.com
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé