Viêm họng có đờm là bệnh lý thường gặp ở nhiều người, đặc biệt là trẻ em vào những thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường. Viêm họng khiến niêm mạc sưng viêm, đau rát kèm theo những biểu hiện khác như sốt, đau đầu, sổ mũi, ngứa rát họng, đặc biệt là tình trạng đờm tích tụ gây khó chịu cho trẻ nhỏ. Bên cạnh việc dùng thuốc, bố mẹ cần áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà giúp trẻ giảm viêm họng có đờm, kiểm soát triệu chứng và sự tiến triển của bệnh và cách trị đau rát cổ họng có đờm
Viêm họng có đờm tức bị đau họng kèm theo tình trạng đờm nằm trong cổ họng, có cảm giác vướng, cấn bởi chất nhầy gây khó chịu. Đờm thực chất là chất tiết của quá trình hô hấp, chứa nhiều chất nhầy, bạch cầu mủ, nước. Khi cơ thể khỏe mạnh, lượng đờm tiết ra ít, không đáng chú ý. Tuy nhiên khi viêm họng, lượng đờm tăng lên nhiều.
Đờm do viêm họng bắt nguồn từ phổi tiết ra nhiều chất dịch nhầy hoặc có thể do đờm tích tụ ở mũi, kèm theo triệu chứng sổ mũi, hắt xì rồi chảy xuống họng gây ứ đọng ở phần cổ họng. Vì thế khi ho, cơ thể thường có xu hướng muốn khạc, tống chất đờm tiết ra bên ngoài. Viêm họng có đờm thường có màu trong suốt, xanh nhạt hoặc có màu vàng.
Trẻ em là đối tượng thường xuyên mắc bệnh lý viêm họng có đờm. Lý do là bởi sức đề kháng, hệ miễn dịch của trẻ lúc này còn non yếu, trẻ dễ bị các tác nhân như vi khuẩn, virus, khói bụi, thay đổi thời tiết tác động gây bệnh. Viêm họng có đờm không chỉ khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc mà còn kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu như khàn tiếng, sốt, sổ mũi, đau đầu, đau rát cổ họng, hơi thở có mùi hôi,… ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt của trẻ. Vì vậy, bên cạnh một số thuốc đặc trị, bố mẹ nên áp dụng thêm một số phương pháp điều trị tự nhiên tại nhà cho trẻ.
> XEM THÊM:
- Nhận diện đúng các loại viêm họng ở trẻ, giúp cha mẹ có giải pháp điều trị hiệu quả
- 15 biện pháp tự nhiên giúp điều trị viêm họng
- Top 3 cách chữa viêm họng bằng phương pháp tự nhiên đơn giản, hiệu quả
Sự tăng tiết chất nhầy trong cổ họng làm cho cổ họng bị ngứa ngáy khó chịu, cản trở quá trình hô hấp của cơ thể. Một trong những nguyên nhân làm tăng tiết chất đờm nhầy trong đường hô hấp của trẻ như:
- Thời tiết giao mùa.
- Trẻ nhiễm bệnh do tác nhân vi khuẩn, virus, hay tiếp xúc với trẻ, người khác viêm họng có đờm.
- Dị ứng với phấn hoa, nước hoa, khói bụi ô nhiễm.
- Trẻ hít phải khói thuốc lá.
Bố mẹ có thể nhận biết viêm họng có đờm ở trẻ thông qua những triệu chứng như:
- Trẻ đau rát họng, khó nuốt, biếng ăn.
- Trẻ nổi hạch vùng cổ.
- Môi khô, lưỡi bẩn.
- Trẻ ho, sốt lâu ngày không khỏi.
- Ho kèm theo đờm, khi áp sát tai vào ngực bé thì nghe được tiếng rên rít.
Trong trường hợp viêm họng có đờm nhẹ, bệnh mới khởi phát, bố mẹ hoàn toàn có thể điều trị cho trẻ tại nhà vừa an toàn lại mang đến hiệu quả cao. Biện pháp chủ yếu là tận dụng các loại thảo dược tự nhiên cho trẻ sử dụng, xây dựng lối sống sinh hoạt, dinh dưỡng cho trẻ tốt nhất.
Chưng quất với đường phèn: Quất hay còn gọi là tắc, là loại quả có vị chua, mùi thơm như cam, quýt. Quất có tác dụng giải uất, tiêu đờm, trị ho, giải rượu, thông phổi. Vì vậy, mẹ có thể chưng quất với đường phèn để trị ho có đờm ở trẻ, Dùng khoảng 2-3 lần/ngày, mỗi lần 1 thìa cà phê sau ăn sẽ nhanh chóng giúp trẻ đẩy lùi các triệu chứng viêm họng.
Lá húng chanh tiêu đờm, trị ho: Húng chanh có tính ấm, vị cay, là thảo dược đông y có tác dụng trị viêm họng, tiêu đờm, cảm cúm, ho sốt do phong hàn, khàn tiếng. Mẹ nên xay nhuyễn lá húng chanh rồi cho thêm đường, quất vào đem hấp cách thủy. Sau đó cho trẻ dùng 1-2 lần/ngày đến hết ho.
Lá hẹ mật ong: Lá hẹ có tác dụng hành khí, giải độc, tiêu đờm. Còn mật ong giúp tăng hương vị, kháng khuẩn kháng viêm, bổ sung hàm lượng dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Dùng lá hẹ xay nhuyễn, cho thêm mật ong vào hấp cách thủy rồi chắt nước cho trẻ uống 2 lần/ngày.
- Đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, bố mẹ cần thường xuyên làm sạch mũi và miệng cho trẻ. Vệ sinh mũi giúp trẻ dễ chịu hơn, thải trừ bớt lượng chất nhầy làm nghẹt mũi trẻ.
- Trẻ lớn có thể hướng dẫn trẻ thường xuyên đánh răng làm sạch khoang miệng, ngăn chặn vi khuẩn phát triển.
- Cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng hằng ngày.
- Luôn làm sạch đồ chơi, các vật dụng cho trẻ.
- Giữ gìn môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, hạn chế bụi bẩn, ô nhiễm, khô hanh.
- Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết giao mùa, đặc biệt khi ra ngoài cần giữ ấm chân, tay, vùng cổ, tai của trẻ.
- Không để trẻ tiếp xúc với những trẻ khác đang mắc bệnh hay những người viêm họng có đờm khác.
- Để trẻ được vui chơi, hoạt động, thoải mái tinh thần và nâng cao sức đề kháng miễn dịch.
- Bố mẹ cần xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp cho trẻ, đảm bảo đủ chất và kích thích được vị giác của con khi khỏe mạnh và khi trẻ ốm.
- Khi trẻ khỏe mạnh, nên bổ sung đều các chất dinh dưỡng, đa dạng thực đơn và các nhóm chất.
- Khi trẻ ốm, chế biến thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt. Ưu tiên những thực phẩm bổ dưỡng mà trẻ thích ăn.
- Không ép trẻ ăn quá nhiều một lúc. Chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày.
- Bổ sung nhiều nước cho trẻ bằng nước uống, sữa, nước ép hoa quả, súp, cháo…
Với những chia sẻ trên, hy vọng các bậc phụ huynh đã hiểu thêm về bệnh lý viêm họng có đờm ở trẻ và cách điều trị, phòng tránh cho trẻ ngay tại nhà. Hãy luôn là người bạn đồng hành thông thái trên con đường trưởng thành của trẻ. Mọi vấn đề thắc mắc về tình trạng sức khỏe dinh dưỡng của bé, xin hãy kết nối với các bác sĩ, dược sĩ tư vấn của VHN Bio thông qua Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé