Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Trẻ lười ăn hay nôn trớ nếu xảy ra thường xuyên trong một thời gian dài sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với hệ tiêu hóa cũng như hình thành tâm lý sợ ăn, từ đó tác động đến sự phát triển sau này. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Có cách nào để khắc phục hay không? Chúng ta hãy cùng theo dõi qua bài viết sau đây.
Việc xác định nguyên nhân trẻ lười ăn, hay nôn trớ rất quan trọng để cha mẹ có hướng xử lý phù hợp. Dưới đây là những gợi ý về nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Hiện tượng bỗng nhiên trẻ lười ăn, hay nôn trớ là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý về đường ruột như loạn khuẩn đường ruột, viêm dạ dày, viêm ruột, lồng ruột, teo tá tràng, giun đường ruột… Các bệnh lý này thường kèm theo một số triệu chứng như sốt, phát ban, dịch nôn bất thường, bé la khóc, đau quặn bụng,...
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa cấp và mạn tính thường có biểu hiện đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, sờ bụng cứng, ít đi đại tiện, đánh hơi nhiều, không muốn bú, biếng ăn, hay nôn trớ. Ngoài ra bé có thể có những biểu hiện khó chịu khác như quấy khóc, đặc biệt vào buổi tối bé hay trằn trọc, vặn mình, ngủ không ngon giấc,... Bé dễ bị đầy hơi, căng, tức đầy bụng. Những khó chịu này khiến trẻ lười ăn, thậm chí hình thành tâm lý sợ hãi khi ăn. Nếu cha mẹ cứ ép bé sẽ dẫn đến tình trạng nôn trớ.
Trẻ bị mắc bệnh viêm đường hô hấp trên cũng là một trong số các nguyên nhân khiến trẻ lười ăn, hay nôn trớ. Khi mắc các bệnh viêm đường hô hấp, trẻ thường có những triệu chứng như ho, sổ mũi, có đờm. Trẻ nhỏ chưa biết cách để đẩy đờm ra ngoài, nên đờm có thể vẫn còn vướng ở họng, khiến bé có cảm giác khó chịu, dễ bị kích ứng, tạo cảm giác buồn nôn. Khi bé ho, không khí được đẩy vào, khiến cơ dưới của thực quản mở ra, thức ăn dễ bị đẩy lên và trào ra ngoài.
Trong thời gian bị táo bón, bụng bé luôn có cảm giác căng tức khó chịu, dẫn đến những biểu hiện biếng ăn, buồn nôn, dễ nôn trớ. Nếu tình trạng táo bón kéo dài hoặc nghiêm trọng, bệnh có thể làm cản trở hấp thu. Con có thể thiếu một số chất, nhất là kẽm, vitamin B, lysin,.... Vấn đề này không được giải quyết sớm sẽ dẫn đến tình trạng trẻ lười ăn.
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ lười ăn và hay nôn trớ. Nhiều cha mẹ luôn có tâm lý sợ con ăn ít, sợ con không tăng cân và ép trẻ ăn bằng hết những gì mình đã chuẩn bị. Dạ dày của bé không như người lớn, dung tích còn nhỏ và chưa hoàn thiện. Vì thế, nếu cha mẹ bắt con ăn quá nhiều, các bé sẽ không thể tiêu hóa hết, thậm chí trẻ có thể nôn hết tất cả những gì vừa mới ăn.
> XEM THÊM:
- “Tất tần tật” những điều bố mẹ cần biết về tình trạng bé biếng ăn
- Những điều bố mẹ cần biết về trẻ biếng ăn hay nôn trớ
- 15 nguyên nhân trẻ biếng ăn và cách khắc phục
Để giải quyết tình trạng trẻ lười ăn hay nôn trớ, cha mẹ cần áp dụng những biện pháp khắc phục sau đây:
- Với trẻ đang còn bú mẹ: Không cho bé nằm ngay sau khi bú mà nên bế trẻ khoảng 15 phút đến nửa tiếng sau khi cho bú. Các bạn cần chú ý để trẻ bú bình bú ngập núm và không cho trẻ vừa ăn vừa cười nói tránh để nuốt phải không khí gây đầu bụng và nôn trớ. Biện pháp này nên áp dụng cho tất cả các bé, không riêng gì cho trẻ lười ăn.
- Với những trẻ bắt đầu ăn dặm: Chỉ nên cho trẻ ăn một chút rồi tăng lượng ăn lên dần dần và nên chia thành nhiều bữa nhỏ cho trẻ ăn, tránh để tình trạng ăn quá nhiều dễ khiến trẻ nôn trớ. Biện pháp này khiến trẻ lười ăn không bị choáng ngợp và sợ hãi trước các bữa ăn đầy ắp. Bé có thể nhanh chóng hoàn thành mỗi bữa ăn và vẫn đủ năng lượng để vui chơi cả ngày.
- Cho bé ăn với lượng vừa đủ, tạo tâm lý thoải mái khi ăn, không được cố ép bé ăn quá nhiều.
- Thường xuyên thay đổi món ăn, cách chế biến món để tạo hứng thú ăn uống cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ vẫn phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của trẻ.
- Quan sát xem trẻ có những biểu hiện như sốt, có đi ngoài phân sống, sổ mũi, ho, phát ban… Trường hợp đột nhiên trẻ lười ăn, nôn trớ kèm theo các dấu hiệu bệnh lý, mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế, chuyên khoa nhi để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.
- Khuyến khích trẻ vận động trước giờ ăn với cường độ nhẹ nhàng để tiêu hao năng lượng. Điều này khiến trẻ cảm thấy đói và thèm ăn khi đến bữa. Đồng thời, vận động thể lực chính là cách tuyệt vời để điều hòa hoạt động tiêu hóa, hạn chế nôn trớ.
Để hỗ trợ mẹ trong quá trình nuôi con, hạn chế tình trạng trẻ lười ăn, VHN bio đề xuất sản phẩm Scumin Gold. Đây là dòng cốm dinh dưỡng dành cho bé, bổ sung 4 loại vi khoáng hữu cơ (gồm kẽm, mangan, đồng, selen), vitamin (nhóm B, C) và lysin. Đây đều là những chất dinh dưỡng hàng đầu được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để cải thiện biếng ăn, tăng cường hấp thu, cũng như tăng cường sức đề kháng của bé.
Khác biệt với phiên bản Scumin cũ và các sản phẩm cùng công năng khác, Scumin Gold đem đến những ưu điểm vượt trội hơn. Sản phẩm được nghiên cứu tại Viện dinh dưỡng VHN Bio, duy nhất ứng dụng công nghệ sinh học Bio Organic trên thị trường. Nguồn kẽm hữu cơ chiết xuất 100% từ mầm đậu xanh, được hấp thu gần như 100% vào cơ thể, cao hơn rất nhiều so với dòng kẽm tổng hợp thông thường. Kẽm hữu cơ ít khi để lại dư thừa nên an toàn, lành tính với trẻ nhỏ. Ngoài ra, sản phẩm bổ sung tổ hợp vitamin nhóm B và C với tỷ lệ vàng, được nhập khẩu từ công ty SternVitamin (Đức), giúp tăng cường hấp thu tối đa. Thêm vào đó, Scumin Gold có thêm chất điều vị chiết xuất từ cỏ ngọt, hương vị sữa ngô non thu hút trẻ ngay từ lần đầu tiên sử dụng.
Trẻ lười ăn, hay nôn trớ có thể xuất phát từ một hay nhiều nguyên nhân như tâm lý, mắc bệnh. Điều đầu tiên mà cha mẹ cần làm không phải là tìm mọi cách để khắc phục mà là xác định nguyên nhân. Điều này sẽ giúp cha mẹ tìm ra biện pháp xử lý phù hợp và hiệu quả nhất. Scumin Gold sẽ là người bạn đồng hành cùng cha mẹ trải qua giai đoạn này, giúp con ăn ngon và phát triển toàn diện hơn.
Viện dinh dưỡng VHN Bio luôn quan niệm rằng, mỗi em bé sinh ra đều được yêu thương và chăm sóc trọn vẹn nhất để phát triển khôn lớn và khỏe mạnh. Vì vậy, ngoài cung cấp những sản phẩm chất lượng, an toàn, lành tính thì các Bác sĩ, Dược sĩ của Viện luôn muốn lắng nghe, thấu hiểu những nồi niềm của mẹ.
Để làm được điều đấy, mỗi Bác sĩ, Dược sĩ luôn hiểu rõ tình trạng của từng bé, trở thành những người bạn, người đồng hành với ba mẹ trong hành trình chăm con. Bởi chúng tôi tin rằng những giá trị chân thực nhất luôn là những giá trị bền lâu nhất.
Đọc được những dòng ấm áp này mà vui như mở hội. Rất cảm ơn mẹ Nhân - người đã tin tưởng, đồng hành với Viện và Dược sĩ Thủy trong suốt hơn 3 năm vừa qua!
Không chỉ chiếm trọn sự tin tưởng của các bậc phụ huynh mà Scumin Gold còn nhận được sự đánh giá cao từ các chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành. Scumin Gold vừa có thành phần lành tính, vừa mang lại hiệu quả cao cho sức khỏe của trẻ nhỏ nên ba mẹ cực kỳ yên tâm, nói không với tác dụng phụ nhé!
Hãy xem Bác sĩ Lê Tiến Huy - hiện là Phó Viện trưởng Viện khoa học công nghệ Y Dược nói gì về Scumin Gold nhé!
Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ giúp cha mẹ có biện pháp khắc phục tình trạng trẻ lười ăn hay nôn trớ, giúp bé cảm thấy hứng thú và không còn tâm lý chán ăn, sợ ăn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình nuôi dạy và chăm sóc con trẻ, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn / Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé