vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Uống kẽm khi nào sẽ giúp trẻ hấp thu và cải thiện tốt nhất?

26/12/2022   5637 lượt xem

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Trẻ biếng ăn, kém hấp thu, đề kháng kém…là nỗi bận tâm của hầu hết các bố mẹ bỉm. Các chuyên gia dinh dưỡng thường kê kẽm để giúp trẻ nhanh chóng cải thiện các tình trạng này. Cho trẻ uống kẽm khi nào, sẽ giúp trẻ hấp thu và cải thiện tốt nhất? Cùng chuyên gia VHN Bio giải đáp qua bài viết dưới đây.

Kẽm là một khoáng vi lượng thiết yếu cho quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Kẽm trực tiếp tham gia cấu thành trên 300 enzyme khác nhau, có vai trò làm cải thiện hấp thu của trẻ. Trẻ được cung cấp đủ kẽm sẽ kích thích các gai vị giác hoạt động đúng chức năng, từ đó tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ trong mỗi bữa ăn. Bên cạnh đó, kẽm cũng được các nhà khoa học chứng minh cần thiết cho sự phát triển và thực hiện chức năng của hệ miễn dịch, từ đó giảm các tình trạng ốm vặt hay gặp ở trẻ nhỏ.

1. Khi nào bố mẹ cần bổ sung kẽm cho trẻ?

Để giúp nhận biết: “Khi nào cần bổ sung kẽm cho con?”, bố mẹ có thể cho con đi khám, xét nghiệm vi chất hoặc trực tiếp quan sát những dấu hiệu trong quá trình chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng con nhỏ.

Các chuyên gia khuyến khích các bố mẹ nên chủ động quan sát, lắng nghe cơ thể của con nhỏ. Nếu có đủ kiến thức và hiểu biết thì bố mẹ chính là “vị thầy thuốc” tốt nhất của con. Những dấu hiệu cho thấy bố mẹ cần bổ sung kẽm cho bé:

- Biểu hiện rõ nhất: Trẻ biếng ăn do vị giác mất chức năng, trẻ hay cáu gắt, ngủ không ngon, thiếu canxi lên não dẫn đến ít vận động và chậm phát triển trí tuệ.

- Triệu chứng rõ ràng hơn khi trẻ bỗng nhiên rụng tóc nhiều, sụt cân, nếu trẻ có vết thương hở sẽ lâu khỏi hơn, hay mắc các bệnh viêm hô hấp, mũi họng do suy giảm miễn dịch.

- Thiếu kẽm cơ quan sinh dục trẻ chậm phát triển, mắt sẽ kém hơn, dễ bị cận hơn do phải điều tiết mắt nhiều.

- Trẻ hay bị nhiễm trùng tái phát nhiều lần, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, nôn trớ, rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, hay khóc về đêm.

- Một số nghiên cứu cho thấy thiếu kẽm dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: chán ăn, nôn, rối loạn tiêu hóa và chuyển hóa, suy giảm khả năng miễn dịch, viêm da, sạm và bong da mặt ngoài hai cẳng chân (vảy cá). Nặng hơn, trẻ sẽ suy dinh dưỡng, lùn, chậm dậy thì, thiểu năng sinh dục và chậm phát triển tâm thần vận động.

Hoặc trong các trường hợp, bố mẹ không đủ điều kiện về thời gian và khả năng lên thực đơn đủ dinh dưỡng cho con, thì việc bổ sung dự phòng kẽm cho trẻ cũng là một việc cần thiết. 

Hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng tại đây để bổ sung kẽm cho con đúng cách nhé!

> XEM THÊM:

- 5 Tiêu chí mẹ cần biết khi lựa chọn sản phẩm bổ sung kẽm cho bé

- Kẽm có trong thực phẩm nào thì an toàn với trẻ nhỏ?

- Kẽm sinh học là gì? Sự thật về kẽm sinh học hữu cơ bố mẹ cần biết!

2. Bổ sung kẽm cho trẻ bao nhiêu là đủ?

Khi trẻ có các biểu hiện lâm sàng như biếng ăn, chậm lớn, sụt cân, táo bón, tóc rụng, hoặc có xét nghiệm máu thấp hơn 70 microgam/ 100ml có nghĩa  trẻ đã bị thiếu kẽm. Lúc này mẹ cần tăng cường bổ sung để tránh nguy cơ có hại. Theo tổ chức WHO, liều lượng kẽm cho trẻ mỗi ngày sẽ tùy thuộc vào độ tuổi và giai đoạn phát triển. Cụ thể:

- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Liều lượng một ngày là 2mg

- Trẻ từ 7 - 12 tháng tuổi: Liều lượng một ngày là 3mg

- Trẻ từ 1 - 3 tuổi: Liều lượng một ngày là 3mg

- Trẻ từ 4 - 8 tuổi: Liều lượng một ngày là 5mg

- Trẻ từ 9 - 13 tuổi: Liều lượng một ngày là 8mg

- Trẻ từ 14 - 18 tuổi: Liều lượng một ngày là 11mg với nam và 8mg với nữ

Trong những trường hợp trẻ có thể trạng kém hấp thu, gặp các tình trạng bệnh lý khiến sức đề kháng suy giảm, trẻ thiếu hụt kẽm lâu ngày, các bác sĩ nhi khoa, các chuyên gia dinh dưỡng có thể kê liều bổ sung bù thiếu kẽm cho bé với liều lượng gấp 2, gấp 3 lần liều lượng dự phòng trên.

3. Bố mẹ nên cho trẻ uống kẽm khi nào trong ngày?

“Nên cho trẻ uống kẽm khi nào?”, “cho trẻ uống kẽm sáng hay tối?” hay “cho trẻ uống kẽm trước hay sau khi ăn?” là các câu hỏi được rất nhiều bố mẹ bỉm quan tâm. Việc cho trẻ uống kẽm khi nào trong ngày cũng phụ thuộc vào loại kẽm bố mẹ lựa chọn bổ sung cho con. 

3.1. Đối với kẽm vô cơ và kẽm hữu cơ tổng hợp

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, với các loại kẽm có nguồn gốc vô cơ hay hữu cơ tổng hợp thì thời điểm thích hợp nhất để bổ sung kẽm cho bé là khi bụng đói, thường sau khi ăn 2 giờ hoặc trước khi ăn 1 giờ. Nguyên nhân là do thức ăn có thể tạo ra phản ứng với những loại kẽm này, dẫn đến giảm hấp thu và hiệu quả của kẽm. Tuy nhiên, nếu việc uống kẽm khi bụng đói gây ra khó chịu cho hệ tiêu hóa, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc liệu có thể có thể cho bé sử dụng kẽm trong bữa ăn được hay không.

3.2. Đối với kẽm hữu cơ sinh học

Đối với các loại kẽm hữu cơ sinh học có nguồn gốc từ thực vật như Scumin Gold (kẽm chiết xuất từ mầm đậu xanh) thì bố mẹ có thể bổ sung kẽm cho bé trong hoặc sau bữa ăn trưa hoặc tối, từ 15-30 phút. Với đặc tính an toàn, lành tính, hấp thu cao, bố mẹ có thể cho trẻ bổ sung kẽm hữu cơ sinh học bằng cách ăn trực tiếp, hoặc trộn với bột, cháo nấu chín, sữa, sữa chua, sinh tố tùy theo sở thích của trẻ.

Ngoài ra, mẹ cần chú ý đến thời điểm bổ sung kẽm và các khoáng chất khác, đặc biệt là canxi, magie. Những khoáng chất này ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hấp thu của kẽm. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên bổ sung kẽm và các vi khoáng trên tại 2 khung giờ khác nhau, ít nhất cách 1-2 giờ. 

4. Phải làm gì khi mẹ quên một liều bổ sung kẽm cho bé?

Cuộc sống bận rộn đôi khi khiến mẹ trót bỏ lỡ một liều bổ sung kẽm cho bé. Để không ảnh hưởng đến liệu trình bổ sung kẽm của con, điều mẹ cần làm là cho bé uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời điểm này cách liều tiếp theo không xa, thì mẹ nên bỏ qua ngay liều đã quên này và thực hiện đúng liệu trình đã định sẵn. Việc bổ sung 2 liều sát nhau có thể dẫn đến quá liều. Điều này không mang lại ích lợi nào cho bé. 
Trong trường hợp mẹ quên cho con uống kẽm nhiều ngày, mẹ cũng không nên quá lo lắng. Thiếu kẽm nghiêm trọng rất hiếm xảy ra và phải mất một thời gian khá dài khi cơ thể không được bổ sung kẽm đầy đủ. Mặc dù vậy, mẹ không nên chủ quan mà hãy cố gắng duy trì đúng liều lượng kẽm cần bổ sung cho bé mỗi ngày.

5. Một số lưu ý khi bổ sung kẽm cho bé

Khi bổ sung kẽm cho bé, bố mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc như sau:

- Một liệu trình bổ sung kẽm cho trẻ cần kéo dài từ 2-3 tháng để đạt được kết quả tốt nhất.

- Tăng cường một số loại vitamin phổ biến như A, B6, C, E cho trẻ. Sự kết hợp của kẽm và các loại vitamin này sẽ đem lại hiệu quả tối ưu: 

+ Kẽm và vitamin A khi kết hợp với nhau sẽ giúp vận chuyển dinh dưỡng đến các mô của tế bào nhất là vùng da, mắt, tuyến tiền liệt.

+ Kẽm và vitamin B6 có khả năng tương tác với nhau trong quá trình chuyển hóa chất béo, protein và carbohydrate. Vì vậy khi kết hợp sẽ nâng cao hiệu quả cho cả hai.

+ Kẽm và vitamin C là bộ đôi luôn đi cùng với nhau. Kẽm có hấp thụ được hay không một phần là nhờ vitamin C và ngược lại.

- Dùng đúng liều lượng bổ sung kẽm cho trẻ được chỉ định.

- Tránh thực phẩm giàu chất xơ, bánh mì, ngũ cốc, thực phẩm nhiều photpho khi đang dùng kẽm.

- Việc bổ sung kẽm cho bé dưới 6 tháng tuổi cần sự đồng ý của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

- Bổ sung kẽm phải đi kèm với việc cải thiện dinh dưỡng, nâng cao khả năng hấp thụ cho bé.

- Với các bé bị rối loạn tiêu hóa mẹ cần cải thiện tình trạng bệnh lý trước khi cho con dùng kẽm.

- Trong một số trường hợp việc dùng kẽm có thể gây ra tác dụng phụ như khó tiêu, loét miệng, mệt mỏi, sốt, nôn,… Trong các tình huống hi hữu này, bố mẹ có thể liên lạc ngay tới các chuyên gia y tế để được hỗ trợ kịp thời.

Về liều lượng bổ sung kẽm hữu cơ sinh học cho bé như thế nào là phù hợp, bố mẹ vui lòng liên hệ các bác sĩ, dược sĩ tư vấn của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua website chính thức: https://vhnbio.vn/ Fanpage chính thức: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio.  

6. Scumin Gold- Kẽm hữu cơ từ mầm đậu xanh an toàn, hiệu quả, dễ sử dụng

Scumin Gold là sản phẩm được nghiên cứu trực tiếp bởi các chuyên gia Viện dinh dưỡng VHN Bio. Ứng dụng công nghệ sinh học Bio Organic, Scumin Gold mang đến dòng Kẽm sinh học được chiết xuất 100% từ mầm đậu xanh, đầu tiên và duy nhất trên thị trường. Đây chính là dòng kẽm các khả năng hấp thu vào cơ thể cao nhất hiện nay, ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Do đó, việc dùng Scumin Gold đơn giản hơn nhiều các dòng kẽm khác, có thể uống trong bữa ăn mà không cần lo ngại đến sinh khả dụng bị ảnh hưởng. 

Scumin Gold còn bổ sung 3 loại khoáng chất khác gồm selen, đồng, mangan và tổ hợp vitamin nhóm B, C theo tỷ lệ vàng, nhập khẩu từ Đức. Do đó, Scumin Gold mang lại hiệu quả tối ưu, cải thiện biếng ăn nhanh chóng, tăng cường sức đề kháng tự nhiên. Đặc biệt sản phẩm an toàn với trẻ nhỏ và cả mẹ bầu.

Uống kẽm khi nào còn phụ thuộc vào bản chất sản phẩm bổ sung kẽm mà bé đang dùng. Thông thường, kẽm vô cơ và kẽm hữu cơ tổng hợp được sử dụng khi bụng đói để tránh tương tác với thức ăn, làm giảm hấp thu. Với kẽm hữu cơ sinh học, bé có thể bất cứ lúc nào, ngay trong hoặc sau bữa ăn mà hiệu quả không đổi. 

7. Chuyên gia dinh dưỡng đánh giá như thế nào về Scumin Gold? 

Bác sĩ Lương Thảo - Chuyên gia Viện Dinh dưỡng VHN Bio

Scumin Gold tự hào về thành phần với hơn 200 nghiên cứu khoa học, 100 bằng sáng chế và 70 thử nghiệm lâm sàng trên người đã được thực hiện, khoáng chất sinh học đã được chứng minh và công nhận về độ an toàn, hiệu quả. Hiện nay chúng được sử dụng rộng rãi nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe con người trên toàn thế giới.

Sản phẩm Scumin Gold cũng được các bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thử nghiệm, đánh giá về chất lượng sản phẩm. 

Đội ngũ chuyên gia

Dưới đây là chia sẻ của TS.BS. Đoàn Thị Mai - Người tiên phong trong mảng Chia sẻ kiến thức y khoa online, Giảng viên Khoa Y Trường Đại học Phenikka về chất lượng của Scumin Gold.

Bên cạnh đó, Scumin Gold được sản xuất trên Công nghệ sinh học Bio-Organic của Hoa kỳ, là một trong những sản phẩm đầu tiên của Viện Dinh dưỡng VHN Bio đang tiên phong và duy nhất tại thòi điểm hiện tại ở Việt Nam ứng dụng tốt công nghệ sinh học. 

Mong rằng, thông qua chia sẻ của ThS.DS. Đinh Thị Thúy Vân, ba mẹ có thể hiểu hơn về những ưu điểm vượt trội của nền công nghệ sinh học cũng như các sản phẩm được ứng dụng so với các sản phẩm có tác dụng tương tự trên thị trường. 

8. Các mẹ nói gì sau khi cho con dùng Scumin Gold?

Với sự tận tình thăm hỏi và tư vấn các vấn đề về sức khỏe của các con, chuyên gia dinh dưỡng nhà VHN Bio luôn tự hào vì có thể mang đến những giải pháp tốt nhất giúp mẹ chăm con lớn khỏe thuận tự nhiên. 

Chia sẻ của "khách hàng kì cựu" đã đặt niềm tin cho VHN Bio trong hơn 3 năm vừa qua!

Cám ơn bé Miu Miu đã yêu thích Scumin Gold nhé!

Để được tư vấn hoặc tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm Scumin Gold, mẹ vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. Hoặc tìm hiểu thêm thông qua website: http://vhnbio.vn / Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio.

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé