Viêm họng bà bầu không phải là tình trạng hiếm gặp ở các phụ nữ đang mang thai, điều này gây ra những mệt mỏi ở mẹ và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Việc điều trị viêm họng khi mang bầu cũng cần phải có phương pháp phù hợp để tránh gây ra bất kỳ biến chứng không mong muốn nào. Cùng Viện Dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu nguyên nhân và cách xử trí khi bà bầu bị viêm họng qua bài viết dưới đây.
- Do virus: Đa số các trường hợp viêm họng trong thời khi mang thai xảy ra là do virus. Với nguyên nhân này, thông thường bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 7 ngày và không cần phải sử dụng đến các loại thuốc và kháng sinh.
- Do vi khuẩn: Liên cầu khuẩn là loại vi khuẩn phổ biến nhất gây ra viêm họng bà bầu, với biểu hiện là trong cổ họng có lớp phủ màu trắng hoặc đốm trắng, kèm theo sốt cao.
- Do môi trường: Không khí ô nhiễm, khói bụi, phấn hoa, các chất gây dị ứng,... cũng có thể là nguyên nhân khiến cho cổ họng bị kích thích và gây ra viêm họng.
- Do hệ miễn dịch kém: Phụ nữ mang thai thường sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch để bảo vệ thai nhi, khiến cho người mẹ dễ có nguy cơ bị virus, vi khuẩn xâm nhập, gây ra các bệnh viêm họng, viêm đường hô hấp.
- Do sự thay đổi hormone: Quá trình mang thai gây ra những thay đổi hormone, gây ra những triệu chứng ở miệng như khô miệng, đau rát họng,....
- Trào ngược axit dạ dày: Tình trạng này xảy ra do quá trình tiêu hóa chậm và hệ tiêu hóa bị ép trong quá trình mang thai. Một trong những triệu chứng thứ phát của bệnh trào ngược dạ dày là đau họng.
> XEM THÊM:
15 biện pháp tự nhiên giúp điều trị viêm họng
10 cách trị ho bằng gừng hiệu quả ở trẻ mẹ nên biết
Mẹo trị ho dân gian cho bà bầu không ảnh hưởng đến thai nhi
Chanh kết hợp với mật ong sẽ có công dụng sát khuẩn, làm sạch chất nhầy và làm sạch cổ họng. Mỗi ngày, bạn uống 1 cốc nước ấm nước pha một chút mật ong hòa với nước cốt chanh, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Xông hơi cổ họng với nước sôi khoảng 25 - 30 phút mỗi ngày sẽ giúp giảm những cảm giác đau rát cổ họng.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng máy làm ẩm không khí để tăng độ ẩm trong nhà cũng góp phần giúp cho cổ họng được dễ chịu hơn.
Đây là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất bạn nên áp dụng để điều trị viêm họng bà bầu. Nước muối sẽ giúp làm dịu những cảm giác đau rát ở cổ họng, sát khuẩn và giúp bệnh mau chóng khỏi.
Gừng ngoài công dụng như một loại gia vị trong nhà bếp còn được biết đến với khả năng kháng nấm, kháng khuẩn rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng viêm đường hô hấp. Bạn có thể làm trà gừng bằng cách đun sôi một ít nước và cho thêm vào đó vài lát gừng đã bóc vỏ. Ngâm khoảng 5 phút, sau đó thêm mật ong và uống. Bạn cũng có thể cho thêm một ít bạc hà tươi để làm tăng hương vị của thức uống này.
Nếu như đã sử dụng các biện pháp trên mà bệnh tình chưa thuyên giảm, bạn có thể cân nhắc đến việc sử dụng thuốc. Tuy nhiên, bạn nên đến thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được mua thuốc ở bên ngoài để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Để ngăn ngừa nguy cơ viêm họng, mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Giữ gìn vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ, thoáng mát để vi khuẩn, virus không có nơi trú ngụ.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối để sát khuẩn miệng và cổ họng.
Xem thêm : Ăn gì tăng sức đề kháng cho bà bầu
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể, hạn chế ăn đồ chiên xào, dầu mỡ và nói không với đồ uống có cồn, chất kích thích.
- Tránh đến những nơi đông người, đeo khẩu trang khi ra ngoài để phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh qua đường hô hấp.
Phụ nữ mang thai sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc các bệnh viêm họng và viêm đường hô hấp, hy vọng bài viết trên đây đã đem lại những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình mang thai, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn / Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé