Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Trẻ biếng ăn là vấn đề thường gặp của nhiều gia đình, đặc biệt khi bé ở độ tuổi ăn dặm. Biếng ăn kéo dài có thể để lại nhiều hệ lụy với sức khỏe. Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì và làm sao để con sớm cải thiện? Ba mẹ cùng theo dõi bài viết sau.
Trẻ nhỏ đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển thường có nhu cầu dinh dưỡng lớn hơn nhiều lần so với người lớn. Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ đến từ sữa mẹ/ hoặc sữa công thức và các thực phẩm hàng ngày. Chính vì vậy, nếu trẻ biếng ăn, cơ thể không được nạp đủ calo và dưỡng chất sẽ để lại nhiều tác hại với sức khỏe.
Khi nguồn thức ăn bị cắt giảm, các chất dinh dưỡng đa lượng như chất béo, protein, carbohydrate, khoáng đa lượng,... không được đảm bảo trong khi đây là các chất chính đảm bảo hoạt động bình thường của cơ thể.
- Carbohydrat: khi vào trong cơ thể chuyển hóa thành glucose - là nguồn cung cấp năng lượng chính cho mọi hoạt động. Carbohydrat có trong các thực phẩm giàu tinh bột (gạo, lúa mì, ngô, khoai,...) và chất xơ (rau củ).
- Protein: được chuyển hóa thành các acid amin. Protein đóng vai trò quan trọng để duy trì các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể, phát triển các mô, tạo cơ. Khi cơ thể không đủ calo, protein dự trữ cũng có thể cung cấp năng lượng. Trẻ dưới 3 tháng tuổi nhu cầu protein từ chế độ ăn là 2,2g/kg/ngày và với trẻ 5 tuổi là 1,2g/kg/ngày.
- Chất béo (lipid): là thành phần cấu tạo thành tế bào nên rất quan trọng, đặc biệt với sự phát triển của tế bào thần kinh. Chất béo cũng cần thiết cho sự hình thành hệ miễn dịch, tăng trưởng mô và sản xuất hormon,...
- Ngoài các nhóm chất sinh năng lượng ở trên còn có các khoáng đa lượng như natri, kali, magie, canxi, phospho,... mà cơ thể cần lượng lớn mỗi ngày để duy trì mọi hoạt động bình thường.
Biếng ăn khiến cho trẻ không được cung cấp đủ các chất đa lượng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Tình trạng này kéo dài rất dễ dẫn đến suy dinh dưỡng, thấp còi thậm chí ảnh hưởng đến tim mạch và não bộ.
Các chất vi lượng (vi chất dinh dưỡng) chỉ chiếm một phần nhỏ trong nhu cầu cơ thể nhưng tầm quan trọng không thể coi thường, một sự thiếu hụt nhỏ cũng dẫn đến các rối loạn trong chuyển hóa. Nhóm chất này bao gồm vitamin và các khoáng vi lượng. Các vitamin và khoáng chất điển hình cần thiết cho trẻ nhỏ như: vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin D,... và kẽm, sắt, đồng, selen, mangan, iod,...
Những vi khoáng này quan trọng với các hoạt động tiêu hóa, khả năng miễn dịch và đề kháng, đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Tuy nhiên, ba mẹ lại thường chú trọng đến các chất dinh dưỡng đa lượng hơn và bỏ quên các chất vi lượng vô cùng quan trọng này nên có rất nhiều trẻ thiếu hụt vi chất mà không hề hay biết.
Trẻ biếng ăn thường thiếu hụt vi chất dinh dưỡng khiến cho cơ thể mệt mỏi, đề kháng kém, hay ốm vặt, tiêu hóa kém và ăn uống không ngon miệng. Tình trạng này càng làm trầm trọng biếng ăn hơn và tạo thành vòng xoáy bệnh lý không hồi kết.
Đối với trẻ biếng ăn, các dưỡng chất bổ sung không chỉ giúp con bù đắp thiếu hụt dinh dưỡng do không cung cấp đủ thực phẩm mà còn giúp cải thiện vị giác, tăng cường tiêu hóa để con khỏe mạnh và ăn uống ngon miệng trở lại. Trong đó, việc tăng cường các vi chất dinh dưỡng là vô cùng cần thiết. Dưới đây là các vi chất dinh dưỡng thiết yếu ba mẹ cần chú ý bổ sung khi trẻ biếng ăn.
Vitamin B đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi từ 0−12, giúp đảm bảo sự phát triển ổn định và cân bằng trong những năm đầu đời. Không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của não bộ, các loại vitamin nhóm B còn đặc biệt hỗ trợ quá trình tiêu hóa:
- Vitamin B1 liên quan đến hoạt động của men tiêu hóa, tiết acid dịch vị và tăng nhu động tại ruột non
- Vitamin B2 hỗ trợ chuyển hóa các chất đường, đạm, chất béo đồng thời có tác dụng bảo vệ, làm lành niêm mạc miệng, niêm mạch ruột.
- Vitamin B3 giúp tăng cường tiết dịch mật, dịch tiêu hóa để thúc đẩy chuyển hóa các chất dinh dưỡng
- Vitamin B5 đảm bảo hoạt động co bóp, nhu động của toàn bộ hệ tiêu hóa, đồng thời là thành phần cấu tạo của coenzym A liên quan đến men tiêu hóa
- Vitamin B9 đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa, sự tạo thành của tế bào máu, tăng sinh tế bào và sự lớn lên của cơ thể
Ngoài ra, vitamin nhóm B cần thiết để cung cấp năng lượng cho tế bào, tham gia vào hoạt động của hệ miễn dịch và giúp tăng cường sức đề kháng.
Trẻ thiếu vitamin nhóm B thường hay gặp các vấn đề rối loạn tiêu hóa, còi cọc và chậm lớn. Do đó, với trẻ biếng ăn và chậm tăng cân, trẻ nên được bổ sung thêm vitamin B qua các thực phẩm như: thịt heo, gan động vật, bông cải xanh, rau bina, trứng, sữa, các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt điều…),... Tuy nhiên mẹ cần lưu ý trong chế biến thực phẩm vì vitamin B là loại vitamin tan trong nước nên dễ bị hao hụt.
Kẽm là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của cơ thể. Trẻ thiếu kẽm thường có sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh, vị giác giảm nên trở nên biếng ăn và chậm phát triển. Ngoài ra còn có một số biểu hiện như: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy không rõ nguyên nhân, hay ra mồ hôi trộm, ngủ không ngon giấc, tóc và móng giòn, dễ gãy, vết thương lâu lành...
Trẻ biếng ăn nên bổ sung kẽm vì nhiều nguyên nhân, liên quan đến cơ chế hoạt động của kẽm trong cơ thể. Kẽm giúp hình thành các gai vị giác giúp trẻ cảm nhận tốt mùi vị của thức ăn, ăn uống ngon miệng hơn. Kẽm tham gia vào hoạt động của hơn 300 enzym khác nhau, thúc đẩy sự phát triển và lớn lên của tế bào. Ngoài ra, kẽm đảm bảo cơ chế đề kháng của cơ thể, giúp trẻ luôn có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, không lo ốm bệnh.
Kẽm không được cơ thể dự trữ nên việc bổ sung thường xuyên là rất quan trọng để đảm bảo các hoạt động chức năng bình thường. Hải sản (tôm, cua, ốc,..), thịt bò, các loại đậu đỗ, ngũ cốc, … là các thực phẩm rất giàu kẽm mà mẹ có thể bổ sung vào thực đơn cho con. Mẹ nên kết hợp giữa các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật và có thể cân nhắc sử dụng sản phẩm bổ sung kẽm.
Bên cạnh kẽm thì sắt cũng là một nguyên tố vô cùng quan trọng, hỗ trợ tốt cho quá trình chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng. Sắt quan trọng với quá trình hình thành hồng cầu, vận chuyển oxy đi khắp cơ thể giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu và cung cấp năng lượng giúp trẻ khỏe mạnh. Trẻ thiếu sắt thường mệt mỏi, yếu ớt và tăng trưởng chậm, đặc biệt có thể ảnh hưởng đến hoạt động trí não và nhận thức.
Để đảm bảo con được cung cấp đủ sắt, mẹ nên chú ý đến các thực phẩm khi xây dựng chế độ ăn như: thịt nạc, các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, rau bina, bí ngô, bông cải xanh,...
Ngoài các vi chất dinh dưỡng thì lysine là một acid amin quan trọng thường được bổ sung cho trẻ biếng ăn. Lysine là một trong 12 acid amin thiết yếu cần có trong bữa ăn hằng ngày, quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch, phát triển men tiêu hóa và kích thích ăn ngon. Đặc biệt, trẻ nên bổ sung lysine để phát triển cơ, xương và phục vụ cho nhu cầu biệt hóa tế bào.
Nhu cầu lysine ở trẻ đang phát triển rất cao trong khi cơ thể không tự tổng hợp được. Do đó, mẹ cần chú ý bổ sung cho trẻ biếng ăn qua các thực phẩm như: thịt bò, các loại đậu đỗ, sữa, phô mai, hoa quả màu đỏ/cam (cà chua, cà rốt, cam,...), động vật có vỏ (tôm, cua, sò,...)...
Ngoài ra, để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, mẹ có thể bổ sung thêm cho con các lợi khuẩn từ probiotics, giúp ổn định và cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện các rối loạn tiêu hóa.
Với trẻ biếng ăn thì việc xây dựng thực đơn và chế độ dinh dưỡng thích hợp là yếu tố vô cùng quan trọng. Thực đơn phải dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của bé tùy theo độ tuổi và thể trạng, cân đối các nhóm thực phẩm và lượng thích hợp. Ba mẹ cần tuyệt đối không ép trẻ ăn để tránh biếng ăn tâm lý trở nên nghiêm trọng hơn, thay vào đó là đảm bảo quy tắc bàn ăn, sắp xếp thời gian các bữa ăn hợp lý và thay đổi trong cách chế biến cũng như bày trí để con hứng thú hơn với ăn uống.
Khi trẻ biếng ăn, thay vì ép con ăn nhiều thì mẹ nên ưu tiên các thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, dù con ăn được lượng ít nhưng vẫn đảm bảo đủ chất. Dưới đây là top 10 các thực phẩm mẹ có thể tham khảo để thêm vào khẩu phần ăn của bé nhé!
Trứng giúp cung cấp cho trẻ lượng protein và chất béo lành mạnh, giàu vitamin A và vitamin B12. Trứng giúp trẻ tăng cân nhanh, phát triển não bộ và hệ thống thần kinh.
Do trứng và một loại thực phẩm có tính dị ứng nên với trẻ dưới 1 tuổi mẹ chỉ cho ăn lòng đỏ trứng với lượng thích hợp. Trẻ trên một tuổi có thể ăn cả lòng trắng và lòng đỏ.
Cá hồi là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng với hàm lượng cao các acid béo omega-3, chất chống oxy hóa đặc biệt tốt cho sự phát triển của não bộ. Cá hồi với màu sắc bắt mắt và dễ chế biến được rất nhiều bạn nhỏ ưa thích.
Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu,... rất giàu sắt, kẽm, vitamin B, bổ sung dinh dưỡng giúp trẻ phát triển tốt. Trẻ bắt đầu từ 7 tháng có thể làm quen với các thực phẩm này, tuy nhiên mẹ cần cân đối lượng thức ăn phù hợp tránh bổ sung quá mức ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Đây là nguồn thực phẩm tuyệt vời bổ sung protein, sắt, kẽm, vitamin B6, B12, đồng, phốt pho và selen. Thịt gà tốt cho phát triển cơ bắp ở trẻ, giúp con cứng cáp hơn.
Thịt heo/ lợn nạc rất giàu chất sắt và vitamin B bổ sung cho trẻ. Đây cũng là thực phẩm phổ biến thường ngày trong các bữa ăn của gia đình Việt. Chọn thịt heo cho trẻ mẹ nên lựa phần thịt thăn nạc giòn mà không quá dai.
Các động vật có vỏ giúp trẻ bổ sung kẽm, vitamin B và lysine. Đặc biệt hàu là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, bổ sung thêm nhiều acid amin cần thiết. 6 con hàu có thể bổ sung đến 30mg kẽm cho nhu cầu cơ thể của trẻ.
Tôm, cua là các thực phẩm thông dụng trong chế biến đồ ăn dặm cho bé. Tuy nhiên đây là các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng nên mẹ cần cẩn thận khi dùng cho con, có thể dùng ít một để con làm quen dần.
Trong thịt chim bồ câu chứa tỷ lệ protein dồi dào mà lại rất dễ hấp thu, ngoài ra các vitamin A, B và thành phần dinh dưỡng giàu gấp nhiều lần các loại thịt khác. Cháo chim bồ câu là một món ăn bổ dưỡng, mẹ có thể kết hợp với rau xanh và củ (rau ngót, cà rốt, bí đỏ) cho trẻ từ 8 tháng tuổi.
Rau chân vịt (hay rau bina được mệnh danh là “siêu thực phẩm” với hàm lượng dinh dưỡng rất cao, giàu vitamin A và C, folate, vitamin E và các chất chống oxy hóa. Rau chân vịt đem lại hàng loạt lợi ích sức khỏe tuy nhiên chỉ dùng cho bé trên 4 tháng và sử dụng với lượng thích hợp
Khoai tây cung cấp carbohydrate dồi dào, chuyển thành glucose tạo năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Khoai tây là nguồn tinh bột dễ tiêu hóa, ngoài ra còn bổ sung nhiều vitamin A, B, kali,...
Đây là thực phẩm rất dễ chế biến, lại giúp bổ sung sắt, kẽm cho trẻ. Không chỉ đậu Hà Lan mà các loại đậu đỗ đều rất tốt cho trẻ biếng ăn. Ngoài ra, loại đậu này còn chứa lượng lớn chất xơ hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa.
Bơ chứa nhiều chất béo lành mạnh, có giá trị dinh dưỡng rất cao, bổ sung nhiều calo giúp trẻ tăng cân nhanh. Khác với các loại trái cây khác, hàm lượng đường trong bơ khá thấp, ngoài ra rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Chuối bổ sung cho trẻ biếng ăn lượng calo dồi dào, nhiều vitamin và khoáng chất. Mẹ có thể dễ dàng tạo ra nhiều món ngon từ chuối ngoài việc ăn trực tiếp như: trộn cùng sữa, sữa chua, xay sinh tố hoa quả,...
Trẻ dưới 6 tháng tuổi thì sữa là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo và duy nhất. Với những trẻ sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu thì có thể sử dụng thêm sữa công thức để đảm bảo dinh dưỡng. Mặc dù từ 6 tháng, con sẽ được cho ăn bổ sung nhưng sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính ít nhất đến khi đủ 1 tuổi.
Sữa được đề cập sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi là sữa mẹ và sữa công thức, các loại sữa tươi chỉ nên dùng sau 1 tuổi với lượng phù hợp.
Đến độ tuổi ăn dặm và trên 1 tuổi thì ngoài duy trì lượng sữa phù hợp thì sữa chua cũng là một lựa chọn tốt cho trẻ biếng ăn. Ngoài bổ sung nhiều canxi và vitamin B thì sữa chua cung cấp lợi khuẩn hỗ trợ cho việc tiêu hóa thức, giúp bé mau đói bụng và ăn uống tốt hơn.
Phô mai cũng là thực phẩm cung cấp nhiều calo mà mẹ có thể lựa chọn cho các bữa phụ của con nhờ chứa hàm lượng lớn carbohydrat, chất béo và còn bổ sung thêm canxi.
Ngũ cốc, hạnh nhân, óc chó,... giúp cung cấp sắt, kẽm và vitamin B cho trẻ biếng ăn. Các loại hạt có hàm lượng dinh dưỡng cao này có thể được chế biến bằng cách xay nhuyễn thành bột, nấu cháo hoặc nấu sữa hạt. Mẹ cũng cần chú ý đến nguy cơ dị ứng khi cho bé dùng các loại hạt.
Cân bằng dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ, trong đó một chế độ ăn khoa học là điều nhiều ba mẹ đang cố gắng hướng tới cho con. Tuy nhiên, khi ba mẹ ngày ngày đi làm bận rộn không dành được nhiều thời gian cùng con nhỏ, con biếng ăn nên việc bổ sung từ thực phẩm trở nên khó khăn thì các sản phẩm cốm hay siro bổ sung thường được lựa chọn.
VHN Bio với phương châm chăm sóc sức khỏe “Thuận tự nhiên”, kế thừa thành công của sản phẩm Scumin, đã cải tiến và cho ra đời dòng cốm dinh dưỡng mới SCUMIN GOLD - Kẽm hữu cơ sinh học toàn diện cho trẻ biếng ăn.
Bên cạnh bảo toàn bộ tứ khoáng chất thiết yếu từ mầm đậu xanh thiên nhiên, đặc biệt là Kẽm Bio Organic hấp thu đến 95%, Scumin Gold điều chỉnh và có những đột phá mới trong công thức. Nổi bật nhất là việc bổ sung tổ hợp vitamin nhóm B và C theo tỷ lệ vàng, được nhập khẩu hoàn toàn từ Đức (tập đoàn Stern Vitamin), không chỉ giúp con ăn uống ngon miệng mà còn tăng cường chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng. Cải tiến trong công thức điều hương điều vị với hương liệu nhập khẩu từ Pháp, cho vị sữa ngô non gần giống sữa mẹ, thanh nhạt dễ uống. Cùng với thành phần Lysine, sự kết hợp vượt trội này mang đến hiệu quả cải thiện biếng ăn chỉ sau 1 - 2 tuần. Scumin Gold hứa hẹn là sản phẩm không thể bỏ qua với các gia đình có trẻ biếng ăn, kém hấp thu, chậm tăng cân.
Scumin Gold là sản phẩm được ứng dụng Công nghệ Bio-Organic chuyển giao trực tiếp từ Hoa Kỳ, hiện đang là dòng công nghệ tiên phong và duy nhất trong thời điểm hiện tại ở Việt Nam sản xuất TPBVSK. Thành phần có trong Scumin Gold đều được chiết xuất 100% thiên nhiên từ mầm đậu xanh. Vì vậy, Scumin Gold đã mang lại nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các dòng có công dụng tương tự:
- Nguyên liệu hữu cơ sinh học đạt tiêu chuẩn.
- Vi khoáng sinh học Bio Organic hấp thu lên đến 95%. Hấp thu gấp 6,3 lần khoáng vô cơ; gấp 3,5 lần khoáng hữu cơ tổng hợp.
So sánh đặc tính kẽm hữu cơ sinh học so với các dòng kẽm khác:
- Tăng hàm lượng dưỡng chất lên đến 1000 lần so với tự nhiên.
- Sinh khả dụng cao.
- Sử dụng với liều nhỏ nhưng vẫn đạt hiệu quả điều trị.
- Đào thải hết lượng dư thừa sau 10 tiếng.
- Không gây tích tụ trong cơ thể.
- An toàn để sử dụng thường xuyên và lâu dài.
- Mùi vị thơm ngon, dễ sử dụng, có thể ăn trực tiếp.
Mẹ Trương Ngọc Lan chia sẻ về cách "Chăm con thuận tự nhiên": Hai bé nhà chị Lan ăn uống ngon miệng, bố mẹ tự tin cho con đi du lịch xa cùng gia đình mà không cần lo lắng gì hết. Ai cũng nghĩ, vợ chồng chị Lan chăm con rất nhàn nhưng đâu biết chị đã trải qua một thời kỳ con biếng ăn khủng khiếp, sức đề kháng của con cũng kém nen thường xuyên phải vào viện. Vậy bí quyết của chị Lan là gì? Ba mẹ cùng theo dõi dưới đây nhé!
Viện dinh dưỡng VHN Bio luôn quan niệm rằng, mỗi em bé sinh ra đều được yêu thương và chăm sóc trọn vẹn nhất để phát triển khôn lớn và khỏe mạnh. Vì vậy, ngoài cung cấp những sản phẩm chất lượng, an toàn, lành tính thì các Bác sĩ, Dược sĩ của Viện luôn muốn lắng nghe, thấu hiểu những nồi niềm của mẹ. Để làm được điều đấy, mỗi Bác sĩ, Dược sĩ luôn hiểu rõ tình trạng của từng bé, trở thành những người bạn, người đồng hành với ba mẹ trong hành trình chăm con.
Rất cảm ơn mẹ Nhân - người đã đồng hành với Viện và Dược sĩ Thủy trong suốt hơn 3 năm vừa qua!
Hãy liên hệ với chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, tìm hiểu thêm thông tin qua website:http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 / Zalo: 0936.65.35.45 để được các bác sĩ/ dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí trong suốt quá trình phát triển của con.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé