Sau thời kỳ cho con bú trong 6 tháng đầu đời, tăng cân cho bé yêu là một trong những thách thức lớn nhất mà các mẹ đều phải đối mặt. Bố mẹ luôn lo lắng, stress, đặt ra câu hỏi :”Làm sao để đáp ứng được những chỉ tiêu về chiều cao, cân nặng tiêu chuẩn cho con?”, khi mà bé dường như chẳng bao giờ thấy đói và luôn từ chối thức ăn trong bữa ăn. Cùng lắng nghe chuyên gia Viện Dinh Dưỡng VHN Bio chia sẻ và giải đáp trong bài viết dưới đây.
Cân nặng của trẻ sơ sinh nên được xem xét qua các tháng, thường được đo dao động trong một phạm vi độ tuổi chứ không hẳn là một con số cố định. Các bố mẹ nên kiểm tra biểu đồ Chiều cao và Cân nặng Chuẩn của WHO dành cho Trẻ sơ sinh để biết liệu tốc độ tăng trưởng của con yêu có diễn ra trong giới hạn bình thường hay không nhé!
Dưới đây là một biểu đồ đơn giản từ Giáo trình Nhi khoa của O.P.Ghai (OP Ghai Essential Pediatrics), cho thấy mức tăng cân ước tính của trẻ theo độ tuổi.
Tăng cân theo tuổi
- Tăng 175 đến 210 g mỗi tuần từ sơ sinh đến ba tháng.
- Tăng gấp đôi trọng lượng sơ sinh sau 5 tháng.
- Tăng khoảng 400g cân nặng mỗi tháng cho đến một năm.
- Tăng gấp 3 lần trọng lượng sơ sinh sau 1 tuổi.
- 4 lần trọng lượng sơ sinh trong 2 năm.
- 5 lần trọng lượng sơ sinh trong 3 năm.
- 6 lần trọng lượng sơ sinh trong 5 năm.
- 7 lần trọng lượng sơ sinh trong 7 năm.
- 10 lần trọng lượng sơ sinh trong 10 năm.
Trong trường hợp trẻ nhẹ cân, nhất là sau 06 tháng đầu đời, trẻ bắt đầu vào thời kỳ ăn dặm: mẹ cần xây dựng một chế độ ăn uống và bổ sung vi chất một cách lành mạnh và thuận tự nhiên, để trẻ có thời gian hoàn thiện và phát triển toàn diện về trí tuệ và thể lực.
> XEM THÊM:
Thực đơn cho trẻ nhẹ cân - Đánh bay nỗi lo của mẹ
Mẹ đã biết 8 tác nhân chính khiến trẻ chậm tăng cân?
Làm sao để cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn nhẹ cân?
Theo lời khuyên của bác sĩ: Đối với trẻ nhỏ, chế độ ăn là chìa khóa vàng để bổ sung mọi dưỡng chất thiết yếu và rèn thói quen ăn uống tốt của trẻ trong 2 năm đầu đời. Bởi vậy, bên cạnh việc chú tâm đến việc trẻ tăng cân, bố mẹ đừng quên để ý đến dinh dưỡng được cung cấp cho bé mỗi ngày.
Các thực phẩm ăn nhanh, hoặc chế biến sai cách có thể khiến trẻ tăng cân nhanh, nhưng một lượng lớn hàm lượng vi khoáng lại bị mất đi trong quá trình nấu nướng. Trong khi đó, 02 năm đầu đời là thời điểm trẻ vô cùng cần cung cấp các vitamin và khoáng chất như: Kẽm, Sắt, Vitamin A, D, vitamin nhóm B, omega 3-6-9, protein… giúp trẻ ngon miệng, tăng sức đề kháng và hoàn thiện các chức năng trong cơ thể, phát triển toàn diện về trí não.
Thực phẩm có hàm lượng khoáng chất, vi chất cao luôn được lựa chọn hàng đầu cho trẻ. Các mẹ nên chọn thực phẩm tươi, mới với cách chế biến cơ bản như hấp, luộc để giữ được dưỡng chất tự nhiên trong thức ăn của bé, đồng thời cho bé cơ hội làm quen với hương vị của món ăn. Ngoài ra, bố mẹ có thể bổ sung thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, có nguồn gốc tự nhiên, êm dịu với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ để có thể cung cấp một lượng vi khoáng cố định và theo dõi trẻ hàng ngày.
Sữa mẹ là nguồn tăng cân tốt nhất cho trẻ sơ sinh cho đến một tuổi. Tuân theo khuyến nghị của WHO về việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu và thường xuyên sau đó. Khi cho con bú, hãy đảm bảo rằng bạn đã vắt cạn một bên vú trước khi chuyển sang bên tiếp theo. Điều này là do sữa mà trẻ nhận được khi bắt đầu bú là sữa trước loãng hơn và sau đó là sữa sau giàu chất béo.
Chuối là một trong những thực phẩm đầu tiên phổ biến nhất cho trẻ sơ sinh vì nhiều lý do. Chúng có vị ngọt tự nhiên, có thể nghiền mà không cần bất kỳ thiết bị nào và không cần nấu nướng. Đây là một loại trái cây giàu năng lượng, cung cấp kali, canxi và phốt pho và có một lượng chất xơ tốt để bổ sung lượng lớn và hỗ trợ tiêu hóa.
Bơ là một loại trái cây có nhiều lợi ích cho sức khỏe, được các chuyên gia dinh dưỡng trên thế giới khuyên dùng chúng. Kết cấu dạng bơ kem làm cho trẻ ngon miệng và chất béo lành mạnh giúp trẻ có sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Bơ được đưa vào ăn dặm cho trẻ sau 6 tháng tuổi dưới dạng xay nhuyễn và dưới dạng sữa lắc và sinh tố từ 1 tuổi.
Táo, lê có thể được giới thiệu là một trong những thức ăn đặc đầu tiên của bé. Loại quả này có lợi ích trong việc hỗ trợ tăng cân đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, vitamin B6 và C cũng như rất nhiều chất xơ, một lượng nhỏ tinh bột giúp trẻ no lâu. Các mẹ có thể cho bé làm quen với táo, lê từ 8 tháng tuổi.
Khoai lang có rất ít chất béo bão hòa, giàu chất xơ, magiê và kali, vitamin B6 và rất cao vitamin A và C. Khoai tây rất giàu khoáng chất, vitamin và nhiều hàm lượng carbohydrate. Đây là hai món ăn dặm tuyệt vời cho trẻ nhỏ bởi sự chế biến dễ dàng như xay nhuyễn, dễ nghiền, làm súp và cũng là thức ăn ít gây dị ứng nhất. Tuy nhiên, các mẹ nên cho trẻ ăn với một lượng rất nhỏ và làm súp loãng trong thời điểm bắt đầu cho trẻ làm quen với ăn dặm, bởi khoai cũng dễ gây đầy bụng khó tiêu cho bé.
Sự kết hợp của ngũ cốc, các loại hạt và đậu cung cấp lượng lớn các khoáng chất và vitamin nhóm B, vitamin E protein, omega 3-6-9, canxi, sắt, photpho, magie, kali,...
Các thực phẩm từ sữa cung cấp nhiều dưỡng chất cho trẻ đặc biệt là canxi, kẽm và protein, vi khuẩn lên men có lợi của sữa, có lợi cho hệ tiêu hóa. Khi mẹ sử dụng các chế phẩm từ sữa với lượng vừa phải, kết hợp cùng chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bé tăng cường sức khỏe, phát triển toàn diện. Các từ sữa phổ biến gồm có: Sữa chua, phô mai, bơ, kem tươi, các món tráng miệng làm từ sữa tươi như creme dessert (váng sữa), kem. Tuy nhiên các mẹ tránh cho bé ăn quá nhiều phô mai, bơ, váng sữa; vì lạm dụng thực phẩm từ sữa nhiều sẽ khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu.
Dầu ăn, chất béo cực kỳ quan trọng với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Chúng giúp sản sinh năng lượng cho cơ thể, hòa tan các vitamin tan trong dầu như A, D, K, E… Nếu thiếu chất béo thì không chỉ não mà hệ cơ, xương khớp, da đều bị ảnh hưởng do thiếu hụt các vitamin này. Các loại dầu phổ biến cho trẻ như: dầu olive, dầu gấc,... Bởi vậy, các mẹ đừng quên sử dụng các loại dầu trong bữa ăn chính của bé nha!
Trứng chứa nhiều protein, sắt, choline, chất béo và các vitamin và khoáng chất khác, rất phù hợp để làm món ăn dặm cho trẻ từ 8 tháng tuổi. Đây là một món ăn dễ làm, cũng rất dễ phối hợp các nguyên liệu khác trong công thức ăn dặm của trẻ như: luộc, rán, làm bánh,...
Thịt có hàm lượng protein cao giúp tăng trưởng và phát triển của trẻ, giúp trẻ sơ sinh đạt được cân nặng hợp lý. Bên cạnh đó có các khoáng chất như magie, photpho, vitamin B6 và B12 giúp phát triển răng và xương chắc khỏe cũng như hoạt động khỏe mạnh của thận và hệ thần kinh. Các loại thịt trẻ nên ăn như: thịt gà, thịt lợn, cá, tôm, cua, … Mẹ nên cho trẻ ăn dặm bắt đầu từ thịt gà và cá, đây là 2 món ăn rất lành tính và dễ ăn, dễ nấu trong công thức ăn dặm cho trẻ.
Qua bài viết trên đây, VHN Bio đã gợi ý cho bố mẹ những thực phẩm giúp trẻ tăng cân. Để được tư vấn thêm về dinh dưỡng cho trẻ nhẹ cân, chậm tăng cân, các bậc phụ huynh có thể kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Trẻ kém hấp thu là một trong những nỗi lo hàng đầu của các mẹ bỉm, nhiều khi cho trẻ ăn đã tress, nhưng ăn được mà không hấp thu, không tăng cần thì lại càng stress hơn. Cùng chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio khám phá những kinh nghiệm chăm sóc trẻ kém hấp thu, để giúp con sớm cải thiện mẹ nhé!
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Trẻ kém hấp thu dinh dưỡng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển và hoàn thiện của trẻ. Bài viết dưới đây chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio sẽ lý giải nguyên nhân gây ra tình trạng kém hấp thu ở trẻ và những cách khắc phục hữu hiệu.
Hầu hết các trẻ biếng ăn đều gặp vấn đề về cân nặng, thế nhưng vẫn có những em bé ăn nhiều nhưng không tăng cân khiến ba mẹ đau đầu lo lắng. Nguyên nhân là gì và làm sao để cải thiện tình trạng này?
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé