Cơ thể trẻ em còn yếu ớt, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, là đối tượng rất dễ mắc các dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh hô hấp có nguy cơ bùng phát trong điều kiện thời tiết giao mùa. Viêm phế quản ở trẻ em là một bệnh khá phổ biến, đặc biệt là khi trời trở lạnh. Trẻ bị viêm phế quản không quá nguy hiểm nhưng bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng hậu quả khôn lường. Chính vì thế việc phát hiện sớm, xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và cách điểu trị là hết sức quan trọng. Vậy trẻ bị viêm phế quản là gì, có nguy hiểm không? Trẻ bị viêm phế quản bao lâu thì khỏi, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa như thế nào? và bé viêm phế quản uống thuốc gì ?
Viêm phế quản ở trẻ là tình trạng đường thở dưới hay cuống phổi bị viêm nhiễm, sưng đau và nhu mô phổi chưa bị ảnh hưởng. Trẻ bị viêm phế quản ho nhiều nên nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì tình trạng viêm nhiễm sẽ lan xuống nhu mô phổi gây viêm phôi.
Bệnh viêm phế quản ở trẻ thường xuất hiện cùng hoặc sau khi bé mắc một số bệnh nhiễm khuẩn như cúm, cảm lạnh, sởi, ho gà…
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Viêm phế quản mạn tính có thể kéo dài từ vài tháng tới nhiều năm, trong khi đó viêm phế quản cấp ở trẻ em thường diễn ra trong thời gian ngắn.
Nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản
Viêm phế quản do virus, vi khuẩn
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em chủ yếu xảy ra do nhiễm virus, vi khuẩn và hít phải khí độc, bụi bẩn bên ngoài môi trường.
Tác nhân gây bệnh ban đầu thường là virus, sau đó có thể bị bội nhiễm vi khuẩn. Virus là nguyên nhân chính (chiếm đến 90%) nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản, điển hình nhất là virus influenza. Ở giai đoạn đầu thường thấy sau khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên, cảm lạnh, ho sổ mũi, cúm hay viêm xoang. Sau đó nếu không được điều trị và sức đề kháng yếu thì virus có thể lây lan tới hai cuống phổi (bộ phận nối họng và hai lá phổi với nhau), làm cho khí quản sưng phồng, tấy đỏ, tiết dịch nhầy trong phổi, gây kích thích khiến trẻ ho nhiều, thở mệt, do đường thở bị viêm và tiết dịch.
Nếu trẻ có những biểu hiện trên, cùng với sốt kéo dài trong vài ngày, ho kéo dài trong vòng từ 2 – 3 tuần thì có thể trẻ đã bị viêm phế quản. Tiếp sau đó, trẻ bắt đầu ho nhiều hơn, có cảm giác đau rát cổ họng và xuất hiện đờm đục hoặc có màu vàng hay xanh. Ngoài sốt ra trẻ có thể còn có cảm giác đau ngực, mệt mỏi, chán ăn hoặc nôn ói.
Vi khuẩn hay gặp nhất là phế cầu khuẩn, rồi đến tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn. Những vi khuẩn này thường xuyên có ở mũi – họng, khi sức đề kháng của trẻ bị giảm sút thì chúng hoạt động mạnh lên, tăng độc tính và gây bệnh.
Viêm phế quản do môi trường sống ô nhiễm
Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh hay môi trường ô nhiễm là những tác nhân gây bệnh viêm phế quản. Viêm phế quản ở trẻ em có thể do nguyên nhân hít phải bụi bẩn, khí độc như khói thuốc lá. Đa số trẻ em sống trong môi trường có khói thuốc lá, môi trường nhiều khói bụi hay ô nhiễm sẽ dễ có nguy cơ mắc viêm phế quản mãn tính.
Yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh
Một số điều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh của trẻ là:
- Độ tuổi: Trẻ từ 18 – 24 tháng nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
- Trẻ em bị suy yếu hệ thống miễn dịch hoặc có cha mẹ bị hen suyễn.
Triệu chứng trẻ bị viêm phế quản
Nắm bắt được các triệu chứng của bệnh là vấn đề quan trọng giúp bạn có thể sớm phát hiện khi con mình không may mắc bệnh.
Nếu bị viêm phế quản, trẻ có thể sẽ gặp phải các triệu chứng đưới đây:
- Ho khan
- Chảy nước mũi
- Sốt nhẹ
- Toàn thân khó chịu
- Khò khè, khó thở
- Cổ họng đau
- Căng tức ngực
- Ớn lạnh
- Sưng hạch bạch huyết
Những dấu hiệu bệnh này có thể nặng hoặc nhẹ. Vào ban đên, triệu chứng bệnh có xi hướng nặng hơn và kéo dài trong khoảng 1–2 ngày.
Dù rằng bệnh viêm phế quản có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng tỷ lệ trẻ em mắc bệnh có xu hướng cao hơn. Bệnh thường phổ biến hơn khi giao mùa và thời tiết chuyển lạnh.
Các mẹ nên ghi nhớ những biểu hiện theo giai đoạn của trẻ viêm phế quản như sau để có cách điều trị kịp thời:
– Giai đoạn khởi phát: trẻ bị sốt nhẹ, ho khan, hát hơi, sổ mũi (có thể dẫn đến ngạt mũi).
– Giai đoạn phát triển của bệnh: Sốt nặng hơn, xuất hiện hiện tượng thở khò khè hoặc thở bằng miệng. Da bé tím tái, xanh xao. Xuất hiện những biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ.
– Giai đoạn nguy hiểm: Bé sốt cao trên 38oC. Chân tay yếu, mềm, mệt mỏi, môi và da khô, chảy mồ hôi, bỏ ăn và khó thở. Bé ho theo cơn kéo dài (gần giống như ho gà hoặc ho lao), có thể có đờm. Bé thở khò khè hoặc thở bằng miệng, lồng ngực hoạt động mạnh. Da bé xanh xao, môi và đầu ngón tay, ngón chân tím tái. Trẻ hay bị nôn, tiêu chảy. Nặng hơn sẽ có những biểu hiện về thần kinh như nằm li bì, có thể hôn mê và có những cơn co giật. Mạch bé yếu nhưng tim đập nhanh.
Điều trị viêm phế quản như thế nào cho hiệu quả?
1. Cách điều trị dứt điểm viêm phế quản cho bé
Trẻ bị viêm phế quản được điều trị đúng cách và dứt điểm sẽ sớm khỏi bệnh. Vì vậy, khi thấy con xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh, cha mẹ cần:
- Giữ ấm cơ thể trẻ. Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm.
- Vệ sinh tai mũi họng của trẻ hàng ngày bằng nước ấm hoặc dung dịch nước muối sát khuẩn 0,9%.
- Nếu trẻ sốt dưới 38, 5 độ chườm ấm cho trẻ để nhanh hạ nhiệt. Nếu sốt ≥ 38,5°C cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Chỉ uống thuốc kháng sinh khi được thầy thuốc chỉ định.
2. Trẻ bị viêm phế quản uống thuốc gì?
Để xác định trẻ bị viêm phế quản uống thuốc gì cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh.
- Trẻ bị viêm phế quản do vi khuẩn: Sử dụng thuốc kháng sinh theo đơn của thầy thuốc.
- Trẻ bị viêm phế quản do virus: Thuốc kháng sinh không có tác dụng, sử dụng thuốc điều trị triệu chứng bệnh. Tình trạng bệnh sẽ cải thiện trong 7-10 ngày nếu chăm sóc trẻ bị viêm phế quản tốt.
+ Nếu trẻ sốt, đau sưng cổ họng: Sử dụng thuốc hạ sốt chứa acetaminophen hoặc ibuprofen với liều lượng phù hợp độ tuổi, cân nặng của trẻ. Không sử dụng thuốc hạ sốt chứa aspirin cho trẻ em.
+ Với trẻ bị viêm phế quản ho nhiều, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng thuốc cortisone (dexamethasone). Hoặc thuốc làm loãng đờm như N-acetylcystein, giúp bé ho để đẩy đờm ra.
+ Trẻ bị hen suyễn cần dùng thuốc giãn phế quản hoặc thuốc corticosteroid để giảm viêm giúp mở rộng đường thở, để trẻ dễ thở hơn.
3. Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì?
Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Cơ thể bé khi bị bệnh trong tình trạng suy yếu, dễ mất nước nên cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để bé phục hồi nhanh hơn:
- Thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng: Bột mì, gạo, ngũ cốc, sữa bò, sữa đậu nành, trứng gà, đậu phụ, sữa và chế phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo thấp, sữa chua.
- Rau xanh và hoa quả tươi bổ sung vitamin A, C, E cần thiết làm giảm viêm phế quản. Một vài loại rau củ quả rất giàu chất chống oxy hóa tốt cho trẻ bị viêm phế quản như bông cải xanh, rau bina, dâu tây, cà rốt…
- Cho bé uống nhiều nước bù lại phần nước bị mất, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, hạ sốt, giảm viêm và khô họng.
- Ăn thức ăn lỏng, mềm như súp, canh, cháo, bột để trẻ dễ nuốt và dễ tiêu hóa hơn.
- Chia nhỏ bữa ăn, cho bé ăn nhiều bữa do bị bệnh trẻ mệt mỏi, chán ăn hoặc dễ nôn ói.
4. Trẻ bị viêm phế quản kiêng ăn gì?
- Tránh ăn món chiên xào nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, thịt rán, gà rán… sẽ tăng khó thở ở trẻ bị viêm phế quản.
- Hạn chế lượng muối sử dụng trong bữa ăn của bé. Muối thừa khiến cơ thể tích nước, quá trình sản sinh chất nhầy ở phế quản tăng. Vì thế cần tránh cho bé ăn đồ ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh chế biến sẵn.
- Kiêng đồ ăn cay nóng do niêm mạc phế quản sẽ bị kích thích gây ho.
- Những loại quả chua chát như mận, táo gây khó long đờm, cần kiêng.
- Các loại bánh kẹo và nước ngọt có gas, đồ ăn uống nhiều đường khiến bé bị khó thở hơn.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Cha mẹ cần chú ý, khi bé có các biểu hiện dấu hiệu sau thì cần cho bé đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt:
- Ho nhiều ngày càng nặng, ho ra máu
- Sốt cao trên 39 độ C
- Thở nhanh, người mệt mỏi quá mức, lả đi
- Cơ thể bị mất nước nghiêm trọng: Lưỡi, môi khô và không đi tiểu trong nhiều giờ.
- Môi, các chi, mũi, miệng chuyển sang màu xanh xám.
Trẻ bị viêm phế quản có thể tự khỏi nếu được phát hiện sớm và cha mẹ trẻ xử trí đúng cách. Tuy nhiên bệnh cũng có thể diễn biến nặng, gây những hậu quả nặng nề cho trẻ. Các bậc phụ huynh cần nắm rõ những dấu hiệu nặng của bệnh để đưa trẻ đến bệnh viện, nơi bác sĩ có thể khám và điều trị cho trẻ một cách tốt nhất và toàn diện nhất.
Làm thế nào để cắt, giảm cơn ho cho trẻ là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm hiện nay, đặc biệt khi đang trong thời điểm giao mùa. Liệu thuốc kháng sinh có phải phương án duy nhất để mẹ lựa chọn hay bên cạnh đó còn các phương án khác? Trong bài này, mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về 11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian.
Các câu hỏi đặt ra như sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé loại nào tốt luôn khiến ba mẹ đau đầu, khi hiện nay có hàng trăm loại sản phẩm và các bài viết review quảng cáo vô tội vạ. Trong bài viết này, VHN Bio sẽ gửi tới các mẹ những đánh giá chi tiết từ A-Z về TOP 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Rôm sảy thường trông giống như những vết mụn nhỏ có màu đỏ hoặc trắng ở trên da. Các bọc mụn này chứa đầy chất lỏng, xuất hiện ở bất kì nơi nào mà cơ thể đổ mồ hôi nhiều như dưới ngực, háng và mặt. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị rôm sảy nhất. Cùng các chuyên gia của VHN Bio tìm hiểu rõ hơn về rôm sảy ở dưới đây nhé.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé