Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Trẻ biếng ăn không còn là câu chuyện của riêng gia đình nào, nhưng không phải ba mẹ nào cũng thực sự hiểu rõ về vấn đề biếng ăn ở trẻ nhỏ. Tại sao con biếng ăn là làm thế nào để cải thiện tốt nhất? Ba mẹ cùng đi tìm lời giải đáp qua bài viết sau.
Biếng ăn là một rối loạn ăn uống ở trẻ với các biểu hiện: trẻ không chịu ăn, từ chối thức ăn; quấy khóc, quay mặt đi khi mẹ đút thức ăn; phun ngậm thức ăn; chạy trốn khi đến bữa ăn,... Có thể đánh giá một đứa trẻ biếng ăn dựa trên 3 yếu tố: số bữa ăn và lượng thức ăn mỗi bữa ít, không đảm bảo; thời gian hoàn thành bữa ăn kéo dài và trạng thái tinh thần chống đối khi ăn (la khóc, trốn,...)
Biếng ăn không phải một bệnh lý mà là hệ quả của nhiều yếu tố khác nhau tác động. Tình trạng trẻ biếng ăn thường được chia ra làm 3 dạng chính:
- Biếng ăn sinh lý: xảy ra trùng với một giai đoạn phát triển nào đó của trẻ như tập bò, tập cầm nắm, tập đi,... Khoảng thời gian này, cơ thể của trẻ tập trung cho việc hoàn thiện các kỹ năng mới, trẻ sẽ trở nên xao nhãng việc ăn uống, không có cảm giác thèm ăn. Thường tình trạng này sẽ cải thiện sau khoảng 1 - 2 tuần.
- Biếng ăn bệnh lý: là tình trạng biếng ăn khi trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe. Các bệnh viêm đường hô hấp, tình trạng rối loạn tiêu hóa, các vấn đề về răng miệng như mọc răng, viêm loét,... đều có thể làm trẻ khó khăn trong việc ăn uống và dần trở nên biếng ăn.
- Biếng ăn tâm lý: biếng ăn đến từ những tác động tiêu cực về tâm lý như thay đổi môi trường sống, thay đổi người chăm sóc, trẻ bị la mắng, ép ăn,...
Trẻ biếng ăn có thể do nhiều yếu tố khác nhau tác động, hiểu rõ và tìm ra đúng nguyên nhân sẽ giúp cho ba mẹ có chiến lược phù hợp nhất để giúp con sớm cải thiện. Dưới đây VHN Bio sẽ điểm qua 15 nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn.
Trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị tấn công bởi virus, vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là các bệnh viêm đường hô hấp: viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi,... Trẻ bị bệnh nên cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến vị giác nên trở nên biếng ăn.
Các rối loạn tiêu hóa gây nôn và buồn nôn, tiêu chảy, táo bón,... đều tác động và làm giảm hứng thú ăn uống của trẻ. Trong các trường hợp này mẹ phải sớm tìm ra nguyên nhân và khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa thì bé mới có thể ăn ngon trở lại.
Khi mọc răng, lợi sẽ sưng và nứt ra gây đau đớn, khó chịu nên trẻ biếng ăn trong những ngày này là điều dễ hiểu. Lúc này mẹ nên tăng cường dinh dưỡng cho con qua các thực phẩm mềm, lỏng và không nên ép con ăn uống như bình thường. Khi răng mọc hoàn toàn, bé sẽ không còn biếng ăn nữa.
Độ tuổi ăn dặm được WHO khuyến cáo là 6 tháng tuổi. Nhiều ba mẹ nóng vội sớm cho con ăn dặm trước độ tuổi hoặc trước khi cơ thể con có các tín hiệu sẵn sàng sẽ để lại ảnh hưởng xấu. Khi ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện dẫn đến các rối loạn, có thể gây ra tình trạng kém hấp thu và làm cho trẻ biếng ăn. Trong một số trường hợp, việc ăn dặm làm giảm lượng sữa của con có thể dẫn đến thiếu hụt sắt, kẽm và một số chất dinh dưỡng quan trọng.
Ba mẹ đừng nghĩ con còn nhỏ mà không biết kén ăn nhé! Cũng như người lớn, con cũng có những món ăn ưa thích và không thích, nhất là với trẻ 8 tháng tuổi nhận thức bắt đầu hoàn thiện hơn. Việc trẻ từ chối một vài món ăn nhất định rất có thể là do món ăn không hợp khẩu vị, nếu kéo dài sẽ làm trẻ biếng ăn. Điều mẹ cần làm là cho con thử nhiều loại thực phẩm với các cách chế biến khác nhau để tìm ra sở thích của con. Tuy nhiên, việc này không đồng nghĩa là ba mẹ nuông chiều mà cần cân bằng các thực phẩm trong chế độ ăn.
Việc lặp đi lặp lại một vài món ăn nào đó sẽ gây nhàm chán, giảm hứng thú ăn uống, khiến con không muốn ăn và dần gây biếng ăn. Không chỉ vậy, việc không đa dạng thực đơn có thể khiến con thiếu chất hoặc ảnh hưởng đến thói quen ăn uống sau này - con khó tiếp nhận thực phẩm mới, kén ăn hơn.
Mỗi độ tuổi đòi hỏi món ăn có những cách chế biến, cấu trúc khác nhau. Cấu trúc thức ăn dặm không phù hợp có thể khiến trẻ biếng ăn và ảnh hưởng đến kỹ năng ăn uống sau này. Một số sai lầm ba mẹ hay gặp là: cho con ăn quá thô gây ảnh hưởng đến dạ dày, cho con ăn cháo quá lâu dù đã 1 tuổi,...
Nhiều ba mẹ nghĩ con ăn thật nhiều cơm cháo (tinh bột) hay nhiều thịt (đạm) sẽ mau lớn, nhanh tăng cân. Thực tế thì việc khẩu phần ăn không cân đối giữa 4 nhóm chất bột đường - đạm - chất béo - vitamin và khoáng khiến bé cảm thấy nhàm chán, đồng thời gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Hậu quả không chỉ là trẻ biếng ăn mà còn thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Trẻ thường bị hấp dẫn bởi những món ăn vặt trong khi nhiều ba mẹ khi thấy con không chịu ăn có xu hướng cho con ăn vặt để vù vào. Đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm vì những món ăn vặt nhiều calo nhưng rất nghèo nàn về dinh dưỡng. Con ăn quá nhiều bánh kẹo, snack,... sẽ luôn trong trạng thái no và không muốn ăn bữa chính nữa, dần sẽ trở nên biếng ăn.
Nếu thức ăn của cữ ăn trước chưa được tiêu hóa hết thì việc con không muốn dùng bữa ăn sau đó là điều dễ hiểu. Tùy theo độ tuổi mà mẹ sắp xếp bao nhiêu bữa ăn một ngày cho con. Tuy nhiên, việc sắp xếp lịch ăn nên dựa vào thời gian tiêu hóa khác nhau của mỗi loại thực phẩm và hoạt động hệ tiêu hóa của trẻ. Hãy để cho con đói, con sẽ ăn uống ngon miệng hơn đó!
Thói quen giúp con ăn ngoan bằng cách dùng điện thoại, ipad, tivi hay cho con vừa chơi vừa ăn phổ biến trong nhiều gia đình. Trên thực tế thì những thói quen đó vô cùng có hại cho trẻ. Nếu trẻ không tập trung vào việc ăn và chỉ ăn thụ động thì sẽ không cảm nhận được mùi vị thức ăn, dạ dày cũng tiết ít men tiêu hóa hơn nên hậu quả không chỉ là bé biếng ăn mà còn ảnh hưởng đến dạ dày, gây rối loạn tiêu hóa.
Khi bé bắt đầu đi học hoặc thay đổi chỗ ở, người chăm sóc sẽ khiến bé không kịp
thích nghi với lối sinh hoạt mới. Tiếp xúc với người lạ, thay đổi khẩu vị thức ăn ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ và có thể khiến trẻ chán ăn.
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây biếng ăn tâm lý ở trẻ. Lo lắng vì con nhẹ cân, ăn không đủ nên ba mẹ thường có xu hướng ép ăn, dụ con ăn. Việc bị đánh lừa, dọa nạt, thậm chí là la mắng sẽ tạo tâm lý sợ sệt, căng thẳng mỗi khi đến giờ ăn. Ăn đã không còn là trải nghiệm thú vị với con nữa mà chỉ là nỗi ám ảnh.
Trong giai đoạn phát triển của trẻ sẽ có một vài lần “tuần khủng hoảng” - khoảng thời gian mà trẻ có nhiều biến đổi về sinh lý và tâm lý. Những khoảng thời gian này trẻ thường quấy khóc, khó chịu hơn hoặc xao nhãng việc ăn để tập trung học một kỹ năng mới nên thường sẽ biếng ăn. Kết thúc tuần khủng hoảng, mẹ chăm sóc tốt con sẽ ăn ngon miệng trở lại.
Vấn đề này thường xuất hiện ở trẻ sinh non, thiếu cân; mẹ khi mang thai không đủ chất hoặc trẻ sau khi trải qua một đợt ốm; chế độ ăn mất cân bằng dinh dưỡng kéo dài. Sự thiếu hụt các vitamin A, B, C, vi chất kẽm, sắt,... vừa ảnh hưởng đến vị giác khiến trẻ ăn không ngon miệng vừa ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và trí não.
Dinh dưỡng của trẻ đặc biệt sau 1 tuổi không còn chỉ là sữa mà phần lớn phụ thuộc vào thực phẩm hàng ngày. Do đó, trẻ biếng ăn có nguy cơ cao thiếu chất, nghiêm trọng hơn là suy dinh dưỡng. Thường trẻ biếng ăn sẽ thiếu hụt các vi chất thiết yếu: kẽm, sắt, vitamin B, vitamin A,... Đặc biệt sắt, kẽm là những chất có rất ít trong sữa mẹ mà chủ yếu cần bổ sung qua thực phẩm.
Việc thiếu hụt chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và trí não. Bé thấp còi, chậm lớn, vận động kém, khó khăn trong nhận thức và tư duy. Dễ thấy rằng nếu không có một trạng thái thể chất, sức khỏe tốt thì con không thể thỏa sức vui đùa, học hỏi và khám phá thế giới.
Ngoài ra, những trẻ biếng ăn thường có sức đề kháng kém và thường xuyên ốm bệnh. Điều này có thể tạo ra một vòng xoáy bệnh lý, bởi những trẻ biếng ăn thường thiếu chất khiến cho hàng rào miễn dịch suy yếu, như vậy bé rất hay ốm vặt; cơ thể khi ốm bệnh lại thường mệt mỏi và chán ăn nên không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
Hiểu rõ và tìm ra nguyên nhân trẻ biếng ăn chính là bước đầu, là cơ sở để mẹ lên chiến lược giải quyết biếng ăn ở trẻ. Dựa trên các nguyên nhân ở trên, dưới đây là các giải pháp gợi ý dành cho mẹ.
Đối với trẻ biếng ăn sinh lý, con có thể tự ăn ngoan trở lại sau đó, mẹ không nên quá ép con ăn trong giai đoạn này. Thay vào đó, nên tăng cường các thực phẩm giàu dinh dưỡng, tăng số lượng bữa ăn trong ngày lên để dù con có ăn ít vẫn đảm bảo cung cấp đủ lượng.
Đối với trẻ biếng ăn bệnh lý, trước tiên mẹ cần giải quyết vấn đề sức khỏe mà con gặp phải. Chăm sóc khi con ốm bệnh cũng cần một chế độ dinh dưỡng tốt, nên cho con ăn thức ăn lỏng dễ ăn. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm các vi chất cần thiết để tăng cường sức khỏe và bù đắp thiếu hụt dinh dưỡng.
Biếng ăn sinh lý là vấn đề thường gặp nhất, ba mẹ cần có các điều chỉnh trong thói quen, lối sống và chế độ ăn của con. Một số điều cần chú ý khi cải thiện cho trường hợp trẻ biếng ăn như sau:
- Tuyệt đối không ép ăn dụ ăn, la mắng con. Thay vào đó, tạo cho con không khí thật thoải mái, khích lệ khi con ăn ngoan
- Tạo thói quen ăn cùng gia đình để con cảm thấy vui vẻ ấm áp
- Thiết lập kỷ luật bàn ăn: bữa ăn không quá 30 phút, không tivi, điện thoại, ipad hay đồ chơi
- Thực đơn đa dạng, cân bằng dinh dưỡng
- Chế biến đồ ăn với cấu trúc phù hợp, quan tâm đến sở thích của con
- Trình bày đẹp mắt để tạo hứng thú cho trẻ
- Thiết lập giờ sinh hoạt, lịch ăn hợp lý (khoảng cách giữa các bữa ăn không quá gần nhau)
Với trẻ biếng ăn, mẹ nên chọn lựa các thực phẩm giàu dinh dưỡng, chế độ ăn vẫn đảm bảo đủ các bữa chính và xen kẽ bằng bữa phụ tùy theo độ tuổi. Nếu mẹ còn băn khoăn trong việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bé thì có thể tham khảo dưới đây nhé!
Thực đơn 1:
- Sáng: cháo thịt bằm
- Bữa phụ: sữa chua
- Trưa: cơm + canh cải nấu tôm + thịt kho nhừ
- Bữa phụ: sinh tố chuối
- Chiều: cơm + thịt bò xào + canh rau ngót
- Tối: sữa
Thực đơn 2:
- Sáng: Bún gà
- Bữa phụ: sữa tươi
- Trưa: cơm + canh bí ngô thịt băm + cá hồi
- Bữa phụ: caramen
- Chiều: cơm + đậu Hà Lan + thịt sốt cà chua
- Tối: sinh tố chuối yến mạch
Thực đơn 3:
- Sáng: nui xào thịt
- Bữa phụ: phô mai
- Trưa: cơm + tôm rang + canh cải thảo thịt băm
- Bữa phụ: sữa chua
- Chiều: cơm + trứng + canh sườn rau củ
- Tối: hoa quả + sữa tươi
Thực đơn 4:
- Sáng: Cháo sữa bí đỏ
- Bữa phụ: sữa chua uống
- Trưa: cơm + đậu sốt thịt băm + bông cải luộc
- Bữa phụ: bánh pudding
- Chiều: cơm + chả cá + canh chua
- Tối: sinh tố xoài
Thực đơn 5:
- Sáng: Phở bò
- Bữa phụ: phô mai
- Trưa: cơm + su su xào thịt + canh cải xoong
- Bữa phụ: bơ dầm sữa
- Chiều: cơm + gà nướng mật ong + khoai tây xào
- Tối: sữa
Thực đơn 6:
- Sáng: súp gà nấm
- Bữa phụ: pudding xoài
- Trưa: cơm + cá thu sốt + canh bí đỏ
- Bữa phụ: sữa chua
- Chiều: cơm + trứng cuộn rau củ + canh rau ngót
- Tối: sinh tố hoa quả
Thực đơn 7:
- Sáng: Mì trộn rau củ
- Bữa phụ: nước ép dưa hấu
- Trưa: cơm + gà xào ớt chuông + canh giá đỗ
- Bữa phụ: khoai lang hấp
- Chiều: cơm + chả tôm + rau củ luộc
- Tối: sữa tươi
Điều chỉnh chế độ ăn và lịch sinh hoạt là vô cùng cần thiết để cải thiện biếng ăn ở trẻ. Các lưu ý khi xây dựng thực đơn và sắp xếp bữa ăn cho con được đề cập ở phần trên. Mẹ cũng nên thiết lập và đảm bảo quy tắc bàn ăn để rèn cho con thói quen tốt, để con tự lập trong bữa ăn của mình, tạo không khí thoải mái.
Trẻ biếng ăn kéo dài có nguy cơ thiếu chất cao, mẹ có thể tìm hiểu và bổ sung thêm các sản phẩm cốm/ siro cho con. Những sản phẩm này sẽ giúp con bù đắp các thiếu hụt về dinh dưỡng, rất phù hợp cho những gia đình có ba mẹ bận rộn không có nhiều thời gian chăm sóc con.
Scumin Gold là một sản phẩm được nhiều chuyên gia nhi khoa đánh giá cao và khuyên dùng cho các trường hợp bé biếng ăn, kém hấp thu, chậm tăng cân. Scumin Gold là sản phẩm phiên bản cải tiến của cốm dinh dưỡng Scumin đã được nhiều mẹ bỉm tin dùng trên thị trường. Sự cải tiến này đem lại hiệu quả vượt trội nhờ sự kết hợp và bổ sung các thành phần tinh chất quý: bộ tứ khoáng chất Kẽm, Selen, Đồng, Mangan Bio Organic từ mầm đậu xanh; tổ hợp vitamin nhóm B và C theo tỷ lệ vàng nhập khẩu từ tập đoàn Stern Vitamin (Đức) và Lysin. Cốm dinh dưỡng không chỉ giúp con ăn uống ngon miệng mà còn tăng cường hệ tiêu hóa, bù đắp thiếu hụt vi chất và tăng cường sức khỏe. Phiên bản mới với vị sữa ngô non dễ uống, sử dụng đường cỏ ngọt an toàn cho cả trẻ dị ứng đạm sữa bò.
Scumin Gold ứng dụng công nghệ sinh học Bio Organic Hoa Kỳ cho sản phẩm có hàm lượng và khả năng hấp thu vi chất vượt trội (đến 95%). Với thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, mẹ an tâm sử dụng cho con mà không lo phụ thuộc sản phẩm, tác dụng phụ hay để lại tồn dư.
Scumin Gold là sản phẩm tiên phong ứng dụng công nghệ Bio Organic để tạo ra dòng khoáng hữu cơ sinh học từ mầm đậu xanh. Scumin Gold được các chuyên gia khuyên dùng và được nhiều các mẹ tin tưởng sử dụng để cải thiện tình trạng trẻ đi học hay bị ốm. Cùng tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm này dưới đây
Thành phần trong 1 gói Scumin Gold:
Trong một gói Scumin Gold 3.2 gram chứa các thành phần hàm lượng dinh dưỡng có giá trị:
- Mầm đậu xanh: 410mg (trong đó có Kẽm 5mg, Đồng 50mcg, Mangan 50 mcg, Selen 6mcg)
- L - Lysin HCl: 200mg
- SternVit FS 22009406 (nhập khẩu từ Malaysia, sản phẩm của hãng SternVitamin GmbH & Co.KG, Đức): 50mg, trong đó có:
- Vitamin C (Acid ascorbic): 32mg
- Vitamin B5 (Calcium - D - Pantothenate): 1.42mg
- Vitamin B1 (Thiamine mononitrat): 0.38mg
- Vitamin B6 (Pyridoxine hydrochloride): 0.31mg
- Vitamin B2 (Riboflavin): 0.30mg
- Vitamin B3 (Niacinamide): 0.28mg
- Vitamin B9 (Acid folic): 57.9mcg
- Biotin: 12.8mcg
- Vitamin B12 (Cyanocobalamin): 0.53mcg
- Phụ liệu: Mannitol, chiết xuất cỏ ngọt, hương hoa quả tổng hợp
Công dụng của Scumin Gold đối với trẻ:
+ Cung cấp bộ tứ Vi chất sinh học Kẽm, Selen, Đồng, Mangan thiết yếu tạo hàng rào miễn dịch cho trẻ, cải thiện chức năng của tế bào miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh.
+ Bổ sung Vitamin nhóm B, vitamin C theo tỷ lệ vàng nhập khẩu từ Đức, hiệp đồng tác dụng giúp tăng cường hấp thu, tiêu hóa khỏe, trẻ ăn ngon.
+ Bổ sung Lysin giúp tăng cường hấp thu các dưỡng chất, giúp sản xuất các enzym, kháng thể và kích thích các yếu tố hỗ trợ miễn dịch.
+ Thành phần kẽm sinh học có khả năng hấp thu trên 95%, cao hơn 6.7 lần so với Kẽm vô cơ và 3.7 lần so với Kẽm hữu cơ tổng hợp, đem lại hiệu quả vượt trội, không gây tác dụng phụ, không tồn dư trong cơ thể, không gây tương tác với các chất dinh dưỡng khác
Scumin Gold được khuyến khích sử dụng cho trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên, trẻ hay bị ốm, sức đề kháng yếu. Sản phẩm này có thể giúp tăng cường đề kháng cho trẻ, giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng, cải thiện sức khỏe toàn diện và hỗ trợ chức năng não bộ. Các mẹ có thể tham khảo sản phẩm hữu ích này cho trẻ sử dụng khi trẻ đi học hay bị ốm.
Scumin Gold cũng như bất kể các loại thuốc hay TPBVSK khác, ba mẹ nên cho trẻ bổ sung đúng cách, đủ liệu trình mới mang lại hiệu quả cao nhất.
Liều dùng:
Cách dùng:
- Pha 1 gói Scumin Gold với 15-20 ml nước ấm, hoặc có thể ăn trực tiếp, hoặc trộn với bột ăn dặm, cháo đã nấu chín, sữa, sữa chua, sinh tố.
- Dùng trước hoặc sau ăn.
Lưu ý:
- Liều dùng trên vỏ hộp là liều DUY TRÌ, liều PHÒNG THIẾU. Các bác sĩ, dược sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng thực tế để kê liều BÙ THIẾU, có thể gấp 2-3 lần liều DUY TRÌ, trong vòng 2-3 tuần đầu.
- Thường thì sau 1-2 tuần là có hiệu quả cải thiện tình trạng biếng ăn. Nên sử dụng đủ liệu trình trong 4-6 tuần liên tiếp để đạt hiệu quả tốt nhất.
Scumin Gold tự hào là sản phẩm hàng đầu dành cho trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, bảo vệ hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, là tuyệt chiêu giúp ba mẹ "Chăm con Organic - Chăm con thuận tự nhiên". Hãy liên hệ đến Viện Dinh dưỡng VHN Bio để được các chuyên gia tư vấn sử dụng sản phẩm hiệu quả, bố mẹ nhé!
Trên đây là những thông tin tổng quan vô cùng hữu ích về vấn đề trẻ biếng ăn mà ba mẹ nào cũng nên nắm rõ. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích phần nào cho ba mẹ trong hành trình chăm con vất vả, đặc biệt dành cho các mẹ đang đi tìm giải pháp cải thiện hiệu quả cho trẻ biếng ăn.
Nếu bạn có những thắc mắc về những vấn đề dinh dưỡng cho mẹ bầu và trẻ nhỏ, hãy liên hệ với qua website chính thức: https://vhnbio.vn/ hoặc Fanpage chính thức: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio để được các bác sĩ, dược sĩ tư vấn tận tình.
Làm thế nào để cắt, giảm cơn ho cho trẻ là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm hiện nay, đặc biệt khi đang trong thời điểm giao mùa. Liệu thuốc kháng sinh có phải phương án duy nhất để mẹ lựa chọn hay bên cạnh đó còn các phương án khác? Trong bài này, mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về 11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian.
Các câu hỏi đặt ra như sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé loại nào tốt luôn khiến ba mẹ đau đầu, khi hiện nay có hàng trăm loại sản phẩm và các bài viết review quảng cáo vô tội vạ. Trong bài viết này, VHN Bio sẽ gửi tới các mẹ những đánh giá chi tiết từ A-Z về TOP 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Rôm sảy thường trông giống như những vết mụn nhỏ có màu đỏ hoặc trắng ở trên da. Các bọc mụn này chứa đầy chất lỏng, xuất hiện ở bất kì nơi nào mà cơ thể đổ mồ hôi nhiều như dưới ngực, háng và mặt. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị rôm sảy nhất. Cùng các chuyên gia của VHN Bio tìm hiểu rõ hơn về rôm sảy ở dưới đây nhé.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé