vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Tuyệt chiêu ăn dặm dành cho bé 6 tháng

18/12/2020   1592 lượt xem

Sự phong phú trong những món ăn cùng cách chế biến tinh tế đã tạo nên nét rất riêng mang đậm chất ẩm thực Việt Nam. Đó cũng chính là lý do khiến phong cách ăn dặm dành cho bé 6 tháng tuổi được ba mẹ chăm chút trong từng gia vị nhỏ. Không chỉ đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển mà còn giúp trẻ làm quen với những hương vị mới lạ, thơm ngon, k&iac

1. Ăn dặm dành cho bé 6 tháng tuổi có thật sự quan trọng?

Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ, trẻ là một cá thể độc lập cũng có những suy nghĩ và mong muốn giống như người lớn. Trẻ cũng thích được ăn ngon, mặc đẹp, thích được sở hữu những gì mà mình mong muốn. Ba mẹ có thể nhận thấy rất rõ ràng, đồ ăn càng ngon trẻ càng hứng thú với việc thưởng thức. Vậy nên đừng bao giờ chủ quan về chế độ ăn dặm cho bé, nhất là trong thời gian đầu. Nó là có thể là yếu tố quyết định tới sự trưởng thành và phát triển về sau của trẻ.

Những đứa trẻ được quan tâm đúng cách về việc ăn dặm trong thời gian đầu luôn có sự phát triển vượt trội về mặt thể chất và tinh thần. Đặc biệt, ăn dặm đúng cách giúp phòng tránh các triệu chứng biếng ăn, bỏ bữa và một số bệnh lý liên quan tới hệ thống miễn dịch. Hầu hết, trong những năm đầu hệ thống miễn dịch luôn cần có nguyên liệu để hoàn thiện và bảo vệ cơ thể. Vậy nên chế độ ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi luôn chiếm một vị trí quan trọng.

Có thể coi trẻ nhỏ là nên tàng, là mầm non cho tương lai của một đất nước nên việc đầu tư tất cả những gì tốt nhất cho trẻ không bao giờ là lựa chọn sai lầm.

> XEM THÊM:

- Những điều cần biết về ăn dặm giai đoạn đầu của trẻ

- Ăn dặm sai cách - Hậu quả khôn lường

- Lời khuyên dinh dưỡng cho trẻ trong một năm đầu đời

2. Tuyệt chiêu ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Bước vào tháng thứ 6, cơ thể trẻ cần một nguồn dinh dưỡng lớn và dồi dào hơn so với sữa mẹ. Hay nói cách khác, sữa mẹ không còn khả năng đáp ứng đầy đủ cho sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ. Chính thế, bú sữa kèm theo chế độ ăn dặm mới là điều tối cần thiết cho trẻ ngay lúc này.

Việc thay đổi một thói quen hay một chế độ ăn luôn cần có thời gian thích nghi, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Mẹ không nên vội vã cho trẻ ăn ngay mà phải quan tâm nhiều hơn tới việc trẻ cần gì và điều gì là tốt nhất cho trẻ vào thời điểm 6 tháng tuổi?

Có thể nói, ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi là khoảng thời gian gặp nhiều khó khăn nhất dành cho các ông bố, bà mẹ. Phải tập cho trẻ cách bú mẹ ít hơn và thêm vào đó là các bữa ăn phụ với thực đơn giàu dinh dưỡng nhưng phải phù hợp với thể trạng hiện tại của bé. Học cách cho trẻ ăn dặm chậm rãi, từng chút một để hệ thống tiêu hóa và các cơ quan trong cơ thể thích nghi dần với những thực phẩm, mùi vị lạ. Tránh tình trạng nôn trớ, đau bụng, tiêu chảy hay rối loạn hệ thống tiêu hóa...

Ngoài ra, ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi phải luôn đảm bảo hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi. Và tất cả mọi thứ phải ở mức sạch sẽ nhất có thể. Hạn chế tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn và tuyệt đối không nên sử dụng đồ sống cho trẻ.

3. Sắp xếp thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Thay vì tự mình tìm kiếm những món ăn, các bậc phụ huynh có thể tham khảo bảng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mà các chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio đã dày công nghiên cứu. Và dựa trên các số liệu thống kê cho thấy, dinh dưỡng có trong các món ăn dưới đây đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, vi dưỡng chất cần thiết cho trẻ phát triển. Các mẹ có thể tham khảo:

3.1. Ăn dặm giai đoạn đầu

Thời gian bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể sử dụng các loại cháo dinh dưỡng, xay nhỏ, mỏng, mịn để trẻ dễ nuốt, không bị hóc hoặc sặc thức ăn. Khi nấu cháo nên có sự kết hợp với các loại rau củ quả tươi như bông cải xanh, cà rốt, khoai tây... Mẹ có thể sử dụng với các loại thịt, tôm, cá xay nhuyễn hoặc sử dụng nước cốt. Chỉ nên cho trẻ sử dụng từ 1-2 buổi phụ ăn dặm còn lại phần lớn vẫn cho trẻ bú sữa mẹ. 

Lưu ý, thời gian đầu bố mẹ nên cho trẻ ăn đơn giản, tránh kết hợp quá nhiều món ăn. Điều này giúp mẹ nhận biết các loại thức ăn có thể gây dị ứng cho trẻ hay sở thích của trẻ đối với các món ăn dặm.

3.2. Chế độ ăn dặm nâng cao

Khoảng 1-2 tuần sau khi trẻ quen dần với chế độ ăn dặm thì mẹ có thể đẩy nhanh tiến độ lên với tăng khẩu phần ăn và số buổi phụ nhiều hơn. Có thể là 3-4 buổi phụ trong ngày. Nên cho trẻ ăn lượng ít, không nên ăn quá no. Và hàm lượng dinh dưỡng có trong thực ăn đơn ăn dặm phải được cân bằng giữa các loại dưỡng chất như protein, lipid, glucid với chất xơ, chất khoáng... Trẻ thường dễ bị táo bón hoặc tiêu chảy khi khẩu phần ăn có sự chênh lệch dinh dưỡng quá lớn. 

Đặc biệt, đa dạng hóa món ăn là điều mẹ cần phải lưu tâm. Không nên sử dụng quá hai quả trứng/1 tuần hay quá nhiều bữa ăn phụ có chứa cùng một loại thịt. Điều này khiến trẻ nhanh ngán, biếng ăn và không hứng thú với việc thưởng thức bữa ăn dặm. Các loại rau xanh, thịt, hải sản nên luân phiên thay đổi trong tuần.

Sắp xếp thực đơn ăn dặm dành cho trẻ 6 tháng thực ra không quá khó nếu mẹ biết cách cân bằng và lưu ý một số việc mà các chuyên gia dinh dưỡng của VHN Bio đã chia sẻ phía trên. Chắc chắn, với chế độ ăn dặm khoa học trẻ sẽ có điều kiện tốt nhất để phát triển toàn diện. Mọi vấn đề thắc mắc về tình trạng sức khỏe dinh dưỡng của bé, xin hãy kết nối với các bác sĩ, dược sĩ tư vấn của VHN Bio thông qua Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.

 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé