vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Xử trí viêm mũi ở trẻ nhỏ khi giao mùa

22/10/2019   912 lượt xem

Trẻ nhỏ có sức đề kháng còn khá yếu nên dễ mắc phải các bệnh lý về tai – mũi – họng mỗi khi thời tiết chuyển mùa, viêm mũi cũng nằm trong nhóm bệnh đó. Đối với bệnh viêm mũi ở trẻ nhỏ, bố mẹ không nên lơ là vì bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sự phát triển về sau của trẻ. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bậc phụ huynh các phương pháp phòng ngừa và điều trị viêm mũi cho trẻ đúng cách và hiệu quả!

 

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị viêm mũi

 

Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm mũi ở trẻ nhỏ, bố mẹ nên tham khảo để có biện pháp hạn chế các tác nhân gây bệnh.

 

-  Do dị ứng thời tiết: Thời tiết chuyển mùa hoặc thay đổi thất thường từ nóng sang lạnh khiến cơ thể bé chưa kịp thích nghi.

 

-  Do tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng: Các tác nhân gây dị ứng có thể kể đến như: phấn hoa, lông chó mèo, khói thuốc, bụi bẩn, ẩm mốc,…

 

-  Do trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp: Một số bệnh lý viêm đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản,… gây kích thích niêm mạc mũi, dễ hình thành nên bệnh viêm mũi dị ứng.

   

 

 

 

Độ tuổi dễ mắc …

 

Viêm mũi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ khoảng 6 tháng tuổi đến 7 - 8 tuổi. Đây là tình trạng viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi, vì khả năng miễn dịch ở trẻ còn kém nên rất dễ bị bệnh. Khi trẻ hít thở không khí đi từ ngoài vào đến phổi, cung cấp ôxy cho cơ thể đồng thời những tác nhân gây bệnh cũng vào theo. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp...

 

… và những biểu hiện

 

Trẻ thường bị sốt và xuất hiện đột ngột nếu bệnh nhẹ, thì chỉ 37,5oc, nếu bị bội nhiễm sốt khá cao có thể  39 - 40oC, trong 2-3 ngày. Ngoài ra trẻ bứt rứt, quấy khóc, kém ăn, đôi khi có nôn mửa, tiêu chảy… Ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong hoặc mũi nhầy mủ và ho. Các biểu hiện nếu kéo dài trên 7 ngày phải đề phòng có những biến chứng của viêm mũi.

 

Xử trí khi bị viêm mũi 

 

-  Khi trẻ bị viêm mũi,  hàng ngày cần nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 3 - 4 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi, dạy trẻ biết cách xì mũi đúng (bịt một bên, xì mũi bên kia).

 

-  Một chế độ dinh dưỡng khoa học cũng sẽ giúp trẻ ngăn ngừa tình trạng viêm mũi dị ứng tái phát. Nên bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu vitamin C, E và các khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài

 

-  Nếu trẻ sốt cao trên 38oC, cần hạ sốt bằng phương pháp lau mát và dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của thầy thuốc. Lau mát bằng khăn bông nhúng nước ấm (bằng thân nhiệt của trẻ) vắt kiệt, lau khắp người trẻ. Cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng, nơi trẻ nằm phải thoáng nhưng tránh gió lùa. Cần phải theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên. Ngoài ra cho trẻ uống nhiều nước vì sốt làm mất nước.

 

-  Đặc biệt chú ý khi trẻ đang bị viêm mũi bỗng nhiên thấy sốt cao phải đề phòng biến chứng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.

 

Phòng bệnh như thế nào?

 

-  Thời tiết thay đổi thất thường hoặc trở lạnh đột ngột, mẹ hãy nhớ giữ ấm cơ thể cho bé, đặc biệt là vùng cổ và vùng ngực.

 

 

 

 

-  Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, nơi ngủ.

 

-  Không dùng tay ngoáy mũi để tránh tổn thương niêm mạc mũi.  Hàng ngày dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh, rửa mũi. Vệ sinh mũi giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy, giúp ngăn ngừa và góp phần tránh các bệnh viêm nhiễm hô hấp như: Viêm mũi, nghẹt mũi, hắt xì và viêm xoang. Khi thấy viêm mũi kéo dài trên 7 ngày hoặc có triệu chứng nặng hơn như đau tai, khàn tiếng, khó thở phải kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

 

Trong lúc nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm chênh lệch khá nhiều như thời gian gần đây, mẹ nên chủ động phòng tránh cho các con. Và nếu có dấu hiệu con bị viêm mũi thì cũng có thể áp dụng những kiến thức trên để nhanh chóng xử trí cho con.

Bài viết liên quan

11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian

Làm thế nào để cắt, giảm cơn ho cho trẻ là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm hiện nay, đặc biệt khi đang trong thời điểm giao mùa. Liệu thuốc kháng sinh có phải phương án duy nhất để mẹ lựa chọn hay bên cạnh đó còn các phương án khác? Trong bài này, mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về 11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian.

List 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé các mẹ rủ nhau mua

Các câu hỏi đặt ra như sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé loại nào tốt luôn khiến ba mẹ đau đầu, khi hiện nay có hàng trăm loại sản phẩm và các bài viết review quảng cáo vô tội vạ. Trong bài viết này, VHN Bio sẽ gửi tới các mẹ những đánh giá chi tiết từ A-Z về TOP 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay.

[TOP 5] Thuốc tăng đề kháng cho trẻ mẹ tin dùng 2024

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm thuốc tăng đề kháng cho trẻ đến từ các thương hiệu khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên sản phẩm nào tốt và phù hợp với các con thì không phải mẹ nào cũng rõ. Hãy cùng VHN Bio điểm qua 5 loại thuốc tăng cường sức đề kháng cho trẻ được nhiều mẹ tin dùng nhất hiện nay.

Rôm sảy - Những điều cần biết cùng chuyên gia VHN Bio

Rôm sảy thường trông giống như những vết mụn nhỏ có màu đỏ hoặc trắng ở trên da. Các bọc mụn này chứa đầy chất lỏng, xuất hiện ở bất kì nơi nào mà cơ thể đổ mồ hôi nhiều như dưới ngực, háng và mặt. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị rôm sảy nhất. Cùng các chuyên gia của VHN Bio tìm hiểu rõ hơn về rôm sảy ở dưới đây nhé. 

 

 

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé