vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

4 điều mẹ không thể bỏ qua trước khi cho bé tập ăn thịt

18/11/2020   8129 lượt xem

Trong quá trình nuôi con, rất nhiều bà mẹ băn khoăn không biết thời điểm nào là thích hợp nhất để bổ sung thịt cho bé? Bé ăn bao nhiêu thì tốt cho sức khỏe? Nếu ăn quá nhiều thịt sẽ ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ của bé? Rõ ràng, những trăn trở này hoàn toàn có cơ sở bởi lẽ hệ tiêu hoá của trẻ còn non nớt, chưa thể đáp ứng một lượng thịt tương đương với người lớn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các mẹ giải đáp tất cả những vấn đề kể trên. 

1. Khi nào mẹ nên cho bé ăn thịt?

Khi mới sinh ra, sữa mẹ và sữa bột công thức là nguồn dinh dưỡng chính cung cấp cho bé tất cả chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, khi bé bắt đầu được 6 tháng tuổi, năng lượng từ sữa mẹ (hoặc sữa công thức) chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày trong khi giai đoạn này bé cần 700kcal/ngày. Hơn nữa trong giai đoạn này, lượng sắt dự trữ không còn, do vậy trẻ sẽ thiếu sắt nếu chỉ được cung cấp từ nguồn sữa mẹ. Nếu không đảm bảo đủ dưỡng chất, trẻ sẽ đứng cân và tăng trưởng chậm. Vì vậy, đây sẽ là thời điểm thích hợp nhất cho bé ăn dặm để bù đắp lượng sắt thiếu hụt. Sắt vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu và vận chuyển oxy lên não. 

Thông thường, mẹ sẽ bắt đầu cho bé làm quen với rau xanh và trái cây, sau đó dần dần mới tới các loại thịt. Cả hai nhóm thực phẩm này đều giàu sắt và được chia thành hai dạng - sắt thực vật và sắt động vật. 

- Sắt động vật: có nhiều trong thịt đỏ, hải sản và gia cầm. Khi cán mốc 6 tháng tuổi, hệ tiêu hoá lúc này của bé có thể hấp thụ sắt động vật dễ dàng nhất. 

- Sắt thực vật: có nhiều ngũ cốc tăng cường chất sắt cho trẻ sơ sinh, đậu phụ, đậu, đậu lăng và rau lá xanh.

Theo các nhà khoa học ước tính, sắt động vật có giá trị sinh học tốt hơn sắt thực vật. Giá trị sinh học của sắt từ chế độ ăn chay thuộc mức trung bình (hấp thu khoảng 10%) chứ không phải là 18% từ chế độ ăn hỗn hợp của phương Tây. Hơn nữa, thịt nạc đỏ còn có nhiều kẽm, vitamin B12, chất béo và protein. Đó chính là lý do tại sao mẹ nên thêm thịt vào thực đơn hằng ngày của bé. 

> XEM THÊM:

- Lượng thịt ăn dặm phù hợp nhất cho bé từng độ tuổi

- Ăn dặm sai cách - Hậu quả khôn lường

- Những kiến thức mẹ không thể bỏ qua khi cho bé ăn dặm

2. Loại thịt nào tốt nhất cho bé?

Trẻ ở độ tuổi khác nhau nên có chế độ thịt khác nhau trong thực đơn ăn dặm.

Trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi

Mẹ nên từng bước chế biến các loại thịt phù hợp khi trẻ mới bắt đầu ăn. Đầu tiên, mẹ nên lựa chọn các loại thịt đỏ hoặc gan động vật để giúp trẻ bổ sung sắt. Tiếp theo, trong thực đơn ăn dặm có thể tăng cường thêm thịt gà hoặc lòng đỏ trứng, cuối cùng mới đến các loại tôm, cá.

Khi cho thịt vào món ăn dặm, mẹ cần tuân theo chức năng nhai nuốt cũng như tiêu hóa của trẻ. Ban đầu cần xay nhuyễn và nấu dưới dạng bột, khi trẻ được 9 tháng tuổi thì có thể nắm thịt thành từng viên nhỏ cho trẻ ăn.

Trẻ từ 10 đến 12 tháng tuổi

Giai đoạn này, mẹ nên đảm bảo mỗi ngày cho trẻ ăn khoảng 50gr thịt là vừa đủ. Đặc biệt cần tăng cường luyện chức năng nhai cho trẻ bằng thịt viên hoặc lát mỏng nhỏ. Ở độ tuổi này, trẻ cũng có thể ăn nhiều cá, tôm hơn trước nhưng mẹ cần chú ý liều lượng và kết hợp với bú mẹ để tăng kháng thể đường ruột cho bé, giúp bé giảm nguy cơ bị dị ứng thực phẩm.

Trẻ từ 1 đến 2 tuổi

Khi trẻ từ 1 tuổi trở lên, để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thì mẹ cần tăng cường lượng thịt trong thực đơn ăn dặm. Cụ thể mỗi ngày nên đảm bảo 75gr thịt, cá và 1 quả trứng gà. Giai đoạn này cũng là thời điểm vàng tập cho trẻ thói quen tốt trong ăn uống, có thể nêm gia vị vừa đủ nhưng tốt nhất vẫn nên ăn thanh đạm.

3. Cách chế biến thịt an toàn cho bé

Để vừa giúp trẻ dễ ăn, vừa đảm bảo nguồn dinh dưỡng bên trong thịt, mẹ nên lựa chọn các cách chế biến sau đây:

- Thịt hầm: Sử dụng nồi nấu chậm có thể là cách đơn giản nhất để chế biến thịt hầm. Thịt hầm khá thích hợp cho trẻ ăn dặm, mềm và dễ nuốt. Tuy nhiên mẹ không nên thêm dầu ăn vì trong thịt vốn đã chứa không ít chất béo. Đồng thời, đa số các loại dầu ăn sau khi nấu nướng đều sinh ra axit béo có hại, gây bất lợi cho sức khỏe của trẻ.

- Súp rau củ với thịt: Sự kết hợp của thịt với khoai lang, hành tây và cà rốt sẽ cung cấp cho bé đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Lưu ý nghiền và cắt nhỏ thịt để bé dễ nhai, dễ nuốt. 

Đồng thời, mẹ nên tập cho bé “ăn dặm chỉ huy". Bằng cách tự xúc ăn, trẻ sẽ dần dần học được cách kiểm soát hành động của tay và mắt. Trẻ cũng sẽ biết cách tự điều chỉnh cường độ ăn, biết ngừng ăn khi no. Hãy nhớ rằng điều quan trọng là phải giám sát chặt chẽ khi bé ăn và tránh những thức ăn có hình dạng, kích thước hoặc kết cấu có thể gây sặc. 

4. Những điều không nên làm khi chế biến thịt cho bé

- Đảm bảo rằng bé chỉ ăn thịt đã nấu chín hoàn toàn. 

- Tránh xa thịt nguội, thịt xông khói và xúc xích. Theo một phân tích năm 2008, những loại thịt này được đóng gói bằng chất bảo quản và chỉ chứa 5.7% lượng thịt thực tế.

- Tránh các loại cá có nhiều thủy ngân.

- Không nên chiên hoặc xào thịt với nhiều dầu mỡ.

- Đừng hâm nóng thịt nhiều lần.

- Lưu ý các loại thực phẩm khi kết hợp với nhau có thể sản sinh độc tố gây hại tới sức khoẻ của bé.

- Không để thịt thừa trong tủ lạnh quá 2 giờ đồng hồ.

Trên đây là toàn bộ những điều mẹ cần biết khi cho bé tập ăn thịt. VHN Bio mong rằng những kiến thức bổ ích này sẽ giúp mẹ cung cấp đúng và đủ lượng thịt cần thiết cho bé, giúp bé phát triển toàn diện, khoẻ mạnh. Để được hỗ trợ tư vấn sức khỏe cũng như bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Nguồn tài liệu tham khảo từ Healthline.com/

 

Bài viết liên quan

Chuyên gia hướng dẫn: Cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

05 nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Hiện nay, dưới thời tiết nắng gắt của mùa hè đa số các bà mẹ lựa chọn cho con nằm trong phòng điều hòa để giúp con tránh khỏi đổ mồ hôi gây khó chịu và rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng điều hòa không đúng cách khiến trẻ hay gặp nhiều vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, viêm mũi,...Vì vậy, trước thực trạng đó các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã tổng hợp chi tiết những nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm thông qua bài viết dưới đây.

GIẢI ĐÁP:

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Sắt là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều mẹ trăn trở rằng liệu bổ sung sắt cho trẻ từ những năm tháng đầu đời có ảnh hưởng gì xấu tới con hay không và nên bổ sung như thế nào là hiệu quả, an toàn nhất?  Vậy “ Có nên bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh?’’ hãy cùng các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu và giải đáp câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé