vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Trẻ lười ăn hay ngậm làm thế nào để khắc phục?

11/12/2020   2994 lượt xem

Trẻ lười ăn hay ngậm là nỗi lo lắng của không ít các bậc phụ huynh. Bữa ăn kéo dài hàng giờ đồng hồ gây ra mệt mỏi cho cả mẹ và con. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này. Mẹ hãy cùng xem câu trả lời qua bài viết sau đây.

 

1. Nguyên nhân nào khiến trẻ lười ăn hay ngậm?

Trước khi tìm cách khắc phục tình trạng này, cha mẹ cần phải biết được nguyên nhân khiến trẻ lười ăn, ngậm thức ăn để từ đó tìm ra phương pháp chăm sóc phù hợp. Trẻ lười ăn hay ngậm thường là do một số lý do sau đây:

- Trẻ đang mắc bệnh: Khi trẻ mắc một số bệnh lý như viêm đường hô hấp, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, nuốt đau, khó nuốt và dẫn đến tình trạng lười ăn, hay ngậm. Một số trẻ mắc bệnh về đường tiêu hóa gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng cũng sẽ khiến trẻ có cảm giác chán ăn, không muốn ăn.

- Thực đơn không phù hợp: Nếu thức ăn được chế biến không phù hợp với độ tuổi, sở thích của trẻ, thực đơn lặp đi lặp lại một vài món ăn cũng khiến bé chán ăn, lười nhai nuốt.

- Do cách chế biến không đúng theo lứa tuổi: Trẻ đã có đủ răng nhưng cha mẹ vẫn cho ăn đồ xay nhuyễn cũng sẽ hình thành thói quen lười nhai. Bé không chịu nhai khiến cho men tiêu hóa không được bài tiết đủ sẽ làm mất đi sự ngon miệng, từ đó dẫn đến tình trạng lười ăn, hay ngậm.

- Một số món ăn bé không hợp khẩu vị nhưng bố mẹ lại thường xuyên cho ăn khiến cho bé không muốn ăn, chán ăn, không muốn nhai nuốt.

- Trẻ không tập trung vào bữa ăn: Cha mẹ để bé vừa ăn vừa chơi, vừa xem tivi, nghịch điện thoại,...  khiến trẻ tập trung nhìn vào màn hình mà quên mất việc nhai nuốt thức ăn. 

> XEM THÊM:

“Tất tần tật” những điều bố mẹ cần biết về tình trạng bé biếng ăn

Bật mí mẹ cách ứng phó với trẻ biếng ăn hay ngậm

15 nguyên nhân trẻ biếng ăn và cách khắc phục

2. Khắc phục tình trạng trẻ lười ăn hay ngậm

2.1. Thay đổi thực đơn hàng ngày

Cũng giống như người lớn, trẻ nhỏ cũng có cảm giác ngán khi thường xuyên phải lặp đi lặp lại vài món ăn giống nhau. Cha mẹ nên thường xuyên thay đổi cách chế biến món ăn để giúp trẻ không bị chán với đồ ăn, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây vào thực đơn của trẻ. 

Để gây hấp dẫn và tạo sự thích thú trong việc ăn uống cho trẻ nhỏ, mẹ có thể trang trí đồ ăn thành những hình thù bắt mắt, màu sắc rực rỡ. Lựa chọn bát đĩa hình thù ngộ nghĩnh cũng là một cách để thu hút sự chú ý của bé vào bữa ăn.

Ngoài ra, để tránh cho bé ăn ngậm mẹ không nên cho bé ăn vượt quá khả năng ăn nhai của bé, không để thức ăn quá cứng, quá dai,...

2.2. Cho trẻ được đói

Bên cạnh đó, tùy nhu cầu ăn uống của từng trẻ, mẹ nên điều chỉnh thời gian giữa bữa ăn và bữa phụ của trẻ cách nhau ít nhất 2-3 tiếng giúp trẻ kịp tiêu hóa. Đồng thời, mỗi bữa ăn mẹ chỉ lấy lượng thức ăn vừa đủ, không để trẻ ăn quá lâu sẽ làm mất cảm giác ăn ngon miệng. Mẹ chỉ nên cho bé ăn trong 30 phút. Khi thấy trẻ bắt đầu có hiện tượng ngậm thức ăn, mẹ hãy kết thúc ngay bữa ăn của trẻ. Đặc biệt, mẹ không được để trẻ ăn vặt quá nhiều, nhất là trước bữa ăn vì nếu trẻ có cảm giác no thì trẻ sẽ không còn hứng thú với bữa ăn chính.

2.3. Cho trẻ ngồi ăn cùng gia đình

Trẻ nhỏ thường thích quan sát và bắt chước những hành động của người lớn. Vì vậy, cha mẹ hãy cho trẻ ăn cùng với gia đình.Trong bữa ăn, các thành viên trong gia đình hãy cùng khích lệ trẻ để trẻ cảm thấy thích thú và tập trung với bữa ăn và nhai, nuốt thức ăn tốt hơn.

2.4. Cho bé tham gia vào môi trường tập thể

Nhiều cha mẹ thấy trẻ lười ăn, hay ngậm, sợ con đói vì không ai đút cho, lo không có người chăm sóc bé chu đáo,... nên không dám đưa bé đi lớp. Hành động này sẽ khiến con không có thói quen tự chăm sóc bản thân, ỉ lại và khiến tình trạng ăn ngậm càng trở nên tồi tệ hơn. Cha mẹ nên cho trẻ đi lớp, ở trong môi trường tập thể, được ăn cùng các bạn, bé sẽ có cảm giác hứng thú hơn và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Xem thêm : Trẻ biếng ăn chậm tăng cân phải làm sao

 

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin để giúp trị chứng lười ăn hay ngậm ở trẻ nhỏ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình chăm sóc con trẻ, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn / Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. 

 

Bài viết liên quan

11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian

Làm thế nào để cắt, giảm cơn ho cho trẻ là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm hiện nay, đặc biệt khi đang trong thời điểm giao mùa. Liệu thuốc kháng sinh có phải phương án duy nhất để mẹ lựa chọn hay bên cạnh đó còn các phương án khác? Trong bài này, mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về 11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian.

List 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé các mẹ rủ nhau mua

Các câu hỏi đặt ra như sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé loại nào tốt luôn khiến ba mẹ đau đầu, khi hiện nay có hàng trăm loại sản phẩm và các bài viết review quảng cáo vô tội vạ. Trong bài viết này, VHN Bio sẽ gửi tới các mẹ những đánh giá chi tiết từ A-Z về TOP 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay.

[TOP 5] Thuốc tăng đề kháng cho trẻ mẹ tin dùng 2024

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm thuốc tăng đề kháng cho trẻ đến từ các thương hiệu khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên sản phẩm nào tốt và phù hợp với các con thì không phải mẹ nào cũng rõ. Hãy cùng VHN Bio điểm qua 5 loại thuốc tăng cường sức đề kháng cho trẻ được nhiều mẹ tin dùng nhất hiện nay.

Rôm sảy - Những điều cần biết cùng chuyên gia VHN Bio

Rôm sảy thường trông giống như những vết mụn nhỏ có màu đỏ hoặc trắng ở trên da. Các bọc mụn này chứa đầy chất lỏng, xuất hiện ở bất kì nơi nào mà cơ thể đổ mồ hôi nhiều như dưới ngực, háng và mặt. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị rôm sảy nhất. Cùng các chuyên gia của VHN Bio tìm hiểu rõ hơn về rôm sảy ở dưới đây nhé. 

 

 

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé