vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Tổng quan bệnh thiếu máu

24/06/2023   247 lượt xem

Thiếu máu là tình trạng thiếu hụt hemoglobin hoặc hồng cầu và ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe. Vậy làm thế nào để nhận biết bản thân có đang bị thiếu máu hay không, và làm thế nào để điều trị cũng như phòng ngừa căn bệnh này? Các chuyên gia của VHN Bio sẽ giải đáp giúp bạn trong bài viết dưới đây.

 

1. Thiếu máu là gì? 

Máu gồm 2 thành phần chính là huyết tương và các tế bào máu. Trong đó, các tế bào máu được chia thành 3 loại: 

- Bạch cầu: có chức năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng

- Tiểu cầu: có nhiệm vụ tạo cục máu đông, ngăn ngừa chảy máu

- Hồng cầu: có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến cung cấp cho mô và cơ quan trong cơ thể, đồng thời mang cacbon dioxit từ các bộ phận khác đến phổi để thở ra. 

Thiếu máu xảy ra khi hàm lượng của các tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong cơ thể giảm. Nồng độ hemoglobin trong máu (hay còn gọi là huyết sắc tố, đơn vị cấu tạo quan trọng của hồng cầu, giúp hồng cầu liên kết và vận chuyển oxy) giảm trên 5% so với giá trị tham chiếu là tiêu chuẩn để chẩn đoán thiếu máu. 

Thiếu máu có thể ảnh hướng đến bất cứ ai ở bất cứ độ tuổi nào, có thể nhẹ đến nặng, cấp hoặc mãn tính. Bệnh có thể lành tính hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn, thậm chí là dấu hiệu cho bệnh lý nguy hiểm nào đó. Vì thế, khi có bất cứ dấu hiệu nào của thiếu máu, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp.  

2. Nguyên nhân thiếu máu

Tại tủy xương, các tế bào hồng cầu được tạo ra, sau đó, chúng đi theo mạch máu đến khắp các nơi trong cơ thể để thực hiện chức năng của mình. Sau khoảng 120 ngày, các tế bào này cạn kiệt chất dinh dưỡng và được phá hủy tại lách. Những tế bào chết đi này được thay thế bởi một lượng tương ứng các tế bào mới, giúp dòng máu trong cơ thể được duy trì ổn định. Bất kỳ các yếu tố làm mất sự cân bằng trên, bao gồm giảm sản xuất hồng cầu, tăng quá trình phá hủy hoặc mất hồng cầu đều có thể dẫn đến thiếu máu. Những yếu tố này có thể là do mắc phải hoặc do bẩm sinh. 

Xem thêm : Bổ sung sắt cho trẻ

2.1. Thiếu máu do giảm sản xuất hồng cầu

Vì một số lý do, quá trình tăng sinh hồng cầu diễn ra chậm so với sự mất hoặc phá hủy tế bào này tại lách và dẫn đến thiếu máu.

- Yếu tố mắc phải

+ Chế độ ăn uống không đầy đủ chất, đặc biệt là các chất cần thiết trong việc sản xuất hồng cầu, bao gồm sắt, axit folic, vitamin B12. Trong đó, thiếu máu do thiếu sắt là dạng thiếu máu phổ biến nhất.

+ Bệnh thận: Bệnh ảnh hưởng đến nồng độ hormon erythropoietin có vai trò kích thích tủy xương tăng sinh hồng cầu 

+ Một số bệnh ung thư như bệnh bạch cầu, đa u tủy, u hạch,..: gây thiếu máu bất sản, các tế bào máu tăng sinh quá mức gây ức chế sự phát triển của hồng cầu, làm giảm số lượng hoặc rút ngắn vòng đời của tế bào này  

+ Các bệnh nhiễm trùng: Các bệnh nhiễm trùng kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể để giải phóng ra cytokin, làm ức chế quá trình sản xuất hồng cầu

+ Suy giáp: Với người bị suy giáp, khả năng bài tiết hormon của tuyến này bị suy giảm, làm ức chế hoạt động của tủy xương cũng như khả năng tạo hồng cầu, cuối cùng dẫn đến thiếu máu

+ Viêm ruột: Bệnh có thể khiến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của đường ruột bị suy giảm và gây thiếu các nguyên liệu để tạo máu

+ Thiếu máu không tái tạo

+ Sử dụng một số thuốc ức chế tăng sinh hồng cầu như hóa trị, xạ trị trong ung thư 

+ Nhiễm độc: ví dụ như ngộ độc chì gây độc tủy xương

- Yếu tố di truyền

+ Hội chứng Fanconi

+ Hội chứng Shwachman Diamond

2.2. Thiếu máu do tăng phá hủy hồng cầu

Mặt khác, các yếu tố làm tăng tốc độ phá hủy hồng cầu cũng gây ra thiếu máu, bao gồm:

- Thiếu máu do tan máu:

Tan máu là khi các tế bào hồng cầu bị vỡ quá sớm do:

+ Bệnh tự miễn: như bệnh Thalassemia, thiếu men G6PD bẩm sinh

+ Bệnh nhiễm trùng: Một số vi sinh vật gây nhiễm trùng có khả năng xâm nhập và phá hủy hồng cầu như ký sinh trùng gây bệnh sốt rét, liên cầu gây tan huyết,...

+ Do thuốc: Một số thuốc hoặc chất chuyển hóa của chúng có thể gắn với hồng cầu và kích hoạt hệ thống miễn dịch tiêu các tế bào này như quinine, quinidine, stibophen, chlorpromazine, sulfonamide, phenacetin, rifampicin và các thuốc kháng histamine

+ Do nhiễm độc

- Lách to (hay còn gọi là cường lách): Đây là cơ quan chịu trách nhiệm tiêu diệt các tế bào hồng cầu không còn khả năng vận chuyển oxy. Lách to đẩy nhanh quá trình tiêu diệt hồng cầu so với sự tăng sinh ở tủy xương, do đó gây thiếu máu

2.3. Thiếu máu do mất máu

Quá trình tăng sinh và phá hủy hồng cầu có thể vẫn được cân bằng, tuy nhiên người bị mất máu dù cấp hay mãn tính vẫn có thể bị thiếu máu do mất máu bởi các lý do như: 

- Chấn thương hoặc phẫu thuật

- Kinh nguyệt ra nhiều

- Sinh con

- Xuất huyết dạ dày, tiêu hóa ở bệnh nhân viêm loét dạ dày, viêm ruột

- Hiến máu thường xuyên

- Chảy máu cam nặng

- Bệnh gan: xơ gan, viêm gan

3. Các yếu tố nguy cơ gây thiếu máu

Nếu bạn đang gặp một trong các tình trạng sau đây thì bạn có nguy cơ bị thiếu máu: 

- Chế độ ăn thiếu sắt, axit folic hoặc vitamin B12: Đây là những thành phần không thể thiếu tham gia vào cấu tạo hồng cầu. Thói quen ăn uống này kéo dài là yếu tố nguy cơ cao gây ra thiếu máu. 

- Kinh nguyệt: Phụ nữ dễ thiếu máu hơn nam giới do bị mất máu hàng tháng trong kỳ kinh nguyệt, nhất là khi không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng bổ máu hoặc khi chu kỳ kinh kéo dài, rong kinh .

- Mang thai: Nhu cầu sử dụng máu cũng như các chất dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai tăng cao do không chỉ cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể mẹ mà còn rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. 

- Tuổi trên 65: Tuổi càng cao càng làm mất sự cân bằng giữa quá trình tăng sinh và phá hủy hồng cầu. Do đó, người cao tuổi dễ bị thiếu máu.

- Rối loạn tiêu hóa: Tình trạng này khiến cơ thể suy giảm khả năng hấp thu các chất tạo máu. Ngoài ra, một số bệnh như bệnh Crohn, Celiac, đặc trưng bởi tình trạng viêm đường ruột và dễ tiến triển thành loét, chảy máu.

- Mắc bệnh mãn tính như ung thư, bệnh gan thận mạn, bệnh tự miễn,...

- Dùng một số thuốc hoặc trải qua quá trình hóa trị, xạ trị để điều trị ung thư

- Tiền sử gia đình mắc bệnh thiếu máu di truyền

- Ngoài ra, người nghiện rượu hoặc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại cũng có nguy cơ bị thiếu máu cao hơn bình thường

4. Triệu chứng thiếu máu 

Các triệu chứng thiếu máu phụ thuộc vào mức độ và nguyên nhân thiếu máu. Các biểu hiện thiếu máu có thể nhẹ đến mức không phát hiện được. Tuy nhiên, chúng sẽ càng trở nên tồi tệ hơn khi lượng hồng cầu sụt giảm nghiêm trọng. Trong một vài trường hợp, các triệu chứng có thể bị che lấp bởi một bệnh lý khác. Vì thế, để chắc chắn bạn có đang bị thiếu máu hay không, các xét nghiệm máu sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này. 

Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến của thiếu máu:

- Mệt mỏi, suy nhược

- Đau đầu, chóng mặt, nhất là khi hoạt động hoặc đứng lên đột ngột

- Hụt hơi, khó thở

- Da xanh xao, nhợt nhạt hoặc da/ niêm mạc vàng

- Tay chân lạnh

- Nhịp tim nhanh hoặc không đều

- Đau ngực

- Lông, tóc, móng dễ gãy

- Ngất xỉu

5. Biến chứng của thiếu máu

Thiếu máu kéo dài có thể để lại nhiều biến chứng. Do đó, hãy phòng ngừa thiếu máu cũng như tích cực điều trị căn bệnh này để phòng ngừa những hậu quả không đáng có.  

5.1. Biến chứng trên tim

Rối loạn nhịp tim, suy tim, đau thắt ngực, phì đại cơ tim,... là những bệnh lý có thể xảy ra nếu thiếu máu không được kiểm soát. Bởi khi thiếu máu, tim phải co bóp nhiều hơn để đưa máu đến các cơ quan, lâu ngày dẫn đến suy tim và một loạt các biến chứng khác. Ngoài ra, lượng máu thấp không đủ cung cấp oxy cho cơ tim cũng là nguyên nhân dẫn đến đau thắt ngực.

5.2. Biến chứng trên thần kinh

Thiếu máu não khiến các tế bào thần kinh hoạt động một cách trì trệ, do đó người bệnh thường hay cảm thấy chóng mặt, lú lẫn, suy giảm trí nhớ. Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa thiếu máu mãn tính và các bệnh trầm cảm, Parkinson.

5.3. Biến chứng khi mang thai

Thiếu máu thai kỳ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cho cả mẹ và bé. Mẹ bị thiếu máu thì con sẽ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Hậu quả là trẻ sinh ra nhẹ cân, chậm lớn, hơn bình thường. Một số trường hợp mẹ sinh non, thậm chí thai chết lưu. 

5.4. Biến chứng trên hệ miễn dịch

Trong nhiều trường hợp, thiếu máu đi kèm với sự sụt giảm các tế bào có chức năng miễn dịch (bạch cầu). Do đó, người bệnh thường xuyên mắc các bệnh do nhiễm trùng.  

5.5. Biến chứng toàn thân

Biểu hiện toàn thân của người thiếu máu nhẹ diễn ra rất nhẹ nhàng như mệt mỏi. Tuy nhiên, thiếu máu nặng do mất máu có thể dẫn đến suy đa phủ tạng, thậm chí gây nguy hiểm tính mạng.

6. Nguyên tắc điều trị thiếu máu 

Đối với bất kỳ bệnh lý nào, tìm ra nguyên nhân và giải quyết triệt để luôn là cách tốt nhất để trị bệnh. Thiếu máu cũng vậy. Bên cạnh đó, tùy vào mức độ thiếu máu mà mỗi người có một phương pháp điều trị khác nhau. 

Ví dụ, nếu thiếu máu xuất phát từ chế độ ăn uống thiếu sắt, vitamin B12 hoặc axit folic thì bệnh thường dễ dàng được điều trị bằng cách tăng cường bổ sung qua chế độ ăn uống. Một số trường hợp được chỉ định tiêm vitamin B12 nếu các chất không được hấp thu đầy đủ qua hệ tiêu hóa.

Với người bệnh thiếu máu do mắc các bệnh lý tiềm ẩn thì việc tìm và điều trị các tình trạng sức khỏe trên thường sẽ mang đến hiệu quả. 

Ngoài ra, một số người bệnh bị thiếu máu nghiêm trọng có thể được sử dụng thuốc kích thích tăng sinh hồng cầu. Những thuốc này hoạt động tương tự hormon erythropoietin được sản xuất ở thận, có vai trò kích thích tủy xương tạo máu. 

Nếu mất máu nhiều hoặc nồng độ huyết sắc tố trong máu quá thấp, người bệnh cũng có thể được chỉ định truyền máu với nhóm máu phù hợp. 

7. Cách phòng ngừa thiếu máu 

Một số bệnh thiếu máu không thể phòng ngừa được, nhất là khi thiếu máu do di truyền. Tuy nhiên, với thiếu máu do thiếu sắt hoặc vitamin như B12, axit folic có thể được ngăn ngừa bằng cách duy trì chế độ ăn uống khoa học. 

Dưới đây là những thực phẩm gợi ý giúp bổ sung các chất dinh dưỡng trên:

- Sắt: Thịt là nguồn cung cấp sắt chủ yếu cho cơ thể, đặc biệt là thịt bò. Ngoài ra, một số món ăn từ thực vật cũng bổ sung nhiều sắt như các loại đậu, đậu lăng, ngũ cốc, rau lá xanh đậm và trái cây sấy khô. Tuy nhiên, sắt trong thực vật được hấp thu kém hơn thịt.

- Axit folic: Chất dinh dưỡng này có thể được tìm thấy trong trái cây, rau có lá màu xanh đậm, đậu xanh, đậu tây, đậu phộng, ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc như bánh mì, mì ống và gạo.

- Vitamin B12: Thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm thịt, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc tăng cường và các sản phẩm từ đậu nành.

Những thực phẩm trên nên được đưa vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày và được cân đối với các chất dinh dưỡng khác. Bên cạnh đó, thực phẩm chức năng bổ sung sắt, axit folic, vitamin B12 sẽ là trợ thủ đắc lực cho bạn. Đặc biệt, nên kết hợp sử dụng sắt với thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, ổi,... để tăng hiệu quả hấp thu sắt. Hạn chế chè, rượu bia, cà phê, sữa vì những thức uống này có thể ngăn cản hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng trong tạo máu. 

Đồng thời, hãy duy trì một lối sống lành mạnh, ngủ nghỉ hợp lý. Nếu bạn có nguy cơ cao bị thiếu máu hoặc nghi ngờ tình trạng này, hãy đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm nhất có thể.

Thiếu máu có thể bắt gặp ở bất cứ ai với nhiều mức độ khác nhau. Chớ chủ quan khi có bất cứ dấu hiệu nào của thiếu máu như mệt mỏi, da xanh xao, tim đập nhanh,... Để phòng ngừa bệnh lý này, hãy xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, axit folic và vitamin B12. Khi mắc bệnh, biện pháp này vẫn có hiệu quả trong một số trường hợp, hoặc người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc hoặc truyền máu.

Để được tư vấn kỹ hơn, bố mẹ vui lòng liên hệ HOTLINE 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Bài viết liên quan

Acid folic: Tất tần tật những điều cần biết để bổ sung hiệu quả nhất

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.

Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến thuật ngữ “acid folic”, một dưỡng chất vô cùng quan trọng với cơ thể, đặc biệt là với phụ nữ và trẻ nhỏ. Vậy acid folic là gì, có vai trò ra sao, nếu thiếu acid folic sẽ dẫn đến hậu quả gì,... bạn đã nắm rõ chưa? Hãy cùng chuyên gia dinh dưỡng nhà VHN Bio tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!  

Thiếu máu ăn gì? Bật mí 15 siêu thực phẩm bổ máu 

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Thực phẩm bổ máu không những giúp phòng ngừa mà còn hỗ trợ cải thiện tốt tình trạng thiếu máu. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết thiếu máu ăn gì, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây. Các chuyên gia VHN Bio sẽ bật mí cho bạn 15 siêu thực phẩm bổ máu nên ăn mỗi ngày.   

[Hỏi- đáp] 8 câu hỏi thường gặp về DHA, EPA

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

DHA, EPA là những hợp chất vàng mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe và ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về hai chất này và cách bổ sung một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, VHN Bio đã tổng hợp và giải đáp những câu hỏi thường gặp về DHA và EPA giúp bạn có thông tin đầy đủ về hai chất này qua bài viết dưới đây.

Omega-3 là gì? Khám phá 18 lợi ích của omega-3 đối với sức khỏe

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Lê Thủy - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Omega-3 được nhắc tới với rất nhiều vai trò quan trọng trong các khía cạnh của sức khỏe bao gồm sự phát triển và chức năng của não bộ, hệ tim mạch, hệ miễn dịch và hệ thần kinh. Liệu rằng bạn đã biết omega-3 là gì và những lợi ích mà omega-3 mang lại cho sức khỏe? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về omega-3.

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé