Chứng biếng ăn lâu ngày ở trẻ nhỏ là tình trạng thường gặp, và luôn là vấn đề làm đau đầu các bố mẹ. Vì hệ quả của biếng ăn luôn đi kèm với các nỗi lo trẻ nhẹ cân, chậm lớn so với các bạn cùng trang lứa.
Trẻ biếng ăn lâu ngày không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ mà còn là “nguyên nhân gốc rễ” gây ra những vấn đề sức khỏe dinh dưỡng khác như thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch, dễ ốm vặt khi giao mùa... Để giúp các bố mẹ có giải pháp khắc phục cho tình trạng biếng ăn của trẻ, Viện dinh dưỡng VHN Bio xin chỉ ra 4 hậu quả khôn lường và biện pháp khắc phục trẻ biếng ăn lâu ngày qua bài viết dưới đây.
Biếng ăn sinh lý là tình trạng trẻ đột ngột lười ăn hoặc ăn ít hơn so với bình thường trong khoảng 1-2 ngày. Cũng có những trường hợp kéo dài đến 1-2 tuần tùy theo giai đoạn. Nguyên nhân gây ra hiện tượng biếng ăn sinh lý có thể là do:
- Trẻ sinh non, sinh mổ, bị thiếu chất dinh dưỡng và các yếu tố vi lượng ngay từ khi còn trong bào thai.
- Cơ thể bé có sự thay đổi về mặt sinh lý: Thời điểm bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, mọc răng, tập đi, tập nói…
- Ngay cả khi bé ở trạng thái khỏe mạnh, khi bé hiếu động, mải khám phá khả năng của cơ thể, học tập và lắng nghe mọi thứ mới lạ xung quanh, không chú tâm tới việc ăn uống nên cũng có những giai đoạn ăn ít hẳn trong vài ngày hoặc vài tuần.
> XEM THÊM:
“Tất tần tật” những điều bố mẹ cần biết về tình trạng bé biếng ăn
Những cách khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ
15 nguyên nhân trẻ biếng ăn và cách khắc phục
Biếng ăn bệnh lý xảy ra khi trẻ gặp khó khăn trong vấn đề về nhai nuốt, hấp thụ chất dinh dưỡng và mắc các bệnh về nhiễm trùng hoặc các rối loạn đường tiêu hóa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trẻ biếng ăn lâu ngày.
Một số bệnh gây ra biếng ăn bệnh lý như:
- Trẻ bị viêm amidan, viêm tuyến nước bọt, mọc răng… dẫn đến việc nhai nuốt rất đau và khó khăn. Từ đó gây ra chứng biếng ăn lâu ngày ở trẻ nhỏ.
- Các bệnh về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột đều gây ra tình trạng tiêu chảy, nôn trớ, táo bón...; khiến bé trở nên lười ăn, chán ăn.
- Các bệnh nhiễm trùng: Hệ miễn dịch của trẻ rất non nớt kể từ khi mới sinh và hoàn thiện dần theo thời gian, trong giai đoạn đó cơ thể bé chưa đủ khả năng tự bảo vệ, dễ bị các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus tấn công. Khi trẻ bị ốm, hàm lượng các vitamin và khoáng chất bị mất đi rất lớn, đặc biệt là vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, sắt, kẽm, magie,... làm trẻ không có cảm giác ngon miệng khi ăn.
- Sử dụng các loại thuốc kháng sinh, chống viêm gây ra tình trạng chướng bụng, khó tiêu, táo bón và chán ăn.
- Nhiễm ký sinh trùng như giun, sán,... cũng là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn lâu ngày.
Do cơ thể không đủ khỏe mạnh và không được bổ sung đầy đủ các vi khoáng và dưỡng chất thiết yếu, kết hợp thêm yếu tố khó khăn về ăn uống dẫn đến biếng ăn bệnh lý. Trẻ có thể gặp phải biếng ăn bệnh lý nhiều lần trong suốt quá trình phát triển.
Trẻ biếng ăn lâu ngày sẽ thiếu hụt lượng lớn các vitamin và khoáng chất như: Canxi, kẽm, sắt, vitamin A, C, D, B… - các vi khoáng chất vốn để tạo nên bức tường vô hình bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây hại cho cơ thể. Chính bởi vậy, hệ miễn dịch của trẻ ngày càng kém và dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa, đường hô hấp,...
Các số liệu thống kê cho thấy: Khi suy giảm hệ miễn dịch, trẻ biếng ăn lâu ngày sẽ có số ngày bệnh nhiều hơn 29%, nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp trên nhiều hơn 45%.
Nhiều chuyên gia cũng cho biết: 2 năm đầu đời là thời điểm vàng để phát triển tốt nhất về chiều cao, cân nặng, khả năng quan sát và học hỏi. Bởi vậy, trẻ biếng ăn lâu ngày trong giai đoạn này có nguy cơ thấp còi, nhẹ cân nhiều hơn 3 lần so với chỉ số lý tưởng của trẻ ăn uống tốt.
Ngoài ra, chứng biếng ăn lâu ngày khiến trẻ bị tâm lý chán ăn kéo dài, không hấp thu được các vi chất quan trọng dẫn đến rối loạn tăng trưởng: thiếu vitamin A khiến khô mắt, khô giác mạc, nguy cơ cận thị và loạn thị cao; thiếu vitamin nhóm B ảnh hưởng đến việc trao đổi chất trong cơ thể; thiếu sắt gây thiếu máu; thiếu vitamin D, canxi gây bệnh còi xương, ảnh hưởng đến gân khớp và chiều cao…
Nhiều nghiên cứu cho thấy chỉ số phát triển trí tuệ MDI (Mental Developmental Index) của trẻ ăn uống đủ chất là 110 điểm, trong khi những trẻ biếng ăn chỉ có 96 điểm. Sự thua thiệt này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ kéo dài suốt nhiều năm về sau.
Trẻ biếng ăn lâu ngày có nguy cơ thiếu một hoặc nhiều chất quan trọng tác động đến sự hình thành và phát triển của não bộ như: Protein, Omega 3, Omega 6, DHA, Sắt, Taurin, chất béo….
Những biểu hiện cha mẹ dễ nhận thấy nhất đối với trẻ biếng ăn lâu ngày là trẻ mệt mỏi, thể lực yếu, ngại vận động, ngại giao tiếp, kém tập trung, hay lơ là trong việc học tập, có thể xảy ra một vài chứng bệnh như: rối loạn ngôn ngữ, bệnh khó học, bệnh lý vận động miệng…
Do không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, trẻ biếng ăn lâu ngày thường xuyên ở trong tình trạng mệt mỏi, chậm chạp, khó hòa nhập, khả năng thích ứng cùng môi trường kém; không đủ thể lực để vận động, vui chơi và giao tiếp cùng bạn bè. Thời gian này càng kéo dài, trẻ càng dễ mắc bệnh về tâm lý như trầm cảm, tự kỷ ở trẻ nhỏ.
- Làm trống ống tiêu hóa, tạo cho trẻ cảm giác nhanh đói: Cung cấp các vi khoáng như kẽm, selen, đồng, mangan… là nguyên liệu tạo ra các enzym tiêu hóa. Giúp phân rã, tiêu hóa hết lượng thức ăn trong bụng trẻ rồi sắp xếp lại thời gian và phân bổ lượng thức ăn cho bé hàng ngày.
- Thứ hai: Nhanh chóng khôi phục, kích thích vị giác của trẻ bằng cách cho trẻ ăn các thức ăn chứa nhiều khoáng chất như kẽm, sắt, selen,... Trình bày đa dạng món ăn để trẻ có cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn.
- Thứ ba: Tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất bằng cách ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất (rau xanh, hoa quả) và các axit amin thiết yếu (thức ăn giàu đạm); bổ sung bằng đường uống một số chế phẩm tăng cường dinh dưỡng phù hợp cho trẻ ở các bữa phụ.
Xem thêm : Bé biếng ăn làm sao
- Kiên nhẫn dỗ dành các bé, không thúc ép, quát mắng trẻ trong lúc ăn.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Tránh việc vô tình tạo ra những thói quen xấu trong thời gian ăn uống của trẻ biếng ăn lâu ngày như: chạy nhảy, xem tivi, nghịch ngợm, không chú tâm ăn uống…
- Bổ sung các vi khoáng kích thích trẻ ăn ngon như kẽm, sắt,...
- Đa dạng hóa các món ăn, giúp bé vui thích hơn trong trải nghiệm ăn uống và làm quen với nhiều thực phẩm khác nhau
Trên đây là những kiến thức giúp bố mẹ hiểu hơn về tình trạng biếng ăn của trẻ và tìm ra biện pháp khắc phục được tình trạng trẻ biếng ăn lâu ngày. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình chăm sóc con trẻ, bố mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn / Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé