Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến liên quan đến đường hô hấp, là tình trạng viêm nhiễm đường phế quản gây ra các triệu chứng như ho, khò khè, khó thở, đau ngực. Bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời. Vậy làm thế nào để nhận biết được viêm phế quản? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn tổng quan những điều cần biết về viêm phế quản cũng như cách phòng tránh bệnh.
Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp gây viêm đường dẫn khí vào phổi, đặc biệt là phế quản.
Có hai dạng cơ bản của viêm phế quản là cấp tính và mạn tính
Nguyên nhân gây ra viêm phế quản rất đa dạng, tuy nhiên các nguyên nhân chính thường gặp nhất bao gồm:
Virus là yếu tố hàng đầu gây nên viêm phế quản, trong đó adenovirus và rhinovirus là những tác nhân chính gây ra viêm phế quản. Những virus này lây truyền qua đường hô hấp và gây viêm, kích thích trong cây phế quản, cuối cùng dẫn đến các triệu chứng đặc trưng như ho, sản xuất đờm và khó chịu về đường hô hấp.
Ngoài ra, vi khuẩn cũng là nguyên nhân gây ra viêm phế quản, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae và Bordetella ho gà là những thủ phạm gây ra viêm phế quản phổ biến nhất.
Khói thuốc cũng là một nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm phế quản.
Khi tiếp xúc với khói thuốc lá và chất gây kích ứng như khói, bụi, các hóa chất độc hại, các tế bào biểu mô đường dẫn khí sẽ giải phóng ra các chất trung gian gây viêm. Màng nhầy phế quản trở nên phù nề, gây tắc đường dẫn khí, bệnh nhân có biểu hiện thở khò khè hay khó thở.
Có một số yếu tố nguy cơ gây tăng khả năng mắc viêm phế quản, dưới đây là một trong những yếu tố này:
Tóm lại yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra viêm phế quản đó là virus, khói thuốc lá, tiếp đó là các hóa chất độc hại, khí hậu, tiền sử bệnh tật, tình trạng miễn dịch của cơ thể cũng là những yếu tố nguy cơ cao gây ra viêm phế quản.
Viêm phế quản có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng có một số đối tượng có nguy cơ cao hơn mắc bệnh này:
Trẻ em, đặc biệt là dưới 5 tuổi, thường có nguy cơ cao mắc viêm phế quản do hệ thống miễn dịch của họ chưa hoàn thiện, dễ bị nhiễm trùng từ các loại virus gây viêm đường hô hấp.
Người già thường có hệ thống miễn dịch suy giảm, sức đề kháng kém, điều này làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản do vi khuẩn hoặc virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
Những người mắc các bệnh lý phổi mạn tính như hen suyễn, viêm phổi mãn tính (COPD), astma... có khả năng cao hơn để phát triển viêm phế quản khi họ đã có sẵn sự viêm và kích ứng trong đường phổi.
Hút thuốc lá là yếu tố rủi ro lớn gây viêm phế quản. Các chất độc hại từ thuốc lá có thể kích thích và làm tổn thương đường phế quản, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoặc virus xâm nhập.
Những người làm việc trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với hóa chất độc hại, bụi bẩn hay khói có thể dễ mắc viêm
phế quản hơn do đường hô hấp của họ thường xuyên phải chịu sự kích thích từ các yếu tố này.
Bất kỳ người nào có hệ thống miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như người đang điều trị hóa trị, người mắc HIV/AIDS hoặc người phải sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch, đều có nguy cơ cao hơn mắc viêm phế quản.
Để nhận biết được bệnh viêm phế quản, bạn cần nắm được những triệu chứng cơ bản điển hình của bệnh, bao gồm:
Có thể chẩn đoán viêm phế quản dựa trên lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán phân biệt. Cụ thể là:
Khởi phát: sốt nhẹ, viêm mũi họng (hắt hơi, sổ mũi, đau rát họng), có thể viêm mũi mủ, viêm xoang, viêm amiđan, viêm tai giữa; sau lan xuống khí - phế quản.
- Người bệnh thường không sốt, một số trường hợp có sốt nhẹ, hoặc sốt cao.
- Ho: những ngày đầu thường có ho khan, có khi ho ông ổng, ho từng cơn, dai dẳng, cảm giác rát bỏng sau xương ức, khàn tiếng.
- Khạc đờm: đờm có thể màu trắng trong, hoặc đờm có màu vàng, xanh, hoặc đục như mủ.
- Khám phổi: thường bình thường, một số trường hợp thấy có ran ngáy, hoặc có thể cả ran rít.
- X-quang phổi bình thường hoặc có thể thấy thành phế quản dày.
- Xét nghiệm: có thể có số lượng bạch cầu và tốc độ máu lắng tăng trong trường hợp nhiễm vi khuẩn.
- Viêm phổi: khám phổi thấy ran ẩm, nổ khu trú; chụp X-quang phổi thấy hình đám mờ, trường hợp điển hình thấy đám mờ hình tam giác với đáy quay ra ngoài, đỉnh quay về phía rốn phổi.
- Hen phế quản: có thể có cơ địa dị ứng. Ho, khó thở thành cơn, thường về đêm và khi thay đổi thời tiết, khó thở ra, có tiếng cò cứ, sau cơn hen thì hết các triệu chứng. Đáp ứng tốt với liệu pháp corticoid và thuốc giãn phế quản.
- Giãn phế quản bội nhiễm: tiền sử ho khạc đờm kéo dài, có các đợt nhiễm khuẫn tái diễn, nghe phổi: ran nổ, ran ẩm 2 bên. Chụp cắt lớp vi tính ngực lớp mỏng 1 mm độ phân giải cao giúp chẩn đoán xác định bệnh.
- Dị vật đường thở: tiền sử có hội chứng xâm nhập, người bệnh có ho khạc đờm hoặc ho máu, viêm phổi tái diễn nhiều đợt sau chỗ tắc do dị vật. Chụp cắt lớp vi tính ngực, soi phế quản có thể phát hiện dị vật.
- Lao phổi: ho khạc đờm kéo dài, có thể ho máu, sốt nhẹ về chiều. X- quang phổi thấy tổn thương nghi lao (thâm nhiễm, nốt, hang, xơ). Soi, cấy đờm có vi khuẩn lao.
- Ung thư phổi, phế quản: tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm. Lâm sàng có thể ho máu, đau ngực, gầy sút cân. X-quang và/hoặc cắt lớp vi tính ngực có tổn thương dạng đám mờ hoặc xẹp phổi. Nội soi phế quản và sinh thiết cho chẩn đoán xác định.
- Đợt cấp suy tim sung huyết: tiền sử có bệnh tim mạch (cao huyết áp, bệnh van tim, bệnh mạch vành, bệnh cơ tim), nghe phổi có ran ẩm, ran rít, ran ngáy. X-quang phổi bóng tim to, phổi ứ huyết. Điện tim có các dấu hiệu chỉ điểm. Siêu âm tim cho chẩn đoán xác định.
Nếu như không điều trị kịp thời và nhanh chóng, viêm phế quản có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Các biến chứng có thể xảy ra với viêm phế quản mãn tính hoặc cấp tính, nhưng chúng có nhiều khả năng xảy ra do viêm phế quản mãn tính do tác động lâu dài của bệnh. Các biến chứng điển hình của viêm phế quản là:
Là biến chứng hay gặp đầu tiên trong viêm phế quản, làm nặng hơn và trì hoãn sự phục hồi sức khỏe của bạn, tạo ra các đợt tấn công nghiêm trọng của viêm phế quản cấp tính
Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng kéo dài khiến người bệnh cảm thấy ốm yếu hơn viêm phế quản cấp tính. Dù là bất kì loại viêm phế quản nào,phổi đều có khả năng cao bị nhiễm trùng, dẫn đến viêm phổi
Khó thở lâu dài của viêm phế quản mãn tính có thể gây thêm căng thẳng cho tim, gây bệnh tim hoặc làm trầm trọng thêm suy tim
Ho liên tục, sốt và nhiễm trùng có thể dẫn đến mất nước và chất điện giải, gây ra tình trạng suy nhược và mệt mỏi.
Tóm tại viêm phế quản lâu ngày sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy phát hiện sớm và điều trị bệnh một cách kịp thời là vô cùng quan trọng.
Điều trị viêm phế quản thường tập trung vào việc giảm triệu chứng, hỗ trợ cho quá trình lành bệnh và ngăn ngừa tái phát. Dưới đây là một số phương pháp điều trị cho viêm phế quản mà bạn cần phải biết:
Điều trị viêm phế quản bằng thuốc thông qua điều trị triệu chứng, nguyên tắc cụ thể là:
Dưới đây là phác đồ điều trị viêm phế quản ở trẻ em:
1. Ampicilin: 50- 100mg/kg/24 giờ, chia 2 lần
2. Amoxicilin: 50- 100mg/kg/24 giờ, chia 2 lần
3. Ampicilin+ sulbactam (Unasyn): 50-100mg/kg/24 giờ, chia 2 lần
4. Amoxicilin + clavulanic (Augmentin): 50-100mg/kg/24 giờ, chia 2 lần
5. Cefuroxim 750 mg (Zinacef): 50-100mg/kg/24 giờ, chia 2 lần
Ngoài nhận biết được các triệu chứng và cách điều trị của viêm phế quản, phòng được bệnh cũng là thông tin quan trọng mà bạn cần phải nắm rõ:
Chế độ ăn lành mạnh giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể:
Cần phải nhập viện khi gặp một trong những triệu chứng sau:
Viêm phế quản có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe tổng thể và thực hiện các biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh và tái phát bệnh.
Nếu có bất kỳ triệu chứng hoặc lo ngại nào về sức khỏe của đường hô hấp, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ sẽ giúp xác định và điều trị bệnh một cách chính xác và kịp thời.
Làm thế nào để cắt, giảm cơn ho cho trẻ là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm hiện nay, đặc biệt khi đang trong thời điểm giao mùa. Liệu thuốc kháng sinh có phải phương án duy nhất để mẹ lựa chọn hay bên cạnh đó còn các phương án khác? Trong bài này, mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về 11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian.
Các câu hỏi đặt ra như sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé loại nào tốt luôn khiến ba mẹ đau đầu, khi hiện nay có hàng trăm loại sản phẩm và các bài viết review quảng cáo vô tội vạ. Trong bài viết này, VHN Bio sẽ gửi tới các mẹ những đánh giá chi tiết từ A-Z về TOP 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Rôm sảy thường trông giống như những vết mụn nhỏ có màu đỏ hoặc trắng ở trên da. Các bọc mụn này chứa đầy chất lỏng, xuất hiện ở bất kì nơi nào mà cơ thể đổ mồ hôi nhiều như dưới ngực, háng và mặt. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị rôm sảy nhất. Cùng các chuyên gia của VHN Bio tìm hiểu rõ hơn về rôm sảy ở dưới đây nhé.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé