
Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyên rằng trẻ nên bắt đầu ăn dặm khi được 6 tháng tuổi, Tuy nhiên, nhiều gia đình có quan niệm rằng cho trẻ ăn dặm sớm, từ 3,5 đến 4 tháng tuổi sẽ giúp trẻ mau lớn, cứng cáp, bụ bẫm hơn. Việc này không những không làm trẻ lớn nhanh hơn mà gây ra những tác hại khôn lường, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ sau này. Vậy trẻ ăn dặm sớm có ảnh hưởng gì? VHN Bio sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã khuyến nghị rằng thời điểm thích hợp để trẻ bắt đầu ăn dặm là tròn 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nhiều gia đình nghĩ rằng con ăn dặm sớm sẽ giúp bé cứng cáp hơn và không bị đói. Do vậy, nhiều bé đã được mẹ cho ăn dặm từ tháng thứ 3, tháng thứ 4. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa của trẻ, thậm chí còn gây tiêu chảy kéo dài.
Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Giai đoạn sơ sinh, hệ tiêu hóa của trẻ con non nớt, men tiêu hóa và dịch tiêu hóa vẫn còn ít, đặc biệt là chưa có men amylase để tiêu hóa tinh bột. Do vậy, nếu mẹ để trẻ ăn dặm quá sớm, trẻ sẽ có nguy cơ mắc rối loạn tiêu hóa do khó tiêu hóa và hấp thu được thức ăn.
Không những vậy, ăn dặm sớm còn gây ra rất nhiều tác hại khôn lường, cụ thể:
Dưới 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa được hoàn thiện, không có đủ chất nhầy, thiếu enzyme và amylase, protease và lipase nên bé không thể hấp thụ được thức ăn, gây ra rối loạn tiêu hóa, khiến trẻ dễ gặp nguy cơ mắc các bệnh tiêu chảy, đi ngoài phân lổn nhổn, táo bón...
> XEM THÊM:
- Lịch sinh hoạt cho trẻ ăn dặm theo từng tháng tuổi mà mẹ nên biết
- Bổ sung dinh dưỡng ăn dặm cho bé 1 tuổi
- Liệu mẹ đã biết: Cách ăn dặm đúng cách cho trẻ 6 tháng tuổi?
Nếu trẻ ăn dặm sớm, hoạt động của các cơ hàm, lưỡi, hầu, họng chưa được thành thạo, phối hợp nhuần nhuyễn, phản xạ nuốt cũng chưa được điều hòa. Do vậy, bé dễ bị sặc khi uống nước và nghẹn khi ăn các loại thực phẩm đặc do lưỡi chưa thể đẩy được thức ăn vào đúng đường tiêu hóa. Không những vậy, bé còn có nguy cơ bị thực phẩm tràn vào đường thở, gây tắc nghẽn vô cùng nguy hiểm.
Khi ăn dặm sớm, trẻ sẽ được tiếp xúc với đồ ăn và dần dần trẻ sẽ ít bú mẹ đi, từ đó dẫn đến nguy cơ thiếu dưỡng chất cho trẻ. Lượng sữa bị giảm bớt đi sẽ làm hao hụt lượng chất dinh dưỡng và kháng thể, làm giảm đi sức đề kháng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển sau này.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em ngừng bú sữa mẹ và ăn dặm sớm trước 4 tháng tuổi có nguy cơ mắc béo phì ở độ tuổi lên 3 cao hơn so với những em bé được ăn dặm đúng chuẩn. Bởi việc thay đổi chế độ ăn sớm khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nôn ọe,... nhưng khi trẻ đã thích nghi thì cha mẹ lại tẩm bổ nhiều cho con, dẫn đến việc dung nạp quá nhiều chất dinh dưỡng, từ đó gây ra tăng cân, béo phì.
Khi trẻ ăn dặm quá sớm, hệ hô hấp của trẻ sẽ dễ bị nhiễm bệnh do thức ăn bị tràn vào đường thở. Không chỉ vậy, lượng sữa mẹ bị giảm cũng sẽ khiến bé bị thiếu kháng thể từ mẹ, dễ phát sinh dị ứng với thực phẩm lạ, thiếu các vi chất dinh dưỡng. Bé sẽ dễ bị ho, sốt, cảm cúm và viêm đường hô hấp trên.
Hệ tiêu hóa của trẻ dưới 4 tháng tuổi vẫn chưa đủ sức phân cắt hết protein, lipid thành các mảnh nhỏ để cơ thể sử dụng. Do vậy, thận sẽ phải làm việc quá sức nếu bé bị cho ăn những thực phẩm giàu protein, lipid và gây ra lắng cặn ở thận.
Vì còn quá nhỏ nên bé vẫn chưa biết từ chối ăn, mẹ dễ làm cho bé bị ăn no quá mức, gây khó thở, dễ nôn trớ, trào ngược, viêm mũi họng và viêm thực quản do thực phẩm trào ngược gây ra.
Dạ dày của trẻ em vẫn còn rất non nớt, lớp niêm mạc và lớp dịch nhầy bảo vệ cũng vẫn còn mỏng. Nếu để bé ăn dặm sớm, khi dạ dày co bóp, các loại thực phẩm đặc sẽ cọ xát vào thành dạ dày gây tổn thương. Điều này dễ khiến bé mắc các bệnh dạ dày khi trưởng thành.
Việc ăn dặm sớm sẽ làm cho bé tăng nguy cơ mắc các bệnh như eczema, hen, dị ứng thực phẩm, do lớp màng hấp thu của ruột vẫn chưa hoàn chỉnh nên việc hấp thu protein sẽ gây kích thích các phản ứng dị ứng thực phẩm và các bệnh liên quan. Không chỉ vậy, thực phẩm dị ứng sẽ gây kích thích các phản ứng kháng lại insulin dẫn đến tiểu đường.
Để tìm hiểu kỹ hơn về kinh nghiệm ăn dặm cũng như được tư vấn về các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn / Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Hiện nay, dưới thời tiết nắng gắt của mùa hè đa số các bà mẹ lựa chọn cho con nằm trong phòng điều hòa để giúp con tránh khỏi đổ mồ hôi gây khó chịu và rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng điều hòa không đúng cách khiến trẻ hay gặp nhiều vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, viêm mũi,...Vì vậy, trước thực trạng đó các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã tổng hợp chi tiết những nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm thông qua bài viết dưới đây.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Sắt là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều mẹ trăn trở rằng liệu bổ sung sắt cho trẻ từ những năm tháng đầu đời có ảnh hưởng gì xấu tới con hay không và nên bổ sung như thế nào là hiệu quả, an toàn nhất? Vậy “ Có nên bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh?’’ hãy cùng các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu và giải đáp câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé