vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Trẻ lười ăn phải làm sao để khắc phục?

09/12/2020   1722 lượt xem

Việc chăm sóc một đứa trẻ biếng ăn, lười ăn luôn là nỗi trăn trở của nhiều bậc làm cha mẹ. Trẻ lười ăn phải làm sao để kích thích được niềm hứng thú trong việc ăn uống của trẻ là câu hỏi mà cha mẹ quan tâm. Tìm hiểu ngay những nguyên nhân gây ra tình trạng này để có những biện pháp phù hợp, bố mẹ nhé!

 

1. Nguyên nhân khiến trẻ lười ăn

1.1. Cha mẹ cho bé ăn quá nhiều thực phẩm trong một bữa

Với trẻ em trong giai đoạn ăn dặm, cha mẹ Việt Nam thường có cách chế biến trộn nhiều loại thực phẩm thành một hỗn hợp, sau đó xay nhuyễn, tạo hương vị rất khó ăn.

Trẻ nhỏ trong giai đoạn ăn dặm cần được làm quen dần với từng loại thực phẩm, những món ăn được pha trộn từ nhiều loại thực phẩm sẽ làm trẻ không cảm nhận được mùi vị, kém hấp dẫn, dẫn đến biếng ăn.

1.2. Trẻ nhỏ bị thiếu hụt vi chất dinh dưỡng

Thiếu hụt vi chất như sắt, kẽm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng chán ăn ở trẻ. Trẻ dưới 2 tuổi thiếu máu thiếu sắt khá phổ biến ở nước ta. Biểu hiện là da hơi xanh, niêm mạc, môi, vành mắt nhợt nhạt. Những đứa trẻ lớn hơn có thể thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt còn trẻ nhỏ không chịu chơi, quấy khóc kéo dài. Trẻ bị thiếu máu kéo dài thường kém ăn, ăn không ngon, thậm chí gây chậm phát triển trí tuệ và thể lực.

Trẻ nhỏ thiếu kẽm sẽ có những biểu hiện như chậm phát triển hoặc ăn không ngon miệng, tiêu chảy, rụng tóc, viêm da, móng tay có đốm, rối loạn giấc ngủ hoặc dễ nhiễm cúm do suy giảm miễn dịch.

1.3. Thực đơn nhàm chán, lặp đi lặp lại nhiều lần

Trẻ phải ăn một món trong nhiều ngày, các món ăn thường xuyên lặp lại khiến trẻ không kích thích được vị giác và gây cảm giác nhàm chán khi ăn.

1.4. Chế độ ăn không phù hợp

Một chế độ ăn ít ăn hoa quả, thiếu vitamin C, B cũng là một trong những nguyên nhân ít ai ngờ gây biếng ăn ở trẻ. Trẻ hay mệt mỏi khi hoạt động. Bé còn phù nề, dễ mọc mụn nhiệt quanh vòm miệng, da tay chân nóng và dễ viêm, dễ rối loạn tiêu hóa, hay nôn, chán ăn, tinh thần không phấn chấn.

1.5. Do trẻ đang mắc một số bệnh về đường tiêu hóa

Các triệu chứng rối loạn sự co bóp dạ dày và loạn khuẩn đường ruột sẽ khiến trẻ buồn nôn, đau bụng, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy thường xuyên trực tiếp gây ra tình trạng bé lười ăn.

1.6. Cha mẹ cho trẻ bú không đúng cách

Trẻ trên 2 tuổi vẫn bú mẹ sẽ gây cảm giác chán ngán, biếng ăn. Một số cha mẹ thì có tâm lý cứ thấy trẻ khóc là lại cho bú, điều này khiến cho bé lúc nào cũng cảm thấy no và không còn muốn ăn nữa.

1.7. Trẻ ăn vặt quá nhiều trước bữa ăn

Vào các bữa phụ nếu trẻ ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng ngang dạ và làm cho trẻ chán ăn, bỏ bữa khi đến bữa chính.

Những món ăn vặt như: Bánh kẹo, snack, khoai tây chiên... còn chứa nhiều chất tạo ngọt nhân tạo, nhiều dầu mỡ và tinh bột, gây ra vấn đề răng miệng như sâu răng hay những vấn đề sức khỏe khác như: Rối loạn tiêu hoá, táo bón, béo phì, loãng xương, các vấn đề về tim mạch và có thể là nguy cơ gây bệnh ung thư sau này.

> XEM THÊM:

- “Tất tần tật” những điều bố mẹ cần biết về tình trạng bé biếng ăn

- Những cách khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ

- 15 nguyên nhân trẻ biếng ăn và cách khắc phục

2. Trẻ lười ăn phải làm sao?

Để khắc phục tình trạng trẻ lười ăn, cha mẹ nên thực hiện một số biện pháp sau đây:

2.1. Không nên kéo quá dài thời gian

Bố mẹ không nên kéo dài quá 30 phút, giúp trẻ tập trung vào bữa ăn, sau đó thì sẽ không ăn nữa. Nếu thấy trẻ ăn ít quá thì sau đó có thể bổ sung thêm cho trẻ sữa chua, hoa quả hoặc những thức ăn có chất dinh dưỡng khác. Hoặc bạn có thể tăng thêm lượng thức ăn vào bữa ăn sau của trẻ.

2.2. Không nên ép trẻ ăn

Không ép con ăn khi trẻ không muốn ăn. Mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành 3-4 bữa, không nên ăn quá nhiều. Có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua, váng sữa vào những bữa phụ sau đó.

2.3. Thường xuyên thay đổi món ăn, cách chế biến

Che mẹ không nên ép con ăn mãi một món ăn gây cảm giác nhàm chán. Nên để trẻ tự xúc ăn, hoặc hướng dẫn trẻ tự xúc ăn.

Nếu mẹ không có nhiều thời gian, có thể chuẩn bị thức ăn cho cả tuần nhưng không nên hấp chín, chỉ nên sơ chế, sau đó để đông đá. Gần đến bữa thì rã đông bằng cách để xuống ngăn mát rã đông dần, như vậy sẽ không bị mất chất và tạo cảm giác ngon miệng hơn cho món ăn.

Tùy theo thể trạng và điều kiện, mỗi trẻ sẽ có một nhu cầu, sở thích và khẩu vị khác nhau. Một món ăn được trang trí đẹp mắt dễ hấp dẫn trẻ ăn nhiều hơn. Do đó, mẹ hãy chịu khó bỏ chút thời gian để thiết kế các món ăn đẹp mắt để kích thích sự thèm ăn ở trẻ.

2.4. Tạo thói quen tốt cho trẻ

Gia đình cần tạo cho bé thời gian để tăng cường các hoạt động thể chất. Cho bé vui chơi hay tham gia tập thể dục sẽ là cách để bé khỏe mạnh hơn thay vì để trẻ ngồi xem tivi hay ngồi ì một chỗ cả ngày.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tập cho bé thói quen không ăn vặt, không ăn quá khuya, không ăn quá nhiều đồ ăn chiên rán hay đồ ngọt. 

Bài viết trên đây đã trả lời giúp bố mẹ câu hỏi: “Trẻ biếng ăn phải làm sao để khắc phục?”. Trong quá trình nuôi dạy và chăm sóc con nhỏ, nếu bố mẹ có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề ăn uống hay chế độ dinh dưỡng của trẻ, bố mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn / Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. 

 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé