vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Viêm phế quản có lây không? Những điều cần biết của bệnh lý viêm phế quản cấp ở trẻ

18/07/2020   885 lượt xem

Cơ thể của trẻ nhỏ rất nhạy cảm đối với sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt là lúc chuyển giao giữa hai mùa thu - đông, hay việc thay đổi đột ngột môi trường từ phòng điều hòa ra ngoài trời nắng nóng. Thời điểm này, trẻ rất dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp, trong đó viêm phế quản. Sự đồng loạt mắc bệnh ở trẻ nhỏ, khiến nhiều người đặt ra câu hỏi liệu viêm phế quản có lây không? Vấn đề này sẽ được Viện dinh dưỡng VHN Bio giải đáp cho các bậc phụ huynh qua bài viết dưới đây.

1. Viêm phế quản là gì?

Dựa vào giải phẫu học, người ta chia đường hô hấp thành hai phần bao gồm đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới, lấy mốc là thanh quản. Trong đó phế quản thuộc đường hô hấp dưới nên viêm phế quản được xem là bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới.

Viêm phế quản xảy ra rất phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi. Đây là thời gian mà hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của trẻ còn rất yếu, nên rất dễ bị các virus, vi khuẩn xâm nhập khi có các yếu tố thuận lợi. Người ta chia viêm phế quản ra thành hai loại:

- Viêm phế quản cấp: các triệu chứng diễn ra nhanh chóng, rầm rộ, kéo dài trong khoảng 1 tuần  và có thể tự khỏi sau khoảng 2-4 tuần.

- Viêm phế quản mãn tính: khi các triệu chứng ho kéo dài liên tục lớn hơn 3 tháng và không có dấu hiệu thuyên giảm.

Khi các triệu chứng của viêm phế quản chuyển sang mãn tính sẽ gây ra rất nhiều hậu quả không tốt cho trẻ. Chính vì thế, bố mẹ nên để ý để phát hiện và điều trị kịp thời cho trẻ.

> XEM THÊM:

- Bé viêm phế quản cấp, mẹ cần phải làm sao?

- Bạn đã hiểu rõ viêm phế quản mãn tính là gì chưa?

- Viêm phế quản và cách điều trị khoa học giúp bé mau khỏe

 

2. Nguyên nhân gây viêm phế quản

Đứng đầu bảng xếp hạng nguyên nhân của viêm phế quản chính là virus. Dưới đây là một số cái tên mà mẹ có thể biết:

- Virus RSV.

- Influenza virus A, B.

- Parainfluenza virus.

- Adenovirus.

- Rhinovirus.

Mặc dù ít gặp hơn virus, nhưng một số loại vi khuẩn cũng có khả năng gây viêm phế quản cấp như:

- S.aureus.

- H.influenzae.

- Mycoplasma pneumoniae.

- Chlamydia pneumoniae.

 

3. Biểu hiện triệu chứng của viêm phế quản

Mặc dù triệu chứng của các bệnh lý đường hô hấp khá tương tự nhau, nhưng viêm phế quản cấp ở trẻ nhỏ có những đặc trưng rất riêng biệt. Các mẹ chỉ cần để ý kĩ một chút là có thể nhận ra ngay. Một số biểu hiện của trẻ bị viêm phế quản như:

- Khoảng 1-2 ngày đầu, trẻ thường có biểu hiện của cảm lạnh như rát họng, ho nhẹ, sổ mũi nước.

- Sau đó các cơn ho tăng dần, trẻ ho khan dữ dội. Các cơn ho kéo dài hơn, trong và sau cơn trẻ thường có cảm giác đau rát vùng trước xương ức. Trẻ hay có biểu hiện ôm lồng ngực khi ho.

- Trẻ thường xuyên đau rát vùng cổ họng.

- Trẻ có thể bị sốt hoặc không. Triệu chứng này tùy thuộc ở mỗi trẻ.

- Sau khoảng một tuần, triệu chứng giảm dần, trẻ ho có đờm. Lúc đầu đờm đặc sau đó loãng dần và chuyển sang đờm trong rồi hết hẳn.

 

4. Viêm phế quản có lây không?

Để giải đáp thắc mắc viêm phế quản có lây không, Các mẹ nên đọc qua cơ chế ho của bệnh. Ho là một phản xạ bảo vệ cơ thể của bệnh lý viêm phế quản cấp khi có các tác nhân gây bệnh xâm nhập, nhưng cũng là nguyên nhân lây bệnh ở cộng động. Khi trẻ ho, vi khuẩn sẽ theo giọt bắn và đờm đi ra ngoài, sau đó xâm nhập vào các vật chủ khác. Chính vì thế mà mẹ có thể thấy, khi một đứa trẻ bị viêm phế quản cấp thì hầu như những đứa trẻ học chung lớp đều có các biểu hiện triệu chứng tương tự chỉ sau khoảng 2-3 ngày.

Con đường lây của viêm phế quản cấp gồm hai con đường là trực tiếp và gián tiếp. Đây gần như là cơ chế lây của các bệnh lý đường hô hấp nói chung:

- Viêm phế quản cấp lây truyền trực tiếp qua không khí thông qua việc trẻ mắc bệnh hắt hơi và ho tạo giọt bắn lơ lửng trong không khí.

- Lây qua việc tiếp xúc hoặc có những cử chỉ thân mật với trẻ bị bệnh như ôm hôn.

- Hoặc lây truyền gián tiếp qua các vật dụng mà trẻ bị bệnh chạm vào, sau đó đưa lên mắt mũi miệng.

Đây cũng là một trong những phương thức lây truyền của dịch COVID hiện nay. Tuy nhiên, viêm phế quản cấp có tỷ lệ lây và mức độ nguy hiểm thấp hơn rất nhiều so với Covid. Khi đã hiểu được cơ chế lây bệnh, thì các mẹ sẽ có cho mình những cách phòng tránh bệnh tốt nhất cho trẻ mà chẳng cần phải tìm hiểu đâu xa xôi.

 

5. Cách chăm sóc và phòng tránh bệnh cho trẻ chuẩn Bộ Y tế

Để tránh việc lây bệnh viêm phế quản từ trẻ này qua trẻ khác, mẹ nên áp dụng những mẹo dưới đây:

- Đeo khẩu trang cho trẻ khi đi đến nơi đông người.

- Vệ sinh tay cho thật sẽ sạch vào các thời điểm như: trước khi ăn, sau khi đi ra ngoài về, sau khi trẻ chạm vào các đồ vật công cộng...

- Tăng cường chế độ ăn để đảm bảo dinh dưỡng. Khi hệ miễn dịch của trẻ tốt, sức đề kháng cao thì tỷ lệ trẻ bị bệnh hay lây nhiễm đều được hạ xuống mức thấp nhất.

Theo khuyến cáo của bộ y tế, khi trẻ bị mắc viêm phế quản cấp thì việc điều trị chủ yếu và quan trọng nhất là bù dịch, đảm bảo dinh dưỡng, tránh làm dụng thuốc. Mẹ nên cung cấp thêm các vi dưỡng chất thiết yếu qua các loại thực phẩm tăng cường sức khỏe.

 

6. Điều trị viêm phế quản cho trẻ nhờ Phyto-roxim®

Được sản xuất theo công nghệ Bio - Organic tiên tiến chuẩn Hoa Kỳ, Phyto-roxim® có nguồn nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, an toàn cao và hiệu quả vượt trội. Đây đang là sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo sử dụng cho trẻ ho, viêm phế quản, viêm phổi. 

Phyto-roxim® có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus gây viêm đường hô hấp, kháng viêm hô hấp, giúp làm ấm cơ thể, bảo vệ hệ hô hấp, điều trị viêm đường hô hấp trên, cúm, cảm lạnh dẫn đến ho, sổ mũi, ho lâu ngày,.... Đem lại cho bé một hệ miễn dịch tốt, ăn ngon, ngủ kỹ và không quấy khóc.

 

Hy vọng bài viết cung cấp cho các bậc phụ huynh những thông tin bổ ích trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ. Mọi thông tin cần tư vấn và tìm hiểu sản phẩm Phyto-roxim® vui lòng liên hệ Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio và website: http://vhnbio.vn để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí, hoặc gọi tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666.

 

Bài viết liên quan

Chuyên gia hướng dẫn: Cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

05 nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Hiện nay, dưới thời tiết nắng gắt của mùa hè đa số các bà mẹ lựa chọn cho con nằm trong phòng điều hòa để giúp con tránh khỏi đổ mồ hôi gây khó chịu và rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng điều hòa không đúng cách khiến trẻ hay gặp nhiều vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, viêm mũi,...Vì vậy, trước thực trạng đó các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã tổng hợp chi tiết những nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm thông qua bài viết dưới đây.

GIẢI ĐÁP:

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Sắt là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều mẹ trăn trở rằng liệu bổ sung sắt cho trẻ từ những năm tháng đầu đời có ảnh hưởng gì xấu tới con hay không và nên bổ sung như thế nào là hiệu quả, an toàn nhất?  Vậy “ Có nên bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh?’’ hãy cùng các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu và giải đáp câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé