vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Tất tần tật những điều cần biết về vitamin và khoáng chất cho trẻ

26/11/2020   3247 lượt xem

Vitamin và khoáng chất là những chất dinh dưỡng thiết yếu, tham gia vào quá trình cấu tạo tế bào của trẻ, cung cấp và hỗ trợ chuyển hoá năng lượng duy trì hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, rất nhiều bà mẹ vẫn đang lo ngại không biết có những loại vitamin nào? Công dụng của chúng là gì? Bên cạnh vitamin, trẻ cần những loại khoáng chất nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về hai yếu tố vô cùng quan trọng này các mẹ nhé.

1. Vai trò của vitamin và khoáng chất

Vitamin là những hợp chất hữu cơ mà tế bào người và động vật không thể tự tổng hợp (trừ vitamin D), có mặt trong thức ăn với số lượng nhỏ, nhưng rất cần thiết cho một số phản ứng chuyển hóa giúp duy trì sự phát triển và sự sống bình thường của cơ thể. Khi trẻ bị thiếu hụt vitamin sẽ chậm lớn, mắc một số bệnh, chẳng hạn: thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa; thiếu vitamin B1 dễ bị phù, viêm các dây thần kinh, suy tim…

Khoáng chất cũng tham gia vào cấu tạo tế bào, tham gia các hoạt động sống và đặc biệt quan trọng trong việc cân bằng các chất lỏng, duy trì sự phát triển của răng, xương, cơ cũng như hỗ trợ cho chức năng của hệ thần kinh. Đây cũng là những chất mà cơ thể không tự sản xuất ra được. Chất khoáng được cung cấp chủ yếu qua đường ăn uống. Một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng cho sẽ đảm bảo trẻ tăng trưởng, phát triển và có một hệ miễn dịch tốt. 

> XEM THÊM:

- 16 loại thực phẩm giàu khoáng chất cho cơ thể

- Những hậu quả của thiếu vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến tương lai con trẻ

- Hướng dẫn cách lựa chọn sản phẩm bổ sung vi chất an toàn

Tham gia Group Zalo để nhận thêm tài liệu về chăm sóc bé và kết nối trực tiếp với chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio

2. Các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu

2.1. Vitamin

Dựa vào tính chất hòa tan trong nước hay dầu các vitamin được xếp thành 2 nhóm: Các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K) và các vitamin tan trong nước (vitamin nhóm B và vitamin C).

Các vitamin tan trong dầu

- Vitamin A: Được biết đến rộng rãi vì tầm quan trọng của nó đối với thị lực. Vitamin A cũng hỗ trợ hệ thống miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống oxy hóa… Vitamin A có ở gan, thịt, sữa, trứng, quả cam và các loại rau như cà rốt và khoai lang. 

- Vitamin D: Vitamin D vừa là chất dinh dưỡng trong thực phẩm vừa là hormone mà cơ thể chúng ta tạo ra khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, giữ cho xương luôn chắc khỏe. Ngoài ra, vitamin D còn giúp ngăn ngừa và điều trị một số vấn đề sức khỏe lâu dài nghiêm trọng, chẳng hạn như loãng xương, bệnh tim, một số bệnh ung thư và bệnh đa xơ cứng. Các nguồn cung cấp vitamin D tốt nhất trong chế độ ăn uống là các loại cá béo, chẳng hạn như cá hồi, cá ngừ và cá thu; các sản phẩm sữa tăng cường và ngũ cốc ăn sáng.

- Vitamin E: Vitamin E được sử dụng để giao tiếp tế bào, tăng cường hệ thống miễn dịch và hình thành các tế bào hồng cầu. Vitamin E được tìm thấy trong dầu hướng dương và dầu hạt cải, bơ thực vật, hạt và quả hạch.

- Vitamin K: Vitamin K là tên nhóm của một số hợp chất giúp cơ thể tạo ra protein cần thiết cho quá trình đông máu. Thiếu vitamin K khiến máu bị khó đông, các vết thương sẽ bị chảy máu liên tục. Do vai trò này, vitamin K được sử dụng để đảo ngược tác dụng chống đông máu của thuốc làm loãng máu khi tiêm quá nhiều. Vitamin K cũng được cung cấp cho trẻ sơ sinh không có đủ vitamin K tự nhiên để ngăn ngừa các vấn đề về đông máu. Vitamin K có thể được tìm thấy trong các loại rau lá xanh, các loại rau họ cải (như bông cải xanh hoặc bắp cải), cá, gan, thịt và trứng.

Vitamin A, D, E và K là những vitamin tan trong chất béo, liên kết với chất béo trong dạ dày và sau đó được lưu trữ trong các mô mỡ và gan. Những loại vitamin này không được đào thải ra ngoài một cách dễ dàng. Tuy nhiên, khi quá hạn mức cho phép, chúng có thể tích tụ trong cơ thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.

Các vitamin tan trong nước

Các vitamin tan trong nước gồm vitamin nhóm B và vitamin C, đảm nhiệm vai trò chính giúp giải phóng năng lượng có trong thực phẩm mà chúng ta ăn vào, giữ cho các mô luôn khỏe mạnh.

- Vitamin B1 (Thiamin): Biến thức ăn thành năng lượng để cơ thể hoạt động. Giữ cho da, tóc, cơ bắp và hệ thần kinh khỏe mạnh. Vitamin B1 có nhiều trong cá, thịt, chất chiết xuất từ ​​nấm men (như Vegemite), bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc ăn liền. 

- Vitamin B2 (Riboflavin) và vitamin B3 (Niacin): Chức năng khá tương tự với vitamin B1, cùng nhau chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Cũng là vitamin không thể thiếu trong bảo vệ sự khỏe mạnh của da, tóc, cơ bắp và não bộ. Vitamin B2 và B3 có nhiều trong sữa, sữa chua, pho-mát, chất chiết xuất từ ​​nấm men (như Vegemite), bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc ăn liền

Vitamin B6 (Pyridoxine): Giúp giải phóng năng lượng từ protein, tạo hồng cầu và giúp não khỏe hơn. Cải thiện sự thèm ăn và cảm xúc của con người. Tăng cường khả năng nhận thức và chức năng miễn dịch. Ăn nhiều thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt, rau, các loại hạt và trái cây như chuối, dưa hấu sẽ không thiếu vitamin này.

Vitamin B12 (Cobalamin): Tương tự như vitamin B6, vitamin B12 cũng giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch ở người trưởng thành. Tham gia hình thành tế bào mới giúp cơ thể phát triển. Bảo vệ tế bào thần kinh, thúc đẩy phát triển hệ thần kinh. Tạo hồng cầu. Ăn nhiều thịt, cá, rau xanh và trái cây, trẻ sẽ không bị thiếu loại vitamin này. 

- Vitamin C (Ascorbic acid): Ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin C có thể làm giảm nguy cơ ung thư sau này, đặc biệt là các loại ung thư ở miệng, thực quản, dạ dày và vú. Giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể (cườm khô).

 

Vitamin C còn có vai trò giúp cho da săn chắc, lành vết thương nhanh chóng. Bên cạnh đó, vitamin C cũng hỗ trợ dẫn truyền thần kinh, chống lão hóa, bảo vệ tế bào tăng cường hệ miễn dịch. Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm trái cây họ cam quýt, dâu tây, quả việt quất, bông cải xanh, ớt xanh, rau bina và cà chua.4

Các vitamin B và C hòa tan trong nước và di chuyển trong cơ thể dễ dàng hơn các vitamin tan trong chất béo. Các vitamin tan trong nước không được lưu trữ trong cơ thể; bạn cần cung cấp liên tục chúng trong chế độ ăn uống của mình. Khi uống quá mức, các vitamin hòa tan trong nước sẽ được loại bỏ khỏi cơ thể qua nước tiểu. 

2.2. Khoáng chất

- Canxi

Canxi là một loại khoáng chất có vai trò rất quan trọng trong cơ thể người. Trong cơ thể 99% lượng canxi tồn tại trong xương, răng, móng và 1% trong máu. Canxi kết hợp với photpho là thành phần cấu tạo cơ bản của xương và răng, làm cho xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, canxi còn cần cho quá trình hoạt động của thần kinh cơ, hoạt động của tim, chuyển hoá của tế bào và quá trình đông máu. 

Các thực phẩm giàu canxi như: Tôm, cua, cá, ốc, vừng, đậu nành, mộc nhĩ, rau ngót, các loại sữa và chế phẩm từ sữa… Sữa và những chế phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát là nguồn cung cấp protein, canxi, vitamin và các chất khoáng với chất lượng cao và dễ hấp thu.

- I-ốt

Đây là một thành phần quan trọng trong hormone tuyến giáp – giúp điều hòa nhiệt độ cho trẻ, tăng cường chức năng thần kinh và cơ, sinh dục và phát triển, đồng thời giúp kiểm soát các tế bào tạo ra năng lượng và sử dụng oxy. Thiếu i-ốt sẽ dẫn tới giảm hoạt tuyến giáp, được đặc trưng bởi dấu hiệu rụng lông, táo bón, vàng da, sợ lạnh, tăng cholesterol, bướu cổ… Nếu trẻ được bổ sung i-ốt đầy đủ sẽ cải thiện được hoạt động trí tuệ và không có dấu hiệu của giảm hoạt giáp.

Trứng, sữa chứa hàm lượng iốt cao (4-90 μg/kg), sau đó là các loại thịt. Cá nước ngọt có hàm lượng iốt tương đương hoặc thấp hơn so với các loại thịt. Thực vật có hàm lượng iốt thấp nhất. Ngoài ra, trong muối có hàm lượng iốt lớn. 

 - Sắt

Sắt đặc biệt quan trọng khi giúp sản xuất hồng cầu, hỗ trợ hoạt động của não và vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Ăn nhiều thịt nạc và hải sản, các loại hạt, đậu và thực phẩm tăng cường sẽ không lo bị thiếu sắt. Thiếu sắt sẽ gây thiếu máu, rụng tóc, đau đầu chóng mặt.

Nếu lượng sắt trong máu thấp, bác sĩ có thể đề nghị bổ sung sắt. Uống bổ sung sắt theo chỉ dẫn để tránh dùng quá liều, có thể dẫn đến tác dụng phụ nghiêm trọng. Điều đặc biệt quan trọng là phải bảo quản chất bổ sung sắt ngoài tầm với của trẻ em, vì quá liều sắt ở trẻ em có thể rất độc, thậm chí gây tử vong.

- Kẽm

Kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm và phân chia tế bào. Kẽm giúp chữa lành vết thương và tăng cường hệ thống miễn dịch, đồng thời duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác. Nếu cơ thể thiếu kẽm thì sự phân chia tế bào khó xảy ra làm chậm phát triển chiều cao ở trẻ, rối loạn phát triển xương, dậy thì chậm và giảm chức năng sinh dục. Ngoài ra thiếu kẽm cũng gây ảnh hưởng đến sự chuyển hoá của các tế bào vị giác gây biếng ăn ở trẻ.

Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm nguồn gốc động vật. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường chưa ít kẽm và có giá trị sinh học thấp do khó được hấp thu. Nguồn thức ăn nhiều kẽm là từ động vật như sò, hàu, thịt bò, cừu, gà và lợn nạc, sữa, trứng, cá, tôm, cua, mầm lúa mì, hạt bí ngô, ca cao và sôcôla, các loại hạt (nhất là hạt điều), nấm, đậu, hoa anh đào, hạnh nhân, táo, lá chè xanh... 

3. Có nên sử dụng các loại vitamin, khoáng chất cho trẻ dưới dạng thuốc, dược phẩm không?

Phòng chống thiếu vitamin và các khoáng chất chủ động và an toàn nhất là thông qua từng bữa ăn. Bữa ăn cần đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm thức ăn và thường xuyên thay đổi ngay từ khi trẻ nhỏ mới bắt đầu ăn dặm. Ấy vậy mà theo các chuyên gia của viện Dinh dưỡng Albion tại Mỹ, nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm hằng ngày mới đáp ứng điều kiện “cần" chứ chưa “đủ" cho quá trình phát triển của trẻ. Bởi cho nên, nhiều bậc phụ huynh đã tìm đến những gói vitamin tổng hợp hay khoáng chất vô cơ hoá học để bổ sung cho trẻ lượng dưỡng chất còn thiếu. 

Tuy nhiên, vitamin hay khoáng vô cơ hoá học lại tồn tại những mặt “hại" hơn “lợi": tỉ lệ hấp thu thấp ~ 20%, sinh khả dụng thấp, tích tụ nhiều tồn dư trong cơ thể và gần như không có hoạt tính sinh học. Thiếu vitamin và khoáng chất đã không tốt cho sức khỏe, nhưng nếu thừa thì nguy hiểm không kém. Thừa vitamin A có thể gây ngộ độc, làm tăng áp lực nội sọ, khiến trẻ bị nôn nhiều, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển xương, có thể làm trẻ chậm lớn. Thừa canxi có thể gây mệt mỏi, chán ăn, sỏi thận, tăng huyết áp…

Nhận thấy vấn đề đó, Viện dinh dưỡng VHN Bio đã ứng dụng Công nghệ sinh học (Bio - Organic) vào phát triển các dược phẩm, thực phẩm bổ sung an toàn, lành tính, thuận tự nhiên dành riêng cho trẻ. Công nghệ này khi được ứng dụng vào ngành dược phẩm sẽ cho ra nguồn khoáng hữu cơ sinh học chất lượng cao, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, enzyme, acid amin, glucose và acid béo có lợi… Thực tế đã chứng minh Bio–Organic góp phần tăng cường hàm lượng dưỡng chất hơn 1.000 lần so với quá trình sản xuất tự nhiên. 

Thêm vào đó, khác với những sản phẩm vô cơ có thể gây ra tình trạng tồn dư trong cơ thể, những dược phẩm từ khoáng hữu cơ sinh học có khả năng tự đào thải lượng dư thừa sau 12 tiếng sử dụng và không dẫn đến tình trạng tồn dư vi chất trong cơ thể (điển hình như chuyện tích tụ canxi trong thận lâu ngày dẫn đến sỏi thận…) do sự tích tụ khoáng thừa mà không được đào thải hết. Hiện nay, các chuyên gia về sức khỏe cũng như các bác sĩ đều khuyến khích trẻ em hay người bệnh nên sử dụng dược phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên để tránh được các tác dụng phụ mà những loại thuốc thông thường có thể gây ra.

Trên đây là tất tần tật những điều quan trọng cần biết về vitamin và khoáng chất. Mong rằng các mẹ sẽ áp dụng những kiến thức bổ ích trên bổ sung dưỡng chất đầy đủ và an toàn cho bé. Để được hỗ trợ tư vấn sức khỏe và bổ sung vi chất dinh dưỡng sinh học cho bé, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vnhoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Nguồn tài liệu tham khảo từ Raisingchildren.net.au/

 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé