
Cơ thể của con người là một thể thống nhất hoàn chỉnh và hoàn hảo nhất. Vì vậy, một chút ảnh hưởng đến một hệ cơ quan nào cũng gây ra những tác động lớn đối với sức khỏe và sự phát triển của cơ thể. Ở trẻ em, bệnh lý phổ biến thường gặp là các bệnh lý viêm đường hô hấp dưới.
Viêm đường hô hấp dưới gây ra những triệu chứng chảy mũi, ngạt mũi, sốt nhẹ, ho và nôn trớ… khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, suy dinh dưỡng. Lâu dần, bệnh có thể tiến triển nặng hơn gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy làm thế nào để bố mẹ nhận biết bệnh viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em, chủ động phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất?
Hệ thống đường hô hấp của cơ thể chia làm hai đoạn, tương đương với các vấn đề viêm đường hô hấp ở trẻ em cũng chia thành 2 loại: Viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới. Viêm đường hô hấp dưới là các bệnh lý liên quan đến khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi, không phải lao.
> XEM THÊM:
- Bố mẹ có biết viêm đường hô hấp là gì và đâu là cách trị viêm đường hô hấp ở trẻ tốt nhất?
- Những điều bạn cần biết về bệnh viêm đường hô hấp trên trong thời điểm giao mùa
- Cách chữa viêm đường hô hấp ở trẻ em an toàn tại nhà
Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp dưới chủ yếu do các tác nhân virus, vi khuẩn, nấm mốc. Đặc biệt trong thời tiết giao mùa, môi trường ô nhiễm khiến cơ thể dễ bị tổn thương nhất.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do vi khuẩn: Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn ), Moraxella catarrhalis…
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do virus: Các virus á cúm (Parainfluenza Virus ). Virus cúm A và B. Adenovirus, Rhinovirus. Các virus hợp bào hô hấp (respiratory syncytial virus ).
Nguồn gây bệnh: Do tiếp xúc với môi trường độc hại có nhiều bụi, khói bụi, bụi than, hóa chất, khói thuốc lá...
Điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh bệnh: Sự thay đổi thời tiết, nhất là các thời điểm giao mùa Đông – Xuân, khí hậu ẩm ướt, áp suất không khí giảm tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật có hại phát triển và gây bệnh.
Đây là tình trạng niêm mạc phế quản của trẻ bị kích thích gây viêm, tăng tiết dịch nhầy làm bít tắc phế quản. Viêm phế quản cấp xảy ra do niêm mạc tiếp xúc với các tác nhân có hại của môi trường như virus, vi khuẩn. Bệnh thường kéo dài trong vài tuần.
Trong giai đoạn ủ bệnh từ 1-3 ngày, trẻ không có các triệu chứng của viêm đường hô hấp. Đến giai đoạn viêm long đường hô hấp trên, trẻ có các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, đau họng, sốt nhẹ, mệt mỏi. Trẻ thường xuyên ho khan, ho có đờm...
Viêm phế quản mãn tính ở trẻ nhỏ là tình trạng viêm nhiễm tại phế quản kéo dài hay tái phát nhiều lần. Bệnh có thể diễn biến trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Khi trẻ viêm phế quản mãn tính, các triệu chứng thay đổi tùy theo từng giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, trẻ dễ ho và khạc đờm. Ho từng đợt, ho nhiều lần trong năm, đặc biệt khi thời tiết giao mùa, thời tiết lạnh. Ho có thể ho khan hoặc ho có đờm trắng, bọt. Giai đoạn muộn, trẻ có thể xuất hiện triệu chứng khó thở, sút cân, da dẻ xanh xao,…
Khi viêm, các tổ chức chính ở phổi, đặc biệt là các phế nang bị tổn thương nghiêm trọng. Các dưỡng khí không thể đi vào máu trao đổi.
Tùy theo từng tác nhân gây bệnh mà triệu chứng của viêm phổi ở trẻ cũng thay đổi khác nhau. Viêm phổi do các tác nhân vi khuẩn thường có triệu chứng: rét run, sốt cao trên 39 độ C, ho khạc đờm, khó thở, nhịp thở nhanh, có xuất hiện những mụn nước ở môi… Nếu trẻ viêm phổi do vi khuẩn không điển hình hoặc virus, các triệu chứng có thể tiến triển âm thầm hơn như sốt nhẹ, nhức đầu, trẻ ho khan, mệt mỏi,…
Một trong những bệnh lý viêm đường hô hấp dưới ở trẻ là viêm tiểu phế quản. Siêu vi khuẩn gây viêm, khiến các chất nhờn tích tụ trong đường hô hấp. Trẻ có triệu chứng khó thở. Bệnh thường chỉ xảy ra ở trẻ em dưới 12 tuổi, khi các tiểu phế quản chưa phát triển toàn diện.
Để phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp dưới ở trẻ, các bậc phụ huynh nên tuân thủ các nguyên tắc chăm sóc trẻ như:
- Trước khi bế trẻ nên đảm bảo rửa tay sạch sẽ. Thường xuyên rửa tay cho trẻ để hạn chế virus, vi khuẩn và các tác nhân lây bệnh lây lan qua tiếp xúc bàn tay, dịch tiết.
- Cách ly trẻ với những người đang bị bệnh đường hô hấp. Lý do là bởi trẻ có đề kháng yếu, dễ lây bệnh.
- Đảm bảo môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ. Tránh để trẻ tiếp xúc khói thuốc lá, khói bụi… làm tăng nguy cơ viêm đường hô hấp dưới.
- Giữ cho cơ thể của trẻ luôn ấm áp trong mùa đông và thời điểm giao mùa. Giữ ấm các vùng: cổ, ngực, hai bàn chân cho trẻ. Hạn chế ra đường sáng sớm và đêm khuya nhiều sương.
- Không nên để trẻ nằm nhiều trong điều hòa nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp.
- Tiêm ngừa các vacxin phòng ngừa viêm đường hô hấp dưới: các vacxin nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi và cúm,...
- Nâng có hệ miễn dịch của trẻ thông qua chế độ ăn giàu dinh dưỡng.
- Cho trẻ vui chơi, hoạt động nhiều để nâng cao sức khỏe thể chất.
Hy vọng bài viết cung cấp cho các bậc phụ huynh những thông tin cần thiết trong việc phát hiện sớm và điều trị viêm đường hô hấp dưới ở trẻ. Mọi vấn đề thắc mắc, xin hãy kết nối với các dược sĩ tư vấn của VHN Bio thông qua Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Hiện nay, dưới thời tiết nắng gắt của mùa hè đa số các bà mẹ lựa chọn cho con nằm trong phòng điều hòa để giúp con tránh khỏi đổ mồ hôi gây khó chịu và rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng điều hòa không đúng cách khiến trẻ hay gặp nhiều vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, viêm mũi,...Vì vậy, trước thực trạng đó các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã tổng hợp chi tiết những nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm thông qua bài viết dưới đây.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Sắt là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều mẹ trăn trở rằng liệu bổ sung sắt cho trẻ từ những năm tháng đầu đời có ảnh hưởng gì xấu tới con hay không và nên bổ sung như thế nào là hiệu quả, an toàn nhất? Vậy “ Có nên bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh?’’ hãy cùng các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu và giải đáp câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé