vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Sự thật về bệnh Whitmore và " vi khuẩn ăn thịt người"

20/09/2019   1839 lượt xem

Mấy ngày gần đây, dư luận đang xôn xao về việc vi khuẩn ăn thịt người quay lại trong tình trạng kháng kháng sinh tăng cao. Ai nấy đều lo lắng và giật mình khi nghe đến loài vi khuẩn với cái tên kì lạ mang tính nguy hiểm này. Vậy chúng là gì mà lại có sức ảnh hưởng lớn đến vậy, hãy cùng tìm hiểu bài viết này nhé!
 

Vi khuẩn gây bệnh Whitmore có phải là "vi khuẩn ăn thịt người"?
 

Theo Tiến sĩ Trịnh Thành Trung, Viện trưởng Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội, người có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về bệnh Whitmore cho biết: "Phương cách mà vi khuẩn Whitmore (Melioidosis) tấn công gây viêm và áp xe ở các cơ quan trên cơ thể giống với các căn nguyên gây bệnh truyền nhiễm khác nên không thể nói vi khuẩn Whitmore theo những biệt danh vô căn cứ".
 

Bệnh Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do loài vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn sống ở trong đất hoặc trong nước bề mặt, xâm nhập vào cơ thể qua các vết xước trầy da khi tiếp xúc hoặc do hít phải các hạt bụi có vi khuẩn, hít phải nước nhiễm khuẩn khi bơi/đuối nước ở ao, hồ, sông và suối.
 

 

 

 

Khi đi vào cơ thể, vi khuẩn CÓ THỂ tấn công các bộ phận của cơ thể như các virus, vi khuẩn khác. Dạng phổ biến nhất là tấn công phổi. Bên cạnh đó vi khuẩn có thể tấn công gây áp xe cơ quan nội tạng như gan, thận, tim hoặc áp xe ngoài da, áp xe cơ, viêm xương khớp..

 

Bệnh Whitmore thường xuất hiện ở đâu?
 

Đây là đặc sản của đất rừng ao hồ Đông Nam Á và miền Bắc Australia.
Theo thống kê, thì top đầu các địa điểm có nhiều ca bệnh nhất là Thái Lan, Mã Lai, Singapore. Sau đó mới là Việt Nam. Ở Việt Nam bệnh Whitmore được phát hiện nhiều ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ ở Việt Nam.
 

Bệnh Whitmore có nguy hiểm không?
 

Con vi khuẩn này CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG TỰ NHIÊN với nhiều kháng sinh thông dụng, hơn nữa với tình trạng như nước ta hiện nay có tỉ lệ kháng kháng sinh rất cao khiến bệnh càng khó chữa.
 

Chỉ có một số kháng sinh có tác dụng. Nếu không điều trị, 90% bệnh nhân sẽ chết. Nếu điều trị với kháng sinh đúng kịp thời, tỉ lệ chết vẫn lên tới 40%. Nếu được phát hiện và điều trị hồi sức kịp thời, tỉ lệ chết giảm hơn, nhưng vẫn lên tới 20%.
 

Những người có bệnh sử sau cần đặc biệt chú ý với loại vi khuẩn này: Bệnh tiểu đường, bệnh phổi mãn tính, bệnh thận mãn tính hay những người có hệ miễn dịch suy yếu...

Rất may khả năng lây nhiễm từ người sang người hay từ côn trùng sang người với bệnh này cực kỳ hiếm.


Bệnh có lây không?

 

Whitmore  là bệnh truyền nhiễm tối thiểu . Nó có thể lây từ người này sang người khác nhưng  rất hiếm. Con đường phổ biến nhất là thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất và nước bị ô nhiễm, đặc biệt là vết thương hở trên da. Con người và động vật cũng có thể bị nhiễm trùng bằng cách hít phải các hạt bụi hoặc giọt nước hoặc ăn phải nước bị ô nhiễm.

                                                                         

Thời gian ủ bệnh là bao lâu?

 

Thời gian ủ bệnh cho bệnh melioidosis dao động từ một đến 21 ngày, trung bình là chín ngày để bắt đầu nhiễm trùng. Các triệu chứng thường xuất hiện hai đến bốn tuần sau khi tiếp xúc.

 

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Whitmore là gì?
 

 

 

 

Bệnh Whitmore rất đa dạng về dấu hiệu và triệu chứng. Các dấu hiệu đa phần không điển hình, dễ lẫn với các bệnh lý lở loét, hô hấp, áp xe, nhọt, viêm mô bào khác. Đôi khi còn dễ nhầm với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi.
 

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Whitmore khác nhau tùy thuộc vào loại nhiễm trùng:
 

-  Nhiễm trùng phổi: Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất xuất phát từ bệnh phổi nơi nhiễm trùng có thể hình thành một khoang mủ (áp xe). Biểu hiện nhiễm trùng phổi có thể từ viêm phế quản nhẹ đến viêm phổi nặng . Do đó, bệnh nhân cũng có thể bị sốt , nhức đầu , chán ăn, ho , khó thở, đau ngực và đau nhức cơ nói chung.

 

Nhiễm trùng cục bộ: nhiễm trùng trên da ( viêm mô tế bào ) với đau hoặc sưng, loét và áp xe, kèm theo sốt và đau cơ .

 

Nhiễm trùng máu: Nếu bệnh xâm nhập vào máu, các triệu chứng có thể bao gồm sốt, nhức đầu , suy hô hấp, khó chịu ở bụng, đau khớp và mất phương hướng.

 

Nhiễm trùng lan tỏa: Bệnh có thể lây lan từ da qua máu để trở thành một dạng mãn tính ảnh hưởng đến tim, não, gan , thận, khớp và mắt. Các triệu chứng của một bệnh phổ biến bao gồm sốt, sụt cân , hoặc đau ngực , cơ bắp hoặc khớp đau , nhức đầu , và co giật.


 

Điều trị bệnh whitmore

 

Việc điều trị liên quan đến kháng sinh và phụ thuộc vào vị trí của bệnh. Điều trị thường bắt đầu bằng liệu pháp kháng khuẩn tiêm tĩnh mạch trong 10 - 14 ngày, sau đó là 3-6 tháng điều trị kháng sinh đường uống.

 

Điều trị tiêm tĩnh mạch bao gồm:

                     

                     Ceftazidime dùng mỗi 6-8 giờ

             HOẶC LÀ

                     Meropenem dùng mỗi 8 giờ

 

Điều trị kháng sinh đường uống bao gồm:

                     

                     Trimethoprim-sulfamethoxazole uống mỗi 12 giờ

             HOẶC LÀ

                     Amoxicillin / axit clavulanic (co-amoxiclav) được thực hiện mỗi 8 giờ

 

Bệnh nhân bị dị ứng penicillin nên thông báo cho bác sĩ của mình,

 

Với sự liên quan đến phổi của bệnh, nếu nuôi cấy vẫn dương tính vi khuẩn  trong sáu tháng, phẫu thuật cắt bỏ áp xe phổi bằng cắt thùy được xem xét thực hiện


 

Phòng bệnh hơn chữa bệnh:
 

Hiện chưa có vacxin để ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh Whitmore nên việc phòng bệnh chủ động luôn được đề cao, đặc biệt là những người đang sống trong vùng có nguy cơ hoặc đã có người phát bệnh. Một số biện pháp phòng bệnh chúng ta có thể thực hiện:
 

- Khi công việc phải tiếp xúc nhiều với môi trường đất hoặc nước, nên đi ủng và găng tay không thấm nước.

 

-  Nếu đang có vết thương hở, xước xát chân tay hoặc viêm loét của bệnh mạn tính (đái tháo đường, bệnh thận) KHÔNG nên chơi, tiếp xúc trực tiếp với nước đọng, đất bẩn.

 

- Nếu bị xước sát trong khi chơi, làm việc thì cần vệ sinh sạch với xà phòng, qua trạm y tế để xử lí phù hợp (sát trùng, tiêm SAT, dùng kháng sinh tùy mức độ...) và theo dõi tiến triển hình thành mưng mủ, sưng đau... để đi khám kịp thời. Đồng thời nhớ báo với bác sĩ về tiền sử có xây xước khi chơi với đất bẩn.

 

-  Không được chủ quan lơ là các vết thương, hay triệu chứng bệnh dù nhỏ nhất.

 

-  Ăn uống cân bằng dinh dưỡng, bổ sung vi chất dinh dưỡng đầy đủ giúp tăng cường hệ miễn dịch, để cơ thể có thể tự chống lại những tác nhân gây bệnh.
 

- Nếu không may mắc phải những dấu hiệu và triệu chứng liên quan, cảm thấy sức khỏe có những thay đổi bất thường, hãy tới các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và được các chuyên gia y tế hỗ trợ kịp thời nhất!
 

 

Như vậy, có thể thấy bệnh Whitmore không quá “ chết người” như lan truyền trên mạng xã hội, nhưng không có nghĩa là chúng ta được phép thờ ơ với căn bệnh nguy hiểm này. Mỗi người trong chúng ta cần ý thức được việc phòng bênh, tránh tiếp xúc với những nơi có nguy cơ lây bệnh cao, đặc biệt là trẻ nhỏ vốn nghịch ngợm, cha mẹ cũng nên lưu tâm chú ý các con. Ngoài ra cũng cần tăng cường sức đề kháng để tự tin chiến đấu với những nguy hiểm đang rình rập xung quanh chúng ta.

 

Bài viết liên quan

Mamavica - Sắt, DHA, Acid Folic - Bộ ba dưỡng chất vàng cho bà bầu

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Mamavica  là sản phẩm thuận tự nhiên an toàn, lành tính tiên phong ứng dụng công nghệ sinh học Bio Organic cho các mẹ trước, trong và sau sinh, người thiếu máu. Mamavica bổ sung bộ ba dưỡng chất vàng bao gồm: Sắt, DHA và Acid Folic được kết hợp trong một công thức tối ưu cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, mẹ bỉm, người thiếu máu. 

Ra mắt sản phẩm Scumin Gold - Công thức đột phá mới cho kẽm hữu cơ sinh học

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Sự ra đời của Scumin Gold là bước cải tiến đột phá mới bắt nguồn từ thành công của sản phẩm Scumin. Với công thức hoàn hảo kết hợp thành tỷ lệ vàng đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nhỏ, Scumin Gold hỗ trợ giúp ăn ngon, tăng cường tiêu hóa và bổ sung các vitamin cùng khoáng chất cho sức khỏe.

Scumin Gold - Kẽm hữu cơ sinh học từ mầm đậu xanh

Scumin Gold là thành tựu nghiên cứu tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ sinh học vào dược phẩm tại Việt Nam. Kế thừa thành công của dòng sản phẩm Scumin trước đây, phiên bản Scumin Gold là dòng cốm dinh dưỡng cung cấp các vi chất sinh học hữu cơ từ mầm đậu xanh độc quyền bao gồm kẽm, selen, đồng, mangan và đặc biệt là công thức các vitamin nhóm B, C theo tỷ lệ vàng chuẩn châu Âu.

Kẽm sinh học là gì? Sự thật về kẽm sinh học hữu cơ bố mẹ cần biết!

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Cụm từ “trẻ biếng ăn bổ sung kẽm” luôn là một chủ đề “hot” được bàn luận rôm rả trên các diễn đàn, hội nhóm bỉm sữa. Nhiều bố mẹ đã lựa chọn kẽm sinh học cho con. Đây chính dòng kẽm mới xuất hiện trên thị trường nhưng đã sớm khẳng định được vai  trò và những ưu điểm vượt trội so với các dòng kẽm trước đây. Hãy cùng VHN Bio tìm ra lý do vì sao kẽm sinh học lại đáng được yêu thích như vậy qua bài viết dưới đây.

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé