
Đi ngoài hay tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như vi khuẩn, virus, do nhiễm ký sinh trùng, do ngộ độc thực phẩm, do chế độ dinh dưỡng,… trong đó trẻ uống kháng sinh bị đi ngoài là tình trạng rất phổ biến và gây hậu quả nghiêm trọng nếu không biết xử lý đúng cách.
Trẻ dưới 2 tuổi thường bị đi ngoài do uống kháng sinh nhiều hơn so với trẻ lớn. Tình trạng đi ngoài thường kéo dài từ 1-7 ngày, bắt đầu từ giữa ngày thứ 2 và ngày thứ 8 của đợt điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh cũng có thể bị đi ngoài ngay trong ngày đầu tiên, thậm chí kéo dài vài tuần sau khi đã ngừng uống thuốc.
Các biểu hiện khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài do uống thuốc kháng sinh gồm có:
- Trẻ bị đau bụng.
- Bé đi ngoài nhiều lần trong ngày (có bé đi tới 15-20 lần/ngày).
- Phân lỏng, có lẫn nhầy mũi.
- Trẻ đi ngoài có màu xanh, vàng lổn nhổn, có bọt, không thối.
- Phân sống, có lẫn thức ăn chưa tiêu, có thể lẫn cả máu và mũi.
- Mỗi lần đi ngoài trẻ phải rặn.
- Vùng hậu môn của trẻ bị hăm đỏ.
> XEM THÊM:
- “Thổi bay” triệu chứng viêm họng không cần dùng kháng sinh
- Cách chữa ho cho trẻ em an toàn, hiệu quả, nói không với kháng sinh!
- Cẩm nang chữa đau họng sổ mũi tại nhà cho trẻ không cần dùng thuốc
Tặng bố mẹ bộ Video Khóa học dinh dưỡng - Làm cha như chuyên gia
Bình thường trong đường ruột luôn tồn tại một quần thể vi sinh vật bao gồm vi khuẩn có lợi với nhiều loài khác nhau cùng với vi khuẩn có hại. Trong đó lợi khuẩn làm chức năng duy trì hệ vi sinh ở mức cân bằng, nhằm tăng cường tiêu hoá, hấp thụ dinh dưỡng, thải trừ chất độc hại, kìm hãm tác dụng của các vi khuẩn gây bệnh.
Kháng sinh là một chất mà khi đi vào cơ thể dù ở nồng độ thấp nhất cũng có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Kháng sinh có nhiều nhóm khác nhau, trong mỗi nhóm có nhiều loại biệt dược có tác dụng diệt các loại vi khuẩn khác nhau.
Các loại thuốc kháng sinh cho trẻ em được sản xuất dưới dạng viên uống, bột hoặc tiêm để điều trị những trường hợp viêm nhiễm và nhiễm trùng. Khi tình trạng nhiễm trùng được kiểm soát, các loại thuốc kháng sinh trẻ em dùng bổ sung thường ở dạng viên nén để uống.
Hiện nay, có nhiều loại thuốc kháng sinh cho trẻ em được bác sĩ kê đơn. Tùy vào độ tuổi và cơ địa của trẻ mà cha mẹ sử dụng các loại thuốc khác nhau cho bé.
Một số loại thuốc kháng sinh được sử dụng nhiều trước đây và mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị các bệnh về nhiễm khuẩn hô hấp như: amoxicillin, ampicillin, cephalexin hay erythromycin, augmentin…
Theo các chuyên gia, bất kỳ loại kháng sinh nào cũng có thể gây ra sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột nhất là các kháng sinh phổ rộng.
Kháng sinh có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt là khi dùng với liều cao và kéo dài, lúc này các loài vi khuẩn có lợi cũng bị kháng sinh tiêu diệt, phá vỡ sự cân bằng vốn có gây ra hiện tượng loạn khuẩn ruột. Cùng với đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh có sẵn hoặc mới xâm nhập, dẫn tới tình trạng trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy.
Tiêu chảy thường xuất hiện trong và sau mỗi đợt dùng kháng sinh. Mỗi lần đi đại tiện trẻ phải rặn nhiều và do tính chất axit của phân, vùng hậu môn của trẻ thường bị hăm đỏ.
Trong hầu hết các trường hợp, tiêu chảy do uống kháng sinh với biểu hiện chính là đi ngoài phân sống, phân lỏng nhiều lần trong ngày.
Đối với những trẻ suy giảm miễn dịch, trẻ suy dinh dưỡng, có bệnh lý nặng kèm theo, khi dùng kháng sinh phổ rộng, liều cao, kéo dài có thể gây ra tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn.
Trong trường hợp này, các biểu hiện có thể gặp phải như tiêu chảy, phân nhiều nước, có thể có máu, đau bụng, buồn nôn và nôn, sốt,...
Trẻ tiêu chảy do uống kháng sinh thường không gây sốt, triệu chứng tự hết sau khi ngừng kháng sinh trong khi tiêu chảy do các nguyên nhân khác như nhiễm khuẩn trẻ đều có hiện tượng sốt, mức độ tiêu chảy nặng hơn và kèm theo các biểu hiện rối loạn tiêu hóa khác như nôn, đau bụng.
Trẻ dưới 2 tuổi thường bị đi ngoài do uống kháng sinh nhiều hơn so với trẻ lớn. Tình trạng đi ngoài thường kéo dài từ 1-7 ngày, bắt đầu từ giữa ngày thứ 2 và ngày thứ 8 của đợt điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh cũng có thể bị đi ngoài ngay trong ngày đầu tiên, thậm chí kéo dài vài tuần sau khi đã ngừng uống thuốc.
Vẫn có rất nhiều bậc phụ huynh tự mua thuốc để điều trị cho trẻ cho dù không biết trẻ bị bệnh gì. Nhiều mẹ cứ thấy con mình ho, hắt hơi, sổ mũi hoặc hơi sốt là mua kháng sinh cho trẻ dùng.
Chính vì vậy để hạn chế tác dụng không mong muốn của kháng sinh nói chung và loạn khuẩn ruột do kháng sinh gây ra nói riêng, trước hết cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sỹ, không tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị cho trẻ.
Với trường hợp nhẹ, khi ngừng kháng sinh đang sử dụng thì triệu chứng rối loạn tiêu hóa thuyên giảm rõ rệt.
Một vài giải pháp hữu hiệu khi trẻ bị tiêu chảy do kháng sinh:
Khi trẻ bị tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy thường xuyên sẽ khiến vi nhung mao ruột bị tổn thương, một lượng lớn kẽm sẽ bị mất qua chất thải. Do đó, cha mẹ nên tăng cường bổ sung kẽm cho trẻ qua các loại thực phẩm như thịt, cua, sò, tôm, nấm, ngũ cốc, rau chân vịt,… để giúp tái tạo và phục hồi vi nhung mao ruột, trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, cải thiện tình trạng tiêu chảy.
Bố mẹ có thể bổ sung kẽm Bio Organic từ thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Scumin, dòng sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ Bio Organic. Thành phần kẽm từ Scumin có khả năng hấp thu lên đến 95%, an toàn, lành tính với trẻ nhỏ.
Bên cạnh việc bổ sung kẽm, mẹ nên đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý để trẻ không bị thiếu chất và cung cấp đầy đủ năng lượng và các thành phần để tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương.
Mẹ cần hiểu rõ nguyên tắc dinh dưỡng cho bé trong thời gian bé bị bệnh:
– Ăn đủ 4 nhóm: đạm – tinh bột – chất béo – chất xơ và vitamin.
– Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường, nước giải khát đóng chai, thức ăn khô.
– Nên chế biến thực phẩm dưới dạng mềm, lỏng cho bé dễ tiêu hóa như bột, súp, cháo,…
– Bổ sung nước và chất điện giải cho trẻ nếu là tiêu chảy cấp và tiêu chảy kéo dài để tránh tình trạng mất nước.
– Không cho uống các đồ uống có ga vì những thứ này có thể làm tiêu chảy trầm trọng hơn.
– Thực hiện chế độ ăn bình thường nhưng không cho con ăn các loại đậu hạt vì thực phẩm này có thể sinh nhiều hơi ở ruột. Cũng không nên cho trẻ dùng thực phẩm nhiều gia vị.
Để ngăn ngừa chứng tiêu chảy rối loạn tiêu hóa do uống kháng sinh, tốt nhất cha mẹ chỉ nên cho trẻ dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ đồng thời nên dùng kết hợp thêm men vi sinh để giúp hạn chế các tác dụng phụ của kháng sinh.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các bậc phụ huynh chăm sóc bé tốt hơn trước thời tiết mà bé dễ phải dùng đến kháng sinh!
Trong quá trình chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho con, nếu có bất kỳ khó khăn nào cần sự đồng hành của các chuyên gia có chuyên môn, mẹ vui lòng inbox fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio. Tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 / Zalo 0936.65.35.45 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí trong suốt quá trình phát triển của con.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Hiện nay, dưới thời tiết nắng gắt của mùa hè đa số các bà mẹ lựa chọn cho con nằm trong phòng điều hòa để giúp con tránh khỏi đổ mồ hôi gây khó chịu và rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng điều hòa không đúng cách khiến trẻ hay gặp nhiều vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, viêm mũi,...Vì vậy, trước thực trạng đó các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã tổng hợp chi tiết những nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm thông qua bài viết dưới đây.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Sắt là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều mẹ trăn trở rằng liệu bổ sung sắt cho trẻ từ những năm tháng đầu đời có ảnh hưởng gì xấu tới con hay không và nên bổ sung như thế nào là hiệu quả, an toàn nhất? Vậy “ Có nên bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh?’’ hãy cùng các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu và giải đáp câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé