Những ngày thời tiết thay đổi thất thường, lúc nóng lúc lạnh là khi mà trẻ dễ bị ho, viêm họng nhất. Mặc dù tình trạng này đã gặp rất nhiều, nhưng việc trị ho cho con vẫn luôn là trăn trở muôn thuở của nhiều gia đình. Mặc dù trong đa số trường hợp, ho không khó trị nhưng nó lại có thể dẫn tới rất nhiều hệ luỵ nguy hiểm cho trẻ nhỏ khi cha mẹ lựa chọn sai phương pháp điều trị.
Một số sai lầm hay gặp
Lạm dụng kháng sinh trị ho không theo đơn.
Một số liệu đáng báo động: Tại Việt Nam, 91% thuốc kháng sinh ở nông thôn, 88% ở thành thị mua không cần đơn bác sỹ. Việc tự ý ra nhà thuốc mua kháng sinh trị ho sẽ khiến bạn đưa vào cơ thể bé các kháng sinh không cần thiết, bởi 80% nguyên nhân gây ho là do Virus, 20% còn lại do Vi khuẩn, kháng sinh chỉ diệt được vi khuẩn, không diệt được virus, đây là lý do tại sao khi sử dụng kháng sinh, bạn nên đưa bé đi thăm khám xem bé có nhiễm vi khuẩn không.
Một vấn đề đáng nói nữa của việc sử dụng kháng sinh không cần đơn của bác sỹ là liều lượng và cách thức sử dụng. Không cho trẻ uống đủ liều lượng, tự động giảm liều, uống lại đơn thuốc cũ hay ngưng sử dụng thuốc ngay khi cảm thấy sức khoẻ của trẻ tốt hơn, những sai lầm phổ biến này của phụ huynh không chỉ khiến bệnh của trẻ không được trị dứt điểm, mà còn gây ra nguy cơ kháng kháng sinh với những hệ luỵ vô cùng nguy hiểm.
Tin vào bác sĩ “mạng”
Sai lầm tiếp theo thường thấy ở các bà mẹ trẻ là tin vào “bác sỹ mạng”, trong khi thông tin mạng rất nhiễu loạn, chưa được kiểm chứng và không được đảm bảo độ chính xác. Cũng chính từ đây, các phương pháp chữa ho không chính thống được phát tán không ngừng. Cần hiểu, cách chữa bệnh này có thể phù hợp với người này nhưng lại không phù hợp với người khác nên trước khi được áp dụng, cần phải qua các nghiên cứu mới có thể lưu hành.
Một ví dụ điển hình của việc này là việc chia sẻ các công thức thuốc ho tự chế với nguyên liệu là tỏi, gừng ngay trên Facebook. Chị V, một nhân viên thiết kế quảng cáo, cho biết: “Mình nghe theo các công thức trên mạng, đem trộn các nguyên liệu với nhau. Có điều không biết có phải cho nhiều tỏi, gừng quá không mà con ho mãi không dứt, còn dai dẳng hơn mọi lần do bị bỏng thành họng.”
Quá tin vào liệu pháp dân gian
Hết thuốc mạng lại tới các bài thuốc được mách nước bởi những “người cao tuổi” trong xóm, những người cũng đang chăm con nhỏ hoặc những bài thuốc gắn liền với chữ “dân gian”. Một phương pháp dân gian phổ biến thường được các bà, các mẹ áp dụng là thoa dầu vào lòng bàn chân và xoa bóp.
Không ai có thể phủ nhận việc này có tác dụng làm nóng người, giúp cơ thể có thể đẩy khí hàn để trị ho. Tuy nhiên, điều này chưa chắc đã đúng với trường hợp trẻ nhỏ bởi cơ thể của trẻ nhỏ thường có thân nhiệt cao hơn người lớn, nên đôi khi việc xoa bóp dầu ở gan bàn chân không tốt bằng việc tìm tới những liệu pháp trực tiếp trị kháng viêm và long đờm cho trẻ. Bên cạnh đó, da trẻ rất mẫn cảm, thoa dầu với lượng không phù hợp rất dễ gây rát bỏng hay phồng rộp.
Như vậy, bố mẹ phải làm sao với bệnh ho của bé?
Bố mẹ có thể chăm sóc bé như sau:
Nếu bé hơn 1 tuổi, bạn có thể pha cho bé một ly nước ấm với mật ong và chanh. Lưu ý cách này không nên áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi, vì hệ cơ quan chưa hoàn thiện có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ mật ong.
Cần lưu ý điều gì ở bệnh ho của bé?
- Kẹo ngậm và một số loại thuốc có thể làm giảm đau họng do ho. Lưu ý không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ dưới 4 tuổi.
- Một vài loại thuốc ho và thuốc cảm lạnh không kê đơn có thể không phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tuổi vì nguy cơ xuất hiện các phản ứng có hại.
- Nên sử dụng thuốc ho theo chỉ định của bác sĩ.
- Chế độ ăn uống của trẻ cần hạn chế các loại thực phẩm sau: chocolate, bạc hà, thức ăn dầu mỡ béo, cay, các chất kích thích và thức uống có ga.
- Chia nhỏ bữa ăn và nên cho trẻ ăn ít nhất hai giờ trước khi ngủ. Nếu tình trạng ho của bé tiếp tục không thuyên giảm, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Bệnh ho của bé là triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, một khi đã tìm hiểu rõ các nguyên nhân khiến bé bị ho, triệu chứng cụ thể về bệnh ho của bé, quý phụ huynh sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định phương hướng, để có thể thăm khám chuyên khoa và điều trị thích hợp nhất cho con em mình
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé