vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Viêm đường hô hấp khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

13/11/2020   2906 lượt xem

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp ở phụ nữ có thai, gây ra những tình trạng như ho, cảm, viêm họng,... Vậy viêm đường hô hấp khi mang thai có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai nhi hay không? Hãy cùng theo dõi qua bài viết sau đây.

 

1. Viêm đường hô hấp khi mang thai do những nguyên nhân nào?

Phụ nữ mang thai có sự thay đổi về nội tiết tố, đề kháng suy giảm nên rất dễ mắc phải các bệnh lý về đường hô hấp. Nếu như không được điều trị sớm, bệnh sẽ dễ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. 

Một số nguyên nhân gây viêm đường hô hấp ở phụ nữ mang thai:

- Do vi khuẩn: Sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây bệnh sẽ gây ra viêm nhiễm, từ đó dẫn đến các bệnh viêm đường hô hấp.

- Do sự kích ứng, dị ứng ở vùng hầu họng: Các tác nhân từ bên ngoài môi trường như khói bụi, ô nhiễm, phấn hoa, lông động vật,... gây ra những kích thích ở vùng hầu họng.

> XEM THÊM:

15 biện pháp tự nhiên giúp điều trị viêm họng

10 cách trị ho bằng gừng hiệu quả ở trẻ mẹ nên biết

Mẹo trị ho dân gian cho bà bầu không ảnh hưởng đến thai nhi

2. Viêm đường hô hấp khi mang thai có nguy hiểm hay không?

Sự thay đổi nội tiết trong quá trình mang thai là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể. Nếu như không có biện pháp điều trị kịp thời, viêm đường hô hấp ở thời điểm này có thể gây ra những ảnh hưởng không hề nhỏ tới mẹ bầu và thai nhi.

Nếu để tình trạng viêm đường hô hấp kéo dài, ho liên tục sẽ khiến cho vùng ngực bị co thắt, gây cảm giác đau và mệt mỏi cho bà bầu, làm cơ thể suy nhược, từ đó thai nhi chậm phát triển. Cơn ho kéo dài trong nhiều ngày có thể gây ra những cơn co thắt tử cung, gây động thai hoặc thậm chí sinh non.

Ngoài ra, viêm đường hô hấp nếu không có cách điều trị đúng đắn sẽ rất dễ gây ra nhiễm trùng đường hô hấp, có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển đường hô hấp, thậm chí làm mất tim thai đột ngột.

Chính vì thế, mẹ bầu khi thấy những dấu hiệu của viêm đường hô hấp, hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán điều trị kịp thời, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

3. Mẹ bầu nên làm gì khi bị viêm đường hô hấp

- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Mẹ bầu chú ý ăn đa dạng và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tăng cường bổ sung nhiều rau quả chứa vitamin C để nâng cao sức đề kháng như cam, quýt, dâu,... và các loại thực phẩm kháng viêm như tỏi, hành, gừng, sả,... 

- Uống nhiều nước để giúp cơ thể được thải độc và làm loãng dịch nhầy trong họng.

- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, vận động điều độ và nhẹ nhàng, không nên làm việc quá sức dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt về sức khỏe.

Xem thêm : Dấu hiệu viêm đường hô hấp

 

- Làm dịu cổ họng, súc họng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày, uống nước chanh ấm với mật ong để giúp làm dịu họng và giảm những cơn ho.

- Giữ ấm khi ra đường, đặc biệt là vùng mũi họng để tránh cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường hô hấp. Tránh chạm tay vào vùng mắt, mũi, miệng để ngăn không cho virus lây lan.

- Tránh xa những nơi không khí ô nhiễm, độc hại, khói thuốc lá để không làm cho bệnh trở nặng hơn.

- Trong trường hợp bệnh kéo dài mà không dứt, bạn có thể đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định sử dụng các loại thuốc ho, thuốc hạ sốt. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp cho các chị em mang thai tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng viêm đường hô hấp, để từ đó có phương pháp xử lý phù hợp, giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh và an toàn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình mang thai, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn / Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. 

 

Bài viết liên quan

Chuyên gia hướng dẫn: Cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

05 nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Hiện nay, dưới thời tiết nắng gắt của mùa hè đa số các bà mẹ lựa chọn cho con nằm trong phòng điều hòa để giúp con tránh khỏi đổ mồ hôi gây khó chịu và rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng điều hòa không đúng cách khiến trẻ hay gặp nhiều vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, viêm mũi,...Vì vậy, trước thực trạng đó các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã tổng hợp chi tiết những nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm thông qua bài viết dưới đây.

GIẢI ĐÁP:

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Sắt là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều mẹ trăn trở rằng liệu bổ sung sắt cho trẻ từ những năm tháng đầu đời có ảnh hưởng gì xấu tới con hay không và nên bổ sung như thế nào là hiệu quả, an toàn nhất?  Vậy “ Có nên bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh?’’ hãy cùng các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu và giải đáp câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé