vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Viêm họng cấp ở trẻ - Những điều bố mẹ cần chú ý

31/10/2020   1631 lượt xem

Viêm họng cấp ở trẻ là bệnh lý chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh lý đường hô hấp trẻ em hiện nay. Nhiều bậc phụ huynh chủ quan cho rằng đây chỉ là bệnh lý bình thường và không đáng lo ngại. Thế nhưng trên thực tế, viêm họng cấp nguy hiểm hơn những gì bạn nghĩ. 

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Mời bố mẹ cùn

1. Nguyên nhân viêm họng cấp trẻ em

Viêm họng cấp là bệnh lý thường gặp ở mọi độ tuổi, tuy nhiên phần lớn là ở trẻ em. Những nguyên nhân gây viêm họng cấp ở trẻ bao gồm:

1.1. Viêm họng cấp do nhiễm trùng:

Hơn 70% các trường hợp viêm họng cấp do virus gây ra. Theo sau đó là vi khuẩn, nấm và các chất kích thích khác.

- Virus: Viêm họng cấp do virus chủ yếu là virus cúm, sởi, adeno. Những trường hợp viêm do virus thường nhẹ và sẽ giảm dần sau 2-5 ngày.

- Vi khuẩn: Nhóm vi khuẩn liên cầu tán huyết Streptococcus là tác nhân chính gây viêm họng cấp. So với viêm họng cấp do virus, viêm do vi khuẩn thường nặng hơn.

1.2. Viêm họng cấp không do nhiễm trùng

- Trẻ viêm họng cấp do thay đổi thời tiết, nhiệt độ từ nóng sang lạnh thất thường

- Trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá hay sống nơi ô nhiễm.

- Thường xuyên sử dụng các thực phẩm, đồ uống quá lạnh.

- Trẻ không chú ý vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng. Không rửa tay đúng cách, rửa tay thường xuyên… khiến vi khuẩn có hại có điều kiện phát triển gây bệnh.

- Trẻ có tiền sử mắc các bệnh lý tai mũi họng, các bệnh lý đường hô hấp.

> XEM THÊM:

Chữa viêm họng viêm thanh quản có thực sự khó như bạn nghĩ?

Có những phương pháp điều trị viêm họng amidan cấp cho trẻ nhỏ nào?

Viêm phế quản biểu hiện như thế nào? Giúp mẹ nhận diện để phòng và điều trị kịp thời

2. Những triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio, viêm họng cấp ở trẻ thường biểu hiện với những dấu hiệu:

- Trẻ quấy khóc.

- Chán ăn, biếng ăn, bú kém, nôn trớ.

- Trẻ chảy nước mắt, chảy nước mũi.

- Ho khan, ho có đờm.

- Sốt vừa và cao, có thể sốt cao tới 39-40 độ C.

- Trẻ mệt mỏi, uể oải.

- Với những trẻ lớn hơn, bố mẹ có thể nhận thấy các biểu hiện ở trẻ như giọng khàn, nghẹt mũi, sổ mũi, amidan sưng to, nổi hạch ở cổ,…

3. Những biến chứng viêm họng cấp ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Theo nghiên cứu, hơn 80% số trẻ em lúc đầu chỉ viêm mũi, họng do virus. Tuy nhiên, sau vài ngày bệnh tiến triển nặng hơn do hệ miễn dịch của trẻ suy giảm, đặc biệt những trẻ sinh non, suy dinh dưỡng, gầy yếu, đang mắc các bệnh lý đường hô hấp…

Viêm họng cấp nặng có thể gây nên nhiều biến chứng như viêm amidan, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, áp xe họng. Thậm chí, trẻ có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm hơn như:

Viêm cầu thận cấp: Đây là tình trạng viêm không mủ ở cầu thận với biểu hiện phù, tăng huyết áp, tiểu ra máu,…

Thấp khớp cấp: Biến chứng viêm họng cấp ở trẻ khiến các khớp gối, cổ chân, cổ tay,… sưng nóng đỏ đau. Nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động của trẻ.

Viêm màng ngoài tim: Tình trạng viêm màng tim là biến chứng nguy hiểm gây nên các bệnh lý như hở van tim, hẹp van tim, viêm màng,..

Sốt cao co giật: Trẻ sốt cao gây co giật có thể đe dọa tới tính mạng của trẻ.

Nhiễm khuẩn huyết: Đây là nhiễm khuẩn toàn thân nặng do sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh vào máu. Sau đợt viêm họng cấp khoảng 7-15 ngày, nếu trẻ nhiễm khuẩn huyết sẽ sốt cao, run rẩy, tim đập nhanh, vã mồ hôi,…

4. Cách điều trị viêm họng cấp ở trẻ

- Bố mẹ nên thường xuyên đo nhiệt độ cho trẻ, chườm hạ nhiệt để trẻ hạ sốt.

- Luôn giữ ấm vùng cổ họng, ngực, mũi của trẻ.

- Đảm bảo môi trường sống xung quanh khô thoáng, sạch sẽ. Thường xuyên dọn dẹp khu vực nơi ở của trẻ, lau dọn dụng cụ, đồ chơi của trẻ.

- Thường xuyên vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng cho trẻ.

- Cho trẻ uống nhiều nước, các loại nước ép trái cây, chanh…

- Không cho trẻ uống nước lạnh, ăn các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.

- Sử dụng máy tạo ẩm không khí để điều hòa không khí.

- Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn. Giữ tâm trạng trẻ thoải mái, hạn chế quấy khóc.

- Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng, vitamin, kẽm, sắt… nâng cao hệ thống miễn dịch cho trẻ.

- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người lạ để tránh bị lây bệnh.

Nếu trẻ sốt cao trên 38.5 độ C, bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời. Không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi chưa được sự đồng ý và chỉ dẫn của bác sĩ.

Xem thêm : Chữa viêm họng cấp cho bé

 

5. Hỗ trợ điều trị viêm họng cấp ở trẻ bằng Phyto-roxim®

Viêm họng cấp là bệnh lý thường gặp nhưng không nên chủ quan. Bố mẹ cần nhận biết và có cách xử lý phù hợp khi trẻ mắc bệnh. VHN Bio giới thiệu đến các bậc phụ huynh thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phyto-roxim®, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý viêm đường hô hấp ở trẻ.

Các thành phần của Phyto-roxim®: 

EX-CUMIN® là Curcumin siêu hấp thu, có tác dụng kháng viêm, kháng vi khuẩn, nấm, kháng vi rút hiệu quả cao. 

Kẽm Bio-organic: Kẽm bio-organic giúp hệ miễn dịch tăng cường khả năng bắt giữ vi khuẩn Gram (-) và Gram (+) tại niêm mạc mũi, miệng, họng như S. aureus (Tụ cầu vàng,) S. pneumoniae (Phế cầu khuẩn), P. aeruginosa (Trực khuẩn mủ xanh), S. pyogenes (Liên cầu khuẩn). 

Selen Bio-organic: Selen bio-organic diệt virus. 

Vitamin C: Chống nhiễm khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch 

Gừng: Giữ ấm, giúp xoang thông suốt, long đờm,

Các thành phần 100% tự nhiên này được kết hợp với nhau theo một tỷ lệ đặc biệt có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus gây viêm đường hô hấp, kháng viêm hô hấp, giúp làm ấm cơ thể, bảo vệ hệ hô hấp, điều trị viêm đường hô hấp trên, cúm, cảm lạnh dẫn đến ho, sổ mũi, ho lâu ngày,...

Sản phẩm Phyto-roxim® rất thân thiện, lành tính với cơ thể của trẻ, không có tác dụng phụ, không tạo hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc. Đồng thời, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, giúp con ăn ngon, lớn khỏe và nhanh chóng dứt điểm các triệu chứng hô hấp.

Nếu như bố mẹ có bất kỳ thắc mắc nào về việc điều trị viêm họng cấp cho bé làm sao cho an toàn, hiệu quả và nhanh khỏi, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.

 

Bài viết liên quan

Chuyên gia hướng dẫn: Cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

05 nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Hiện nay, dưới thời tiết nắng gắt của mùa hè đa số các bà mẹ lựa chọn cho con nằm trong phòng điều hòa để giúp con tránh khỏi đổ mồ hôi gây khó chịu và rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng điều hòa không đúng cách khiến trẻ hay gặp nhiều vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, viêm mũi,...Vì vậy, trước thực trạng đó các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã tổng hợp chi tiết những nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm thông qua bài viết dưới đây.

GIẢI ĐÁP:

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Sắt là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều mẹ trăn trở rằng liệu bổ sung sắt cho trẻ từ những năm tháng đầu đời có ảnh hưởng gì xấu tới con hay không và nên bổ sung như thế nào là hiệu quả, an toàn nhất?  Vậy “ Có nên bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh?’’ hãy cùng các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu và giải đáp câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé