Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể, có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh lý. Tuy nhiên, tình trạng thiếu kẽm vẫn còn rất phổ biến. Trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 2 tỷ người bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu kẽm. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em là khoảng 60%, ở phụ nữ có thai là khoảng hơn 63%. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về vai trò của kẽm, các nguyên nhân,
Kẽm là một khoáng chất có vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể. Các nghiên cứu khoa học cho thấy kẽm có mặt trong hơn 300 loại enzym và hơn 1000 loại protein trong có thể. Do đó kẽm có ảnh hưởng đến nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, bao gồm:
- Kẽm hỗ trợ sự phát triển và phục hồi của các mô trong cơ thể: Kẽm là một cofactor - thành phần quan trọng trong cấu trúc của hơn 300 enzym trong cơ thể người. Các enzym này là chất xúc tác sinh học cho hầu hết các phản ứng trong cơ thể. Bởi vậy, kẽm tham gia nhiều quá trình quan trọng của cơ thể như quá trình tăng sinh và biệt hóa của các tế bào và mô, cơ quan. Nhờ đó kẽm giúp duy trì sức khỏe của da, tóc, giúp làm lành các vết thương và có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển của trẻ nhỏ.
- Kẽm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch: Bên cạnh việc tham gia vào quá trình tăng sinh và biệt hóa các tế bào bạch cầu, kẽm còn là một yếu tố quan trọng của các phản ứng miễn dịch khi phát hiện tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Qua nghiên cứu cho thấy kẽm rất cần thiết ngay cả trong giai đoạn đầu của phản ứng miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh. Việc bổ sung vừa đủ một lượng kẽm cho cơ thể sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động bình thường, từ đó giúp trẻ em cũng như người lớn ít gặp các vấn đề về sức khỏe như cảm cúm, ho, sốt, viêm nhiễm,…
- Kẽm tham gia vào các quá trình trao đổi chất: Do sự có mặt của kẽm trong các enzym nên kẽm cũng tham gia vào các quá trình trao đổi chất trong cơ thể như chuyển hóa tinh bột, lipid, protein,…
- Ngoài ra, kẽm còn có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể như tham gia quá trình tạo máu, tham gia vào quá trình điều hòa và sản xuất hormone của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển và hoạt động của não bộ và hệ thần kinh.
Hiện nay, tình trạng thiếu kẽm xảy ra ở nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Lứa tuổi dễ gặp tình trạng thiếu kẽm nhất là ở trẻ em. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tình trạng thiếu kẽm ở nước ta hiện nay đang trong tình trạng báo động khi có tới hơn ⅔ trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn gây thiếu kẽm? Trong rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, chúng ta có thể kể tới 4 nguyên nhân chính như sau:
Kẽm được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và có hàm lượng cao nhất trong thịt, cá và động vật có vỏ như hàu, nghêu, sò, ốc; quả hạch, hạt, đậu và ngũ cốc nguyên hạt và hàm lượng thấp hơn được tìm thấy trong củ. Trong khi đó, cơ thể không thể tự sản xuất kẽm, do đó, nếu bạn không ăn đủ các thực phẩm giàu kẽm kể trên có thể dẫn tới tình trạng thiếu kẽm.
Có thể thấy tình trạng thiếu kẽm hay gặp nhất ở những người ăn thuần chay mà không bổ sung kẽm từ các nguồn khác. Do các thực phẩm từ động vật bị hạn chế lại là nguồn bổ sung kẽm đáng kể và ở dạng dễ hấp thu. Ngược lại, kẽm có nguồn gốc thực vật như ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu hấp thu kém hơn do bị ức chế bởi các thành phần dinh dưỡng khác có trong các thực phầm này như chất xơ và phytate.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bổ sung đủ lượng kẽm phù hợp với nhu cầu của cơ thể từ chế độ ăn uống sẽ làm cải thiện đáng kể tình trạng thiếu kẽm. Đồng thời, chế độ ăn uống hợp lý còn giúp cơ thể bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng khác, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Một số trường hợp làm tăng nhu cầu sử dụng kẽm như phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ em đang trong giai đoạn tăng trưởng. Ngoài ra các trường hợp nhiễm trùng, chấn thương, mắc các bệnh mãn tính cũng dẫn đến việc cơ thể sử dụng lượng kẽm cao hơn so với nhu cầu bình thường của cơ thể. Khi nhu cầu sử dụng kẽm gia tăng mà không được đáp ứng đủ bằng bằng việc bổ sung kẽm sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể bị thiếu kẽm.
Một số rối loạn di truyền hiếm gặp có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa hoặc vận chuyển kẽm trong cơ thể, chẳng hạn như bệnh viêm ruột và bệnh hồng cầu hình liềm. Những rối loạn này có thể gây thiếu kẽm nghiêm trọng và cần điều trị suốt đời.
Các bệnh liên quan đến đường ruột có thể làm giảm sự hấp thu kẽm trong cơ thể do kẽm chủ yếu được hấp thu tại ruột non. Một số bệnh gây ra kẽm hấp thu kẽm có thể kể đến như: viêm ruột, bệnh celiac, bệnh xơ nang,.. Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể cản trở sự hấp thụ kẽm, chẳng hạn như thuốc kháng acid, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng sinh.
Làm thế nào để biết rằng cơ thể chúng ta đang có nguy cơ thiếu kẽm? Hãy cùng điểm qua những dấu hiệu thiếu kẽm dưới đây:
Thiếu kẽm có thể làm suy giảm chức năng của các tế bào vị giác và khứu giác, gây giảm hoặc thay đổi vị giác và khứu giác. Mặt khác, thiếu kẽm cùng làm ảnh hưởng đến hoạt động của các enzym tiêu hóa, làm giảm cảm giác đói của cơ thể. Do đó, việc thiếu kẽm gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ.
Kẽm tham gia vào quá trình phân chia và biệt hóa các tế bào, trong đó có tế bào bạch cầu có chức năng tiêu diệt mầm bệnh. Mặt khác, kẽm cũng là một nhân tố qua trọng trong các phản ứng miễn dịch của cơ thể. Do đó, thiếu kẽm có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, dẫn tới các vấn đề về sức khỏe như cảm cúm, sốt, sổ mũi,...
Kẽm tham gia vào quá trình tăng sinh và biệt hóa các tế bào trong cơ thể, trong đó có tế bào da. Kẽm làm chậm quá trình chết tự nhiên của tế bào nhờ việc chống lại các tác nhân oxy hóa. Do đó, thiếu kẽm có thể làm giảm khả năng chữa lành vết thương của cơ thể và gây phát ban da, đặc biệt là quanh miệng, tay chân nhất là ở trẻ em. Ngoài ra, thiếu kẽm cũng có thể làm xuất hiện tình trạng da khô, nứt nẻ.
Kẽm rất cần thiết cho hoạt động bình thường của các tuyến dầu xung quanh nang lông. Mặt khác, kẽm là một thành phần quan trọng trong protein của nang tóc. Do đó, thiếu kẽm có thể khiến tóc bị xơ,dễ gãy và dẫn đến tình trạng rụng tóc. Kẽm cũng giúp sản xuất bã nhờn giúp giữ ẩm cho da đầu và tóc.
Thiếu kẽm làm giảm sự kiên kết của các protein cấu tạo nên niêm mạc ruột, làm suy giảm chức năng của hàng rào niêm mạc ruột, gây tiêu chảy và kém hấp thu chất dinh dưỡng tại ruột. Từ đó thiếu kẽm càng làm giảm khả năng hấp thu kẽm và nhiều khoáng chất khác.
Do có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể nên nếu để tình trạng thiếu kẽm kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Một trong số các hậu quả khôn lường của việc thiếu kẽm có thể kể tới bao gồm:
Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, gây chậm lớn, dậy thì muộn,... Thiếu kẽm thai kỳ cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và gây ra tình trạng nhẹ cân ở trẻ sơ sinh, thậm chí dị tật bẩm sinh.
Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến chức năng của tế bào thần kinh và chất dẫn truyền thần kinh trong não, gây suy giảm nhận thức, trí nhớ kém, giảm khả năng chú ý, khả năng học tập của trẻ. Ngoài ra, các nghiên cứu đã cho thấy, thiếu kẽm cũng là một trong số các nguyên nhân dẫn tới trầm cảm ở trẻ em và phụ nữ có thai.
Kẽm tham gia và quá trình sản xuất và chức năng của hormone sinh dục như testosteron, estrogen, progesteron,... Do đó, việc thiếu kẽm gây rối loạn chức năng sinh dục ở cả nam và nữ. Thường gặp nhất, thiếu kẽm có thể gây ra rối loạn cương dương ở nam, vô sinh hoặc kinh nguyệt không đều ở nữ.
Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến sự bài tiết và hoạt động của insulin, một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu. Do đó, thiếu kẽm có thể làm tăng nguy cơ của bệnh tiểu đường typ 2 cũng như làm trầm trọng thêm các biến chứng của bệnh.
Cơ thể thiếu kẽm nếu không được bổ sung kịp thời có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường như đã nói ở trên. Vì vậy, việc tìm các giải pháp khắc phục tình trạng thiếu kẽm là rất cần thiết và quan trọng. Hãy cùng tham khảo một số giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu kẽm sau đây:
Cách đơn giản nhất để bổ sung kẽm là ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm. Một số thực phẩm giàu kẽm có thể kể tới bao gồm:
- Các loại hải sản: hàu, tôm, cua và các động và các động vật có vỏ như nghêu, sò, ốc,... Trong đó hàu là thực phẩm giàu kẽm nhất. Tuy nhiên, hải sản là một nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng nên cần lưu ý khi chúng ta muốn sử dụng hải sản để bổ sung kẽm cho các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, có thể dùng chung hải sản với các thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh,... để giúp quá trình hấp thu kẽm diễn ra tốt hơn.
- Các loại thịt như thịt bò, thịt gà, thịt lợn,... là những thực phẩm giàu kẽm và quen thuộc mà chúng ta có thể sử dụng để bổ sung kẽm trong các bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó các loại nội tạng động vật như tim, gan, cật,... cũng là các loại thực phẩm giàu kẽm. Tuy nhiên nội tạng động vật có chứa nhiều cholesterol, nên tránh dùng thường xuyên do có thể dẫn tới nguy cơ về các bệnh lý tim mạch, huyết áp.
- Các loại hạt như hạt ngũ cốc, hạt đậu cũng là nhức thực phẩm giàu kẽm. Nhưng lượng kẽm trong các loại hạt tập trung chủ yếu trong phần vỏ và mầm của hạt, dó đó khi xay xát quá kỹ trong quá trình chế biến hạt có thể làm mất phần lớn lượng kẽm. Vì vậy, để tăng lượng kẽm khi sử dụng các loại hạt, chúng ta có thể ngâm, để hạt nảy mầm hoặc lên men chúng trước khi dùng để tăng lượng kẽm được hấp thu.
Ngoài việc bổ sung kẽm thông qua chế độ ăn uống, chúng ta cũng có thể bổ sung kẽm thông qua các sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thực phẩm bổ sung kẽm được ra đời. Các chế sản phẩm được bào chế dưới nhiều hình thức khác nhau như viên nén, viên nang, viên ngậm, dạng lỏng,...
Bổ sung kẽm có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ chữa lành vết thương, cải thiện sức khỏe của da, ngăn ngừa và điều trị các bệnh liên quan đến thiếu kẽm. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng các chất bổ sung kẽm để tránh tác dụng không mong muốn và để hiểu rõ hơn tương tác của chúng với các loại thuốc, chất bổ sung khác.
Chúng ta cũng có thể cải thiện khả năng hấp thu kẽm bằng cách bổ sung các vitamin và khoáng chất khác. Một số chất dinh dưỡng quan trọng nhất có thể kết hợp với kẽm là vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin B6, magie, đồng, selen và sắt,...
Những chất dinh dưỡng này giúp làm thay đổi quá trình chuyển hóa kẽm, tăng sự hấp thu kẽm của các tế bào, giúp chống lại tác nhân oxy hóa gây ra bởi tình trạng thiếu hoặc dư thừa kẽm, đồng thời điều chỉnh các phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Chúng ta có thể có bổ sung các vitamin và và các khoáng chất này thông qua chế độ ăn uống hàng ngày hoặc thông qua các thực bổ sung tổng hợp các vitamin và khoáng chất.
Để đáp ứng nhu cầu kẽm tăng cao ở trẻ nhỏ, các nhà khoa học viện dinh dưỡng thông minh VHN Bio đã nghiên cứu và phát triển thành công sản phẩm Scumin Gold. Dựa vào khả năng tổng hợp kẽm tự nhiên của mầm đậu xanh, các nhà khoa học đã ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại Bio Organic Hoa Kỳ để kích thích quá trình này, tạo ra kẽm hữu cơ sinh học chất lượng với hàm lượng cao. Nhờ đó, kẽm trong Scumin Gold có khả năng hấp thu lên đến 95%, ít để lại dư thừa và hạn chế tác dụng không mong muốn so với các dòng kẽm khác.
Ngoài ra, Scumin Gold còn mang đến tổ hợp vitamin nhóm B, C và các khoáng chất sinh học khác như đồng, mangan, selen. Những chất này hiệp đồng tác dụng với kẽm, tăng cường khả năng hấp thu và mang đến hiệu quả tối ưu nhất.
Sản phẩm an toàn và phù hợp cho trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên, kể cả người lớn và phụ nữ có thai. Scumin Gold chắc chắn sẽ là trợ thủ đắc lực của mẹ, giúp cải thiện tình trạng thiếu kẽm của con, từ đó bé ăn ngon và khỏe mạnh hơn.
Các Bác sĩ, Dược sĩ của VHN Bio luôn tận tâm, tận tình với các mẹ và các bé yêu như vậy! Chỉ cần các con khoẻ, mẹ an tâm và tin tưởng lựa chọn thôi.
Cảm ơn mẹ Nguyễn Thanh Hòa đã tin tưởng và để con được đồng hành cùng bộ ba sản phẩm hữu cơ sinh học Scumin Gold, SMARTY và Phyto-roxim của Viện Dinh dưỡng VHN Bio. Thật trộm vía, con rất hợp tác sử dụng sản phẩm và mang lại hiệu quả cao sau một liệu trình sử dụng.
Tiếp nối là chia sẻ của mẹ Trang Nguyễn đã tin tưởng cho Tony sử dụng bộ đôi sắt kẽm sinh học Scumin Gold và SMARTY ngay khi thấy con có biểu hiện biếng ăn.
"Trong sự vui mừng khôn siết của bố mẹ, ông bà, thầy cô sau 3 tuần cho con uống kẽm, chúng tôi bồi hồi nhớ lại những ngày chán nản vì con không chịu ăn một cái gì, bữa cơm một tí thức ăn nhưng chỉ được vài miếng là bỏ do nằm viện tròn 1 tháng, xuyên Tết, kháng sinh không trượt ngày nào. Mẹ chưa bao giờ ép con ăn mà nhìn thấy cảnh đấy còn phát ngán. Bố thì làm đủ kiểu con cũng không ăn cho.
Thật tình cờ ánh mắt của sếp cũ lỡ va phải kênh Tóp Tóp của tôi và việc gì tới cũng phải tới: Tony có quà. Sếp biết tin Tony biếng ăn nên gửi tặng 1 liệu trình sắt kẽm để bổ sung sau đợt tiêm kh.áng sinh dài ngày. Sếp tặng thì nhận liền, cơ mà tôi cũng chỉ nghĩ cứ bổ sung cho con thôi, còn có hết biếng ăn hay không thì chả biết.
Uống được 3 tuần cô giáo bảo con dạo này trộm vía quá, tự xúc ăn và ăn nhanh nhất lớp. Chiều ông ngoại đón về ăn cơm ở nhà ông, về nhà lại đòi ăn cơm tiếp. Chiều nay đúng 17h anh ta đòi ăn cơm, chưa có cơm nên đi bộ 1 vòng. Về tới nhà việc đầu tiên là đòi ăn cơm với xốt và rong biển và cá. Rồi sau đó là như video phía dưới.
Sức mạnh của Scumin Gold quá là kinh khủng khiếp. Em xin chân thành cảm ơn sếp vì món quà làm cho cả gia đình em ngỡ ngàng, ngơ ngác và bật ngửa, ai không biết tưởng em bỏ đói con dài ngày."
Các dòng sản phẩm hữu cơ sinh học của Viện Dinh dưỡng VHN Bio rất vi khi đón nhận được nhiều niềm tin, sự yêu thích của các con và ba mẹ, đặc biệt là Scumin Gold. Ba mẹ nào còn đắn đo, đừng ngần ngại, hãy bấm đăng ký ngay dưới đây để nhận sự tư vấn tận tâm nhất từ đội ngũ chuyên gia của Viện nhé!
Không chỉ nhận được sự yêu thích của người tiêu dùng, các sản phẩm của Viện còn được đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng và sức khỏe nhi khoa cố vấn, đánh giá cao.
Dưới đây là BS Lê Tiến Huy - Phó viện trưởng Viện khoa học công nghệ Y Dược chia sẻ cảm nhận về Scumin Gold - sản phẩm được mẹ và bé yêu thích nhất của Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Kẽm là một nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho con người, đặc biệt là đối với sự phát triển của trẻ em. Hi vọng rằng bài viết của VHN Bio đã cung cấp được cho bạn đọc những thông tin cần thiết về tình trạng thiếu kẽm cũng như cách bổ sung kẽm hợp lý để bào vệ sức khỏe của bạn và gia đình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bố mẹ vui lòng liên hệ Hotline 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé