Việc lựa chọn thực phẩm cho trẻ kém hấp thu luôn là bài toán khó của các bậc phụ huynh có con nhỏ. Vậy trẻ kém hấp thu nên ăn gì để tăng cân, tăng chiều cao hiệu quả? Sau đây, Viện Dinh dưỡng VHN Bio sẽ chỉ cho mẹ những loại thực phẩm tốt cho trẻ kém hấp thu, chậm tăng cân.
Trước khi tìm hiểu những loại thực phẩm giúp tăng cường hấp thu cho trẻ, mẹ có thể nhận biết trẻ kém hấp thu thông qua những dấu hiệu sau đây:
- Trẻ hay bị đau bụng, sôi bụng, cảm giác khó tiêu.
- Trẻ thường xuyên mệt mỏi, uể oải, ngủ không ngon giấc.
- Đi ngoài phân lỏng, phân sống, khối lượng phân nhiều, mùi tanh, màu nhợt, có váng nổi lên trên như dầu mỡ.
- Trẻ không tăng cân, lười ăn, sụt cân, chậm phát triển chiều cao.
Nguyên nhân gây ra trẻ kém hấp thu, chậm phát triển có thể thấy như:
- Khẩu phần ăn không phù hợp với khẩu vị và độ tuổi của trẻ.
- Cha mẹ cho trẻ ăn không khoa học, không cung cấp được đầy đủ chất dinh dưỡng, giờ ăn không hợp lý.
- Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột do sử dụng kháng sinh, thuốc điều trị trong thời gian dài.
- Thiếu các vi chất cần thiết cho hệ tiêu hóa như: Kẽm, L-Lysine, taurine,...
- Thiếu enzyme: Giới chuyên gia cho biết, enzyme đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thu. Vì vậy, nếu hệ tiêu hóa bài tiết ít enzyme sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thức ăn ở đường ruột.
- Bệnh lý của tuyến tụy, gan, túi mật.
- Bệnh lý tiêu hóa: Viêm ruột, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích,…
> XEM THÊM:
- Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng phải làm sao để khắc phục nhanh nhất?
- Trẻ lười ăn hấp thu kém phải làm sao? Bố mẹ cần tìm hiểu ngay!
- Mẹ hãy ÁP DỤNG NGAY cách giúp bé ăn ngon miệng và tăng khả năng hấp thu
Cách đơn giản nhất để khắc phục trẻ kém hấp thu đó chính là thay đổi thực đơn ăn uống cho bé. Một chế độ ăn khoa học với các thực phẩm phù hợp sẽ giúp bé tăng cường khả năng hấp thu cho cơ thể, giúp bé nhanh chóng tăng cân. Để giúp trẻ tăng cường hấp thu. cha mẹ cần lưu ý loại bỏ những thực đơn quá nhiều chất béo, chất xơ và sữa, đồng thời tăng cường các loại chất lỏng, vitamin và các loại khoáng chất. 10 loại thực phẩm sau đây sẽ là những lựa chọn tuyệt vời để giúp khắc phục tình trạng trẻ kém hấp thu dinh dưỡng:
Các loại trái cây chính là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất tuyệt vời. Chúng chứa hàm lượng nước cao giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu. Một số loại quả giàu dinh dưỡng cha mẹ có thể tham khảo như cam, bưởi, táo, việt quất, dâu tây, chuối,… Cha mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp hoặc làm sinh tố, nước ép,....
Gạo là một trong các loại thực phẩm chứa tinh bột vô cùng phổ biến và dễ tiêu hóa. Cha mẹ có thể chế biến gạo thành các món cơm, cháo dinh dưỡng thơm ngon, bổ dưỡng để kích thích sự thèm ăn đồng thời tăng khả năng hấp thụ tinh bột của trẻ.
Cá là một trong những nguồn cung cấp đạm cho cơ thể, chứa nhiều axit omega-3, rất tốt cho mắt, hệ tim mạch và cải thiện sức khỏe của hệ thần kinh. Cá chứa nhiều loại dưỡng chất thiết yếu như protein, vitamin D,… Ngoài ra, cá còn dễ tiêu hoá hơn các loại thịt. Do đó, đây là một trong những thực phẩm giúp bé hấp thu tốt hơn. Do vậy cá vừa là một loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, vừa có hương vị thơm ngon và dễ chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.
Thịt gà chứa chất béo bão hòa thấp, giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa. Thịt gà rất giàu Selenium, một loại khoáng chất quan trọng có khả năng tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin B6 có trong thịt gà cũng có tác dụng đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, tăng tốc độ trao đổi chất.
Ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu chứa khá nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất quan trọng như kali, kẽm, sắt và magie, là một nguồn cung cấp đạm tuyệt vời, cần thiết đối với sự phát triển, tăng trưởng, chức năng hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể của trẻ nhỏ. Bố mẹ có thể sử dụng ngũ cốc, đậu nảy mầm nấu chín làm bữa chính hoặc thêm vào các món ăn phụ.
Các loại thực phẩm chứa men vi sinh như sữa chua, sữa chua uống sẽ là lựa chọn không thể thiếu nếu bố mẹ muốn trẻ tăng cường khả năng hấp thu. Men vi sinh giúp trẻ bổ sung thêm lợi khuẩn, thúc đẩy quá trình tiêu hóa nhanh chóng và hiệu quả hơn. Ngoài ra, các vi khuẩn có lợi này còn giúp cải thiện sự rối loạn đường ruột, đồng thời duy trì cân bằng cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Vitamin trong cơ thể có khả năng chống oxy hóa, khử độc, sửa chữa lại các cấu trúc bị tổn thương, tham gia hỗ trợ điều trị các bệnh lý cơ thể trong đó có hội chứng kém hấp thu từ đó tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
Để bổ sung vitamin, bố mẹ nên chọn các loại thực phẩm trái cây, rau củ giàu vitamin như chuối, táo, cam, bưởi, súp lơ xanh, cà rốt,…
Chất xơ chia làm hai loại: xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan là một loại chất có tính mềm, dính, có khả năng hấp thụ nước trong ruột. Ngoài việc hỗ trợ hình thành khối phân, làm mềm phân, chất xơ hòa tan còn là thức ăn cho các vi sinh vật có lợi đường ruột, từ đó giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Chất xơ hòa tan có nhiều trong các loại thực phẩm như: yến mạch, cà rốt, đậu Hà Lan, táo, chuối, các loại trái cây thuộc họ cam, quýt, các loại rau củ có độ nhớt như rau mồng tơi, đậu bắp, mướp… cải bó xôi, bông cải xanh… Tuy nhiên không nên bổ sung quá nhiều chất xơ cho bé vì có thể làm phản tác dụng, khiến trẻ bị táo bón, khó tiêu.
Khoáng chất là những vi chất không thể thiếu trong cơ thể con người như sắt, kẽm, magie, kali, selen, natri, canxi, photpho,… Mặc dù chỉ chiếm một lượng nhỏ nhưng các khoáng chất có ảnh hưởng lớn đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp cân bằng các loại chất lỏng, duy trì sự phát triển của xương cơ, hỗ trợ cho chức năng hệ thần kinh. Một chế độ ăn khoa học cần cân bằng hợp lý giữa các loại khoáng chất. Các thực phẩm giàu khoáng chất có thể kể đến là: chuối, khoai lang, cá, thịt bò,…
Bên cạnh các thực phẩm giúp bé hấp thu tốt, ba mẹ cũng cần quan tâm đến việc bổ sung nước cho trẻ.
Khi trẻ được bổ sung quá nhiều dưỡng chất mà không đủ chất lỏng, các loại thực phẩm sẽ khó có thể hấp thu và tiêu hóa trong cơ thể trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày để kích thích quá trình trao đổi chất và tăng hấp thu cho trẻ.
Trên đây là những loại thực phẩm giúp bé tăng cường hấp thu hiệu quả. Nếu có bất cứ vấn đề gì trong quá trình chăm sóc con cái, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn / Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé