vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Trẻ biếng ăn làm thế nào? Mách mẹ 5 cách giúp trẻ ăn ngon

27/08/2020   1077 lượt xem

Biếng ăn ở trẻ em gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và trí não. Vậy trẻ biếng ăn làm thế nào? Sau đây, Viện Dinh dưỡng VHN Bio sẽ chia sẻ cho mẹ 5 cách để giúp trẻ cải thiện tình trạng biếng ăn.

1. Biếng ăn là gì?

Biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trong độ tuổi từ 1 - 6 tuổi. Trẻ biếng ăn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, ảnh hưởng xấu để sự phát triển về thể chất và trí tuệ như:

- Biếng ăn sinh lý: Do trẻ mắc các bệnh lý như ho, sốt, đau họng, rối loạn tiêu hóa,...

- Biếng ăn do tâm lý: Trẻ sợ ăn do bị cha mẹ ép ăn lâu dài, từng bị tổn thương đường tiêu hóa như nôn, sặc, trẻ quá mải chơi dẫn đến “quên” ăn cũng là những nguyên nhân gây ra biếng ăn ở trẻ.

- Thiếu máu, thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ chậm lớn, biếng ăn.

- Thiếu vận động nên không được tiêu hao năng lượng, từ đó dẫn đến chán ăn, không muốn ăn.

Các nguyên nhân này có thể xảy ra cùng lúc với các mức độ khác nhau tùy vào mỗi trẻ. Do vậy, mẹ cần bình tĩnh xử lý khi thấy con biếng ăn để tránh tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

> XEM THÊM:

- Những sai lầm trong chăm sóc khiến bé biếng ăn kéo dài

- Nguyên tắc điều trị cho trẻ biếng ăn dưới 1 tuổi

- Trẻ biếng ăn vì sao - Mẹ đã biết nguyên nhân chưa?

 

2. Trẻ biếng ăn phải làm sao?

Nhiều bố mẹ có con biếng ăn luôn trăn trở suy nghĩ không biết nên làm gì để cải thiện tình trạng biếng ăn kéo dài. Dưới đây là những cách giúp trẻ biếng ăn từ Viện Dinh dưỡng VHN Bio:

2.1. Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn

Mẹ để cho bé ngồi chung với các thành viên trong gia đình, để cho bé tự cầm thìa xúc ăn. Cha mẹ nên thường xuyên khích lệ, động viên, khen ngợi trẻ khi ăn để trẻ cảm thấy thích thú, phấn khích khi đến bữa.

Bố mẹ không nên ép trẻ khi trẻ không muốn ăn bởi hành động này sẽ khiến bé bị căng thẳng, hình thành cảm giác sợ ăn. Thay vào đó, cha mẹ có thể chia thành nhiều phần nhỏ cho trẻ ăn, sau khi ăn hết một phần, cha mẹ cho bé ăn tiếp phần tiếp theo. Khi đó, trẻ sẽ học được cảm giác no và không còn bị căng thẳng.

 

2.2. Chú ý thời gian ăn uống

Cha mẹ nên rèn cho bé tập trung trong bữa ăn, mỗi bữa ăn chỉ kéo dài trong khoảng 30 phút, không nên kéo dài thời gian ăn uống để tránh làm mất cảm giác ngon miệng. Đồng thời còn giúp cho trẻ có khả năng tự điều chỉnh lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

Cha mẹ không nên để khoảng cách giữa các bữa ăn quá gần hoặc quá xa, tốt nhất là khoảng từ 4 - 5 tiếng để đảm bảo lượng thức ăn đã được hấp thu và tạo cảm giác đói cho bé. Đặc biệt, mẹ không nên để trẻ ăn vặt giữa các bữa để tránh làm xáo trộn giờ ăn của bé.

2.3. Kiên nhẫn khi bé thử với đồ ăn mới

Việc cho bé thử một loại thực phẩm mới không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là với những trẻ biếng ăn. Mẹ nên kiên nhẫn với bé, cùng con trải nghiệm món ăn. Khi nhìn thấy bố mẹ ăn ngon miệng, bé sẽ bắt chước và làm theo.

 

2.4. Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng trong bữa ăn

Trong các bữa ăn của bé, mẹ nên chế biến với đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện. Việc thiếu hụt một số nhóm chất dinh dưỡng khiến cho cơ thể bị mệt mỏi, dễ bị bệnh. Cha mẹ cũng thường xuyên thay đổi các loại thực phẩm để trẻ không bị nhàm chán và đảm bảo cung cấp đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng khác nhau.

Các bé cũng rất dễ bị thu hút với những hình thù ngộ nghĩnh và nhiều màu sắc. Vì thế, mẹ có thể trang trí đồ ăn thành các hình thù đẹp mắt để bé hào hứng hơn trong mỗi bữa ăn.

 

2.5. Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe cung cấp vi chất dinh dưỡng cho bé

Khi đã áp dụng các phương pháp trên mà bé vẫn không hết biếng ăn, mẹ có thể bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng để giúp trẻ khôi phục cảm giác ngon miệng, đồng thời nâng cao sức khỏe cho bé.

Viện Dinh dưỡng VHN Bio xin giới thiệu sản phẩm Scumin - thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ công nghệ Bio-Organic tiên tiến của Hoa Kỳ. Scumin bổ sung nguồn khoáng vi lượng thiết yếu, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho biếng ăn như kẽm, selen, đồng, mangan, hiệp đồng công dụng với các dưỡng chất quan trọng như beta - glucan, tảo xoắn Spirulina, gừng, lysine, thành phần EX-CUMIN® độc quyền, giúp kích thích trẻ ăn ngon, tăng cảm giác thèm ăn ở trẻ. Sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thực vật, an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ, giúp trẻ hứng thú với bữa ăn, từ đó ăn ngon hơn.

 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn / Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. 

 

Bài viết liên quan

MÁCH MẸ 05 GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM VIÊM PHẾ QUẢN CHO BÉ

Viêm phế quản là tình trạng viêm đường thở trong phổi, gây ra ho và sản xuất chất nhầy. Bệnh hay xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi,  thời tiết lạnh giá này chính là cơ hội tốt để virus xâm nhập vào cơ thể bé gây bệnh. Đặc biệt, các mẹ có con nhỏ đang bị nhiễm phế quản cần lưu ý những giải pháp trị dứt điểm cũng như phòng viêm phế quản tái phát  cho con nhé.

 

Viêm phế quản ở trẻ em - Những điều cần biết cùng chuyên gia

Mùa lạnh đang đến đi kèm với nỗi lo lắng của rất nhiều bố mẹ có con em nhỏ, bởi đây là mùa các bé rất dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là viêm phế quản - là một bệnh viêm nhiễm của đường phế quản (ống dẫn không khí từ họng xuống phổi) gây ra do virus. Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu viêm phế quản ở trẻ em là gì cũng như cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả dưới đây nhé.

Viêm phế quản có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng ngừa

 

Viêm phế quản là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt hay gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể là do vi khuẩn, virus, khói thuốc lá và các hóa chất độc hại gây viêm nhiễm,sưng phù  đường dẫn khí khiến bệnh nhân khó thở, ho nhiều. Vậy viêm phế quản có nguy hiểm hay không? Bài viết dưới đây sẽ trả lời giúp bạn cũng như cách điều trị, phòng ngừa viêm phế quản hiệu quả.

Viêm phế quản: Tổng quan những điều cần biết và cách phòng tránh

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến liên quan đến đường hô hấp, là tình trạng viêm nhiễm đường phế quản gây ra các triệu chứng như ho, khò khè, khó thở, đau ngực. Bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời. Vậy làm thế nào để nhận biết được viêm phế quản? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn tổng quan những điều cần biết về viêm phế quản cũng như cách phòng tránh bệnh.

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé