
Do sức đề kháng và hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên rất hay bị nhiễm trùng đường ruột. Khi bị bệnh, các cơ quan trong hệ tiêu hóa sẽ bị suy giảm chức năng, gây rối loạn đường ruột. Vấn đề trẻ bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì và không nên ăn gì không còn xa lạ nhưng là những kiến thức vô cùng cần thiết mà bố mẹ cần phải trang bị cho mình để chăm sóc bé yêu tốt nhất.
Nhiễm trùng đường ruột là một trong những bệnh lý vô cùng nguy hiểm và có tỷ lệ gây tử vong khá cao ở trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng xấu và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như quá trình phát triển của trẻ.
Nhiễm trùng đường ruột do vi rút, vi khuẩn hoặc các ký sinh trùng gây ra chủ yếu là E.coli, Yersinia, Shigella, Salmonella, Campylobacter…Những sinh vật này có trong thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chế độ ăn uống không phù hợp và môi trường sống ô nhiễm.
Những triệu chứng thông thường của nhiễm trùng đường ruột gồm: Trẻ đi ngoài phân lỏng, đi nhiều lần trong ngày, phân có kèm cả máu; đau bụng đi kèm nôn mửa và sốt; trẻ biếng ăn, ăn không ngon; khó ngủ, quấy khóc, cơ thể mất nước, xanh xao…
> XEM THÊM:
- Trẻ kém hấp thu chất dinh dưỡng ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng
- Thực đơn cho trẻ kém hấp thu đơn giản, dễ làm tại nhà
- Những điều mẹ cần biết về hội chứng bất dung nạp lactose ở trẻ
Tặng bố mẹ bộ Video Khóa học dinh dưỡng - Làm cha như chuyên gia
Như vậy các mẹ đã hiểu thế nào là nhiễm trùng đường ruột. Vậy khi trẻ bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì để mau hồi phục sức khỏe? Dưới đây là những thực phẩm mẹ nên cho bé ăn khi bị nhiễm trùng đường ruột:
– Việc đầu tiên mẹ cần làm đó chính là cần bổ sung nước cho cơ thể trẻ vì nhiễm trùng đường ruột khiến cơ thể trẻ bị mất nước đáng kể. Đối với trẻ lớn, mẹ hãy cho bé uống nhiều nước hơn, tập cho trẻ thói quen uống 200ml nước ấm sau khi ngủ dậy có tác dụng lợi tiểu và nhuận tràng. Riêng với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho bé bú càng nhiều càng tốt.
– Nên ưu tiên nấu các món ăn mềm và dễ tiêu hóa, đồng thời chia nhỏ bữa ăn của trẻ trong ngày. Sau khi đường ruột của bé ổn định, mẹ có thể cho bé ăn trở lại như bình thường.
– Cho trẻ ăn nhiều các loại hoa quả giàu vitamin C như ổi, chuối, cam, nước dừa, xoài…
– Khoai lang cũng là thực phẩm mẹ không nên bỏ qua khi trẻ bị nhiễm trùng đường ruột. Khoai lang rất giàu vitamin A, C, B, E, tinh bột, chất đạm, một số loại acid amin và các nguyên tố vi lượng có tác dụng kích thích nhu động ruột giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.
– Cá biển và lòng đỏ trứng là 2 loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn ăn uống hàng khi bé bị nhiễm trùng đường ruột. Hai thực phẩm này có chứa hàm lượng vitamin D dồi dào, có tác dụng kháng viêm và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể trẻ.
– Nếu mẹ đang băn khoăn bé bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì thì đừng bỏ qua sữa chua. Thực phẩm này giúp hệ tiêu tiêu của trẻ được bổ sung các lợi khuẩn, giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.
Để có chế độ ăn phù hợp khi trẻ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn. Tránh tình trạng kiêng khem quá mức khiến trẻ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng hoặc ăn không đúng cách khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Đồng hành với các thực phẩm trẻ nên ăn khi bị nhiễm trùng đường ruột thì các mẹ cũng nên nhớ những thực phẩm không nên cho bé ăn để tránh tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Vậy trẻ bị nhiễm trùng đường ruột nên kiêng gì?
- Tất cả các loại nước uống có gas đều không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Các đồ uống này có chứa thành phần hóa học, quá ngọt sẽ càng khiến tình trạng nhiễm trùng nặng hơn, dễ đi ngoài tiêu chảy nhiều hơn.
- Các loại đạm động vật – nguyên nhân gây dị ứng và lên men trong khung ruột.
- Hạn chế cho bé ăn các thực phẩm, đồ ăn nhanh như đùi gà quay, xúc xích, bim bim, khoai tây chiên… Các món ăn này chứa nhiều chất bảo quản và phụ gia có nguy cơ gây dị ứng cho đường ruột của trẻ.
- Tránh ăn các thực phẩm có nhiều chất xơ như rau bầu, rau bí, hạt ngô, măng khô, măng tươi, đậu đỗ nguyên hạt… Những thực phẩm này gây khó tiêu cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Bên cạnh thắc mắc nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì và không nên ăn gì, nhiều mẹ còn băn khoăn nhiễm trùng đường ruột có nên ăn sữa chua không? Câu trả lời là CÓ vì sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ khi đang bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
Trong đường ruột có sự cân bằng giữa hệ vi sinh vật phân giải protein và hệ vi sinh vật phân giải đường. Chính điều này giúp tạo nên trạng thái cân bằng cho hệ vi sinh vật trong đường ruột. Khi có yếu tố tấn công vào hệ vi sinh vật phân giải đường như chất kháng sinh, chất cồn, hóa trị liệu, nhiễm trùng hay stress thì sự cân bằng lập tức sẽ bị phá vỡ.
Lúc này, hệ vi sinh vật phân giải protein sẽ tăng sinh, gây ra một số bệnh lý như tiêu chảy cấp, chướng bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa,… Việc ăn sữa chua trong giai đoạn này có tác dụng cung cấp cho đường ruột hệ vi khuẩn lactic sống – đây là một phần của hệ sinh vật phân giải đường. Theo đó, ăn sữa chua giúp phòng ngừa hoặc chữa trị một số bệnh lý về đường ruột nhờ khả năng tái thiết lập sự cân bằng của hệ vi sinh vật.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp được các thông tin cần thiết cho các mẹ để chăm sóc con một cách tốt nhất.
Trong quá trình chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho con, nếu có bất kỳ khó khăn nào cần sự đồng hành của các chuyên gia có chuyên môn, mẹ vui lòng inbox fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện:0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí trong suốt quá trình phát triển của con.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Hiện nay, dưới thời tiết nắng gắt của mùa hè đa số các bà mẹ lựa chọn cho con nằm trong phòng điều hòa để giúp con tránh khỏi đổ mồ hôi gây khó chịu và rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng điều hòa không đúng cách khiến trẻ hay gặp nhiều vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, viêm mũi,...Vì vậy, trước thực trạng đó các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã tổng hợp chi tiết những nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm thông qua bài viết dưới đây.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Sắt là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều mẹ trăn trở rằng liệu bổ sung sắt cho trẻ từ những năm tháng đầu đời có ảnh hưởng gì xấu tới con hay không và nên bổ sung như thế nào là hiệu quả, an toàn nhất? Vậy “ Có nên bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh?’’ hãy cùng các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu và giải đáp câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé