vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Tuần khủng hoảng của bé

14/09/2019   5330 lượt xem

Các mẹ có bao giờ gặp phải những khoảng thời gian bé thay đổi đột ngột, biếng ăn, quấy khóc, đẩy đồ ăn, khó ngủ…. Nhiều bà mẹ thấy vậy thì trở nên lo lắng, mất ăn mất ngủ, dùng đủ biện pháp để ép con ăn cho đủ, bắt con ngủ cho no giấc và rất dễ cáu gắt với bất kỳ ai.

Thực ra, với bất cứ 1 em bé bình thường nào thì trong vòng 20 tháng đầu đời đều sẽ trải qua 10 tuần khủng hoảng, hay còn gọi là wonder week. Để các mẹ có những thông tin cụ thể hơn về tuần khủng hoảng của bé cũng như biết cách đối phó với các tuần “ khó ở” của bé, chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé! 

1. Wonder week là gì?

Thuật ngữ “tuần khủng hoảng” của bé hiện nay rất phổ biến trên thế giới, nhưng ở nước ta vẫn còn rất mới lạ. Wonder week là thời gian mà các con tập trung phát triển các kỹ năng vận động và trí não, do đó sẽ lơ là việc ăn và ngủ. Trong tuần wonder week này, các mẹ sẽ phải đương đầu với 3C - Crying, Clinginess, Crankiness (Khóc lóc, Đeo bám, Cáu kỉnh).

Sự thay đổi và phát triển về nhận thức, trí tuệ, khả năng hoạt động của bé sẽ có tác động trực tiếp đến bé, khiến bé cảm giác khó chịu vì chưa thích nghi kịp với những cảm nhận mới, khả năng mới của mình. Không phải bỗng dưng trẻ lại biết lẫy, biết bò hay biết đi đâu mẹ nhé.

Tất cả đều là một quá trình, quá trình của "học hỏi và rèn luyện", bé tự nghĩ, tự cảm nhận, chú ý hiểu và nhận biết mọi thứ xung quanh mình và thay đổi từ bên trong không thể hiện ra bên ngoài. Vì thế, mẹ cứ tưởng đột nhiên trẻ lại như vậy, nhưng thực tế lại không phải vậy.

Tặng bố mẹ bộ Video Khóa học dinh dưỡng - Làm cha như chuyên gia

> XEM THÊM:

- Trẻ biếng ăn phải làm sao? Con biếng một, mẹ buồn mười

- 15 nguyên nhân trẻ biếng ăn và cách khắc phục

- Biếng ăn sinh lý kéo dài bao lâu? Có ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ không?

2. Biểu hiện của bé khi trong giai đoạn wonder week

-  Khóc nhiều hơn, hay cáu giận và ỉ ôi.

-  Tâm trạng thất thường: đang vui tự nhiên cáu hoặc ngược lại.

-  Muốn mẹ/bố dành nhiều thời gian chơi cùng bé. Bám bố/mẹ không rời.

-  Cư xử ngọt ngào với bố mẹ ( ví dụ ôm ấp mẹ hoặc cười nịnh với bố).

-  Nghịch hơn.

-  Có những cơn giận bất thường (ví dụ đang chơi xếp hình rất ngoan bỗng nhiên ném hết đồ chơi đi và gào thét).

-  Ghen khi thấy mẹ/bố quan tâm đến người khác (đặc biệt là các em bé khác) ngoài bé.

-  Nhút nhát hơn với người lạ (mà trước đây không thế).

-  Khó ngủ, ngủ ít, giấc ngủ không sâu như bình thường, đang ngủ bật dậy quấy khóc. Ngủ muộn hơn, dậy sớm hơn

-  Dường như xuất hiện những “giấc mơ” hoặc “mơ” thường xuyên hơn trước đây.

-  Biếng ăn.

-  Trở nên “tâm trạng” đôi khi chỉ ngồi 1 chỗ, nghĩ ngợi vẩn vơ.

-  Mút tay nhiều.

-  Ôm ấp vật gì đó hoặc tìm kiếm vật để ôm khi đi ngủ, những lúc không có bố mẹ ở bên cạnh.

-  Những thói quen thuở bé không còn nữa tự nhiên quay lại (ví dụ bò trở lại nếu đã biết đi hoặc đòi mẹ cầm bình sữa cho bú dù đã tự cầm được rồi).

-  Với những bé bú mẹ thì các bé có khi còn đòi ti (nhưng thực ra không phải vì đói) liên tục, dù chỉ ti 1 tí rồi thôi và đặc biệt lúc nóng giận phải ti mới hết.

2.1. Wonder week ở 5 tuần tuổi

Trẻ bắt đầu có chuyển biến về các giác quan. Khi sự trao đổi chất của bé phát triển, và đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong vòng tuần thứ 5, ngay sau khi đầy tháng trẻ sẽ bắt đầu "khó chiều".

Chính điều này là nguyên nhân mà các bà các mẹ ta khi xưa nuôi con hay truyền cho nhau kinh nghiệm quý báu rằng “Kiểu gì ngoài tháng là em bé sẽ bắt đầu quấy hơn bình thường”. Tuy nhiên sau khi vượt qua giai đoạn Tuần khủng hoảng thứ nhất này, bé sẽ bắt đầu nhìn vào mọi vật chăm chú hơn, có cảm giác muốn chạm vào mọi vật, bắt đầu biết cười và nhạy cảm hơn với mùi hương.

2.2. Tiếp theo là Wonder week khi trẻ 8 tuần tuổi

Sau giai đoạn chán ăn, hay quấy khóc thứ 2 này, em bé của mẹ sẽ có thể giữ đầu ổn định hơn, quay đầu về phía âm thanh, bắt đầu có dấu hiệu quan tâm đến đồ chơi, khám phá và quan sát các bộ phận của cơ thể của mình, bắt đầu biết làm những âm thanh gầm gừ nhỏ. Thật đáng yêu!

2.3. Wonder week khi trẻ ở tuần tuổi thứ 12

Đây chính là mốc thời gian đánh dấu sự chuyển biến lớn đầu tiên của trẻ. Con sẽ bắt đầu biết lẫy, lật sấp, lật ngửa, ngóc đầu, cười nhiều hơn và thích nghe những âm thanh với tần số khác nhau.

Đương nhiên trước đó, mẹ cũng sẽ khá vất vả với những ngày con bỏ ăn hoặc thức đêm không ngủ. Nhưng chứng kiến con biết lẫy chắc chắn là một kỉ niệm mà mẹ nào cũng muốn lưu giữ, thậm chí là quên luôn mọi mệt mỏi đã trải qua suốt tuần khủng hoảng của trẻ.


2.4. Wonder week ở tuần tuổi thứ 19

Mẹ sẽ bắt đầu thấy bé biết cho tay vào miệng mút hoặc cầm nắm để bỏ tất cả mọi đồ vật trong tầm với nhét vào miệng, biết nhìn theo mẹ hoặc bố, đẩy núm ti ra khi đã no.

2.5. Wonder week khi trẻ 26 tuần tuổi

Sau khi hết giai đoạn ‘khó chịu’ này, trẻ sẽ bắt đầu biết cầm nắm, biết ngồi dậy, nhổm người, kỹ năng xác định khoảng cách phát triển, bắt đầu biết hét và cười rất to.

2.6. Wonder week ở tuần tuổi thứ 37

Tuần này là chìa khóa cho trẻ sơ sinh có thể nhận ra rằng những điều khác nhau có thể được nhóm lại hoặc phân loại lại với nhau.

Sau khi hết quấy khóc, bỏ ăn,  trẻ sẽ có dấu hiệu có thể hiểu một số từ, biết bắt chước người khác, thể hiện tâm trạng của mình, muốn chơi trò chơi và đung đưa theo những bài nhạc quảng cáo, và sẽ bắt đầu tập bò.

2.7. Wonder week của trẻ ở tuần thứ 46

Trẻ bây giờ bắt đầu hiểu trình tự. Con sẽ bắt đầu nói những từ đơn, biết trả lời câu hỏi ngắn, biết chỉ vào đồ vật mình muốn, thích chơi xếp chồng đồ vật.

2.8. Wonder week khi trẻ đạt mốc 55 tuần tuổi

Kỹ năng mới của trẻ sau giai đoạn cáu gắt thứ 8 bao gồm khả năng đi vịn hoặc có thể đi vững,  thích cầm đồ vật đưa ra xa, thích vẽ, tự mặc hoặc cởi quần áo.

2.9. Wonder week thứ 9: tuần tuổi thứ 64

Bé sơ sinh ngày nào của mẹ bây giờ đã lớn. Bé bắt đầu biết pha trò, biết nũng nịu, biết nịnh mẹ, biết bắt chước biểu cảm và hành động của người lớn.

2.10. Wonder week cuối: khi trẻ đạt 75 tuần tuổi

Khi gần 20 tháng tuổi, trẻ đã có thể hoàn toàn đi vững và chạy nhảy. Biết xâu chuỗi các sự kiện thành hệ thống và có thể thay đổi hành vi cho phù hợp với hoàn cảnh.

Trẻ cũng sẽ bắt đầu phát triển sự đồng cảm và ít ích kỷ, cùng với việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn.

3. Mẹ cần làm gì để đối phó với tuần khủng hoảng của bé

-  Cho con ngủ giấc đêm sớm hơn bình thường 30 – 45 phút. Cắt đi 1 giấc ngày (áp dụng với tuần 12 – 26 hoặc 37 – 55 hoặc 64), trước khi cắt giấc ngày cho con mẹ kiểm tra các dấu hiệu cắt giấc.

-  Không nên ép con ăn, đừng biến biếng ăn sinh lý thành biếng ăn tâm lý. Mẹ chỉ cần đợi đến lúc con đói, con đòi thì mẹ hãy cho ăn.

-  Quan tâm con nhiều hơn, cùng chơi các trò chơi để luyện tập các kĩ năng con đang học.

-  Khi con quấy khóc, giúp con quên đi sự khó chịu bằng cách cho con thực hiện hoạt động con thích nhất, massage cho con, cho con đi ra ngoài chơi, nghịch nước.

Wonder Week không phải là bé bị bệnh. Chỉ là quãng thời gian khó khăn của bé vì thế hãy giúp bé phát triển kỹ năng và duy trì nếp sinh hoạt của bé, mẹ hãy quan sát và lắng nghe cũng như để ý đến con mình và cứ "thuận theo tự nhiên" thì tuần khủng hoảng của bé sẽ lại là tuần "quý giá" của mẹ khi chứng kiến con mình thay đổi qua mỗi giai đoạn đó.Các mẹ cũng đừng vì quá lo lắng mà bắt ép con làm những việc bé thấy khó chịu, vì có thể tạo ra một áp lực vô hình từ sớm cho bé. Hãy là một người mẹ thông thái cùng con phát triển mẹ nhé!

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong suốt quá trình phát triển của bé, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 / Zalo: 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Bài viết liên quan

Mamavica - Sắt, DHA, Acid Folic - Bộ ba dưỡng chất vàng cho bà bầu

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Mamavica  là sản phẩm thuận tự nhiên an toàn, lành tính tiên phong ứng dụng công nghệ sinh học Bio Organic cho các mẹ trước, trong và sau sinh, người thiếu máu. Mamavica bổ sung bộ ba dưỡng chất vàng bao gồm: Sắt, DHA và Acid Folic được kết hợp trong một công thức tối ưu cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, mẹ bỉm, người thiếu máu. 

Ra mắt sản phẩm Scumin Gold - Công thức đột phá mới cho kẽm hữu cơ sinh học

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Sự ra đời của Scumin Gold là bước cải tiến đột phá mới bắt nguồn từ thành công của sản phẩm Scumin. Với công thức hoàn hảo kết hợp thành tỷ lệ vàng đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nhỏ, Scumin Gold hỗ trợ giúp ăn ngon, tăng cường tiêu hóa và bổ sung các vitamin cùng khoáng chất cho sức khỏe.

Scumin Gold - Kẽm hữu cơ sinh học từ mầm đậu xanh

Scumin Gold là thành tựu nghiên cứu tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ sinh học vào dược phẩm tại Việt Nam. Kế thừa thành công của dòng sản phẩm Scumin trước đây, phiên bản Scumin Gold là dòng cốm dinh dưỡng cung cấp các vi chất sinh học hữu cơ từ mầm đậu xanh độc quyền bao gồm kẽm, selen, đồng, mangan và đặc biệt là công thức các vitamin nhóm B, C theo tỷ lệ vàng chuẩn châu Âu.

Kẽm sinh học là gì? Sự thật về kẽm sinh học hữu cơ bố mẹ cần biết!

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Cụm từ “trẻ biếng ăn bổ sung kẽm” luôn là một chủ đề “hot” được bàn luận rôm rả trên các diễn đàn, hội nhóm bỉm sữa. Nhiều bố mẹ đã lựa chọn kẽm sinh học cho con. Đây chính dòng kẽm mới xuất hiện trên thị trường nhưng đã sớm khẳng định được vai  trò và những ưu điểm vượt trội so với các dòng kẽm trước đây. Hãy cùng VHN Bio tìm ra lý do vì sao kẽm sinh học lại đáng được yêu thích như vậy qua bài viết dưới đây.

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé