vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

TOP 11 cách tăng sức đề kháng cho trẻ mẹ nên biết

30/12/2022   1449 lượt xem

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Thúy Vy - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Sức đề kháng luôn được biết đến là lá chắn vàng bảo vệ sức khỏe của trẻ tránh khỏi sự tấn công của các virus vi khuẩn gây bệnh. Các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo ba mẹ cần chú ý đến các cách tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng bệnh chủ động.

“Tất cả những đứa trẻ đều sinh ra với một hệ miễn dịch non nớt” - Charles Shubin, phó giáo sư nhi khoa tại Đại học Maryland nhận định. Trẻ em sẽ dần dần hoàn thiện hệ miễn dịch và khả năng đề kháng của mình theo thời gian khi tiếp xúc với môi trường, “chiến đấu” với virus, vi khuẩn. Đó cũng là lý do thông thường, một đứa trẻ sẽ bị cảm lạnh, cảm cúm 6 - 8 lần trong năm.

Bị bệnh đôi khi lại là cách giúp trẻ hoàn thiện hệ thống miễn dịch, xây dựng hàng rào đề kháng bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, để trẻ có một sức khỏe tốt để chống lại bệnh tật, nhanh chóng phục hồi cũng như hạn chế tần suất ốm bệnh quá nhiều, việc mẹ nắm được các cách tăng sức đề kháng cho trẻ là vô cùng cần thiết. Những thói quen lành mạnh và chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp trẻ có được hệ miễn dịch và sức đề kháng khỏe mạnh.

1. Dấu hiệu trẻ có sức đề kháng kém

1.1 Dễ Mắc Các Bệnh Nhiễm Trùng

- Nhiễm trùng hô hấp thường xuyên: Trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, cảm cúm.

- Nhiễm trùng tai và xoang: Thường xuyên bị viêm tai giữa hoặc viêm xoang.

- Nhiễm trùng da: Các vết thương nhỏ cũng có thể bị nhiễm trùng, da dễ bị mẩn ngứa và phát ban​.

1.2 Thời Gian Hồi Phục Lâu Hơn và Bệnh Dễ Tái Phát

- Khó lành bệnh: Khi bị bệnh, thời gian hồi phục của trẻ kéo dài hơn so với bình thường.

- Các bệnh nhiễm trùng tái phát: Các bệnh nhiễm trùng tái phát nhiều lần trong năm, như cảm lạnh hoặc viêm phổi​.

- Các bệnh tái phát thường xuyên: Trẻ mắc các bệnh tái phát nhiều lần trong năm như viêm amidan, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản mãn tính​.

1.3 Mệt mỏi và uể oải

- Thiếu năng lượng: Trẻ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không có năng lượng để tham gia các hoạt động hàng ngày.

- Thiếu ngủ: Mất ngủ hoặc giấc ngủ không sâu, làm giảm khả năng phục hồi của cơ thể.

1.4 Kém Ăn, Rối Loạn Tiêu Hóa và Chậm Tăng Cân

- Chán ăn: Trẻ có biểu hiện kém ăn, ăn không ngon miệng, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết.

- Chậm tăng cân: Tăng cân chậm hoặc thậm chí giảm cân dù có chế độ ăn uống hợp lý​.

- Tiêu chảy thường xuyên: Trẻ dễ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

- Táo bón: Cũng có thể xuất hiện tình trạng táo bón kéo dài.

1.5 Dị ứng và Phản Ứng Dị Ứng

- Dị ứng thường xuyên: Trẻ dễ bị dị ứng, bao gồm dị ứng thực phẩm, dị ứng phấn hoa hoặc bụi.

- Viêm da cơ địa: Tình trạng viêm da cơ địa hoặc chàm bội nhiễm xuất hiện thường xuyên.

2. TOP 11 cách tăng sức đề kháng cho trẻ mẹ cần chú ý

2.1 Xây dựng cho trẻ bữa ăn đủ dinh dưỡng

Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, bạn chú ý bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất bằng cách cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau quả tươi. Những thực phẩm có chứa nhiều vitamin C và caroten giúp tăng sức đề kháng cho trẻ như cà rốt, gấc, cam, đu đủ… Các chất dinh dưỡng này sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều tế bào bạch cầu và interferon, loại kháng thể có thể bao phủ bề mặt của tế bào, giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.

Mẹ nên thường xuyên cung cấp thực phẩm giàu chất probiotics như sữa chua, bơ hoặc bắp cải muối chua… vào chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Probiotics là vi khuẩn tốt trong đường ruột, có tác động tích cực lên hệ miễn dịch và thậm chí có thể điều chỉnh phản ứng miễn dịch thông qua hệ miễn dịch niêm mạc ruột. Bằng cách này, hệ miễn dịch của bé, đặc biệt là hệ miễn dịch đường ruột sẽ khỏe mạnh hơn.
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí "Pediatrics" cho thấy trẻ em có chế độ ăn giàu trái cây và rau quả có tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thấp hơn so với trẻ có chế độ ăn ít rau quả. Cụ thể, trẻ em ăn ít nhất 5 phần rau quả mỗi ngày giảm 30% nguy cơ mắc bệnh cúm và cảm lạnh.

2.2 Cho trẻ uống đủ nước

Có thể mẹ chưa biết, uống đủ nước cũng là một trong những cách hữu hiệu giúp tăng đề kháng cho bé. Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia, lượng nước trẻ cần uống mỗi ngày nên tính toán dựa trên cân nặng của trẻ, bao gồm cả lượng sữa, nước hoa quả và các loại nước khác. Cụ thể, trẻ 10kg cần uống 1 lít nước mỗi ngày. Đối với trẻ có cân nặng lớn hơn 10 kg thì mỗi kg cần tăng thêm 50ml nước. Cụ thể, cha mẹ có thể tính toán lượng nước trẻ cần uống hàng ngày theo công thức như sau:

Lượng nước trẻ cần uống (ml) = 1.000(ml) + n x 50(ml).

Với n là số kg cân nặng của trẻ trừ 10.

Trẻ được uống đủ nước mỗi ngày sẽ góp phần xây dựng nên hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp bé hạn chế mắc các bệnh lý thường gặp. 

2.3 Đảm bảo giấc ngủ của trẻ

“Thiếu ngủ có thể khiến cơ thể mệt mỏi và dễ ốm bệnh hơn do giảm các tế bào diệt tự nhiên (tế bào NK) - vốn là vũ khí của hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn và tế bào ung thư.” Kathi Kemper, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Nhi khoa Bệnh viện Nhi đồng Boston cho biết. Do đó, đảm bảo giấc ngủ cũng là một cách tăng sức đề kháng cho trẻ.

Trẻ em đi nhà trẻ đặc biệt có nguy cơ thiếu ngủ vì chúng thường mải chơi và không đảm bảo giấc ngủ trưa trong ngày. Ba mẹ có con đi học cần chú ý vấn đề này, nếu cần hãy cho con đi ngủ sớm hơn vào buổi tối để đảm bảo sức khỏe cho con. 

Vậy trẻ cần ngủ bao nhiêu là đủ? Trẻ sơ sinh có thể cần đến 16 tiếng mỗi ngày, trẻ từ một tuổi cần 11 - 14 tiếng và trẻ mẫu giáo cần 10 - 13 tiếng. 

2.4 Cho trẻ bú mẹ

Sữa mẹ chứa các kháng thể giúp tăng cường miễn dịch, duy trì hoạt động của các tế bào bạch cầu, bảo vệ trẻ chống lại nhiễm trùng tai, dị ứng, tiêu chảy, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng đường tiết niệu,… Đặc biệt, sữa non (sữa trong vài ngày đầu sau khi sinh) đặc biệt rất giàu kháng thể chống lại bệnh tật.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo rằng mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời. Nếu sữa mẹ không đảm bảo, hãy cố gắng cho con bú ít nhất 2 - 3 tháng đầu tiên và có thể dặm thêm sữa công thức.

2.5 Khuyến khích trẻ vận động, tập thể dục

Chuyên gia dinh dưỡng Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, cho biết rằng hoạt động thể chất giúp tăng cường sự phát triển của cơ bắp và xương, đồng thời cải thiện quá trình trao đổi chất. Điều này giúp hệ miễn dịch của trẻ hoạt động hiệu quả hơn trong việc chống lại các tác nhân gây bệnh.

WHO tại Việt Nam khuyến nghị trẻ em cần có ít nhất 60 phút hoạt động thể chất vừa phải đến mạnh, điều này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và cải thiện sức khỏe tâm lý, từ đó giúp tăng cường sức đề kháng​. Để rèn cho trẻ thói quen tập thể dục mỗi ngày, ba mẹ hãy là một tấm gương tốt. Cả gia đình có thể cùng nhau đi bộ, đạp xe, chơi bóng,...

2.6 Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ

Cách tăng sức đề kháng cho trẻ này không tác động vào hệ miễn dịch của cơ thể nhưng giúp bảo vệ con tránh tiếp xúc với yếu tố gây bệnh, giảm gánh nặng cho sức đề kháng của trẻ.

Một trong những biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất là rèn cho con thói quen rửa tay thường xuyên trước và sau mỗi bữa ăn, sau khi đi vệ sinh, khi đi học hoặc chơi ở bên ngoài về,...

Tiếp đến là chú ý đến vệ sinh và bảo vệ mũi họng. Mẹ nên cho con súc họng với nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn hàng ngày, rửa mũi đúng cách khi con bị sổ mũi, nghẹt mũi. Một trong những lời khuyên dành cho ba mẹ là hãy vứt bỏ bàn chải đánh răng của trẻ khi trẻ ốm để tránh lây nhiễm cho các thành viên khác trong gia đình cũng như tái nhiễm. Và cuối cùng, không kém phần quan trọng là đeo khẩu trang cho con khi ra ngoài để tránh vi khuẩn virus xâm nhập. 

2.7 Tránh tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá

Nếu gia đình có bất kỳ ai đang hút thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử thì tốt nhất là hãy từ bỏ thói quen này. Khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất độc hại, nhiều trong số đó có thể gây kích ứng hoặc tiêu diệt các tế bào miễn dịch trong cơ thể. Trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi tác hại của khói thuốc thụ động hơn người lớn vì chúng thở với tốc độ nhanh hơn và hệ thống thải độc tự nhiên của chúng kém phát triển hơn. Hút thuốc thụ động cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản, hen suyễn ở trẻ, ảnh hưởng đến trí thông minh và sự phát triển thần kinh. 

Nếu bạn hoàn toàn không thể bỏ hút thuốc, bạn có thể giảm đáng kể nguy cơ sức khỏe của con bằng cách chỉ hút thuốc bên ngoài nhà.

2.8 Không lạm dụng kháng sinh

Thuốc kháng sinh chỉ điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra, không có tác dụng với chứng cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng của con. Hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ đều do virus gây ra. Các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh đã phát triển mạnh mẽ do lạm dụng kháng sinh và trong tương lai có thể xuất hiện những bệnh nhiễm trùng mà không còn đáp ứng điều trị với loại kháng sinh nào nữa. 

Bác sĩ Trần Thị Hải Ninh, Trưởng Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai, giải thích rằng việc lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh, tức là vi khuẩn phát triển khả năng chống lại thuốc kháng sinh. Điều này khiến cho việc điều trị các bệnh nhiễm trùng trở nên khó khăn hơn và có thể làm giảm sức đề kháng tự nhiên của trẻ. Bà nhấn mạnh rằng kháng sinh chỉ nên được sử dụng khi có chỉ định rõ ràng từ bác sĩ.

2.9 Tiêm phòng đầy đủ 

Tiêm chủng là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa các bệnh nguy hiểm: viêm màng não, bại liệt và thủy đậu,... Mẹ bắt buộc cho con hoàn thành các mũi tiêm trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia để bảo vệ sức khỏe tối ưu. 

Bác sĩ Paul A. Offit, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Tiêm chủng tại Bệnh viện Nhi Philadelphia, nhấn mạnh rằng tiêm chủng giúp hệ miễn dịch của trẻ phát triển khả năng nhận biết và chống lại các tác nhân gây bệnh. Tiêm phòng giúp tạo ra kháng thể và tăng cường sức đề kháng đối với các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng như bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, và viêm gan B​.

2.10 Giữ không gian nhà ở thoáng mát, sạch sẽ

Một không gian thoáng mát, được thông gió tốt giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà, chẳng hạn như khói, khí độc hại, và các hạt bụi nhỏ. Hít thở không khí trong lành giúp hệ hô hấp của trẻ hoạt động hiệu quả hơn và giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, từ đó tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Vậy nên mẹ hãy cố gắng giữ cho trẻ một không gian sống trong lành, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và trồng thêm một số loại cây xanh trong nhà.

2.11 Bổ sung cốm Scumin Gold & Phytoroxim® - Cách tăng sức đề kháng cho trẻ an toàn từ chuyên gia

Scumin Gold & Phytoroxim® là bí quyết vàng, cách tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả, phòng bệnh viêm đường hô hấp hiệu quả của hàng nghìn mẹ bỉm, được các bác sĩ, dược sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao.

Scumin Gold giúp con bổ sung Kẽm, Selen hữu cơ sinh học cùng nhiều dưỡng chất quý như lysine, tổ hợp vitamin B và vitamin C,... giúp con hoàn thiện hệ miễn dịch, tăng đề kháng khỏe mạnh.

Phytoroxim® hỗ trợ ưu Việt hơn cho hệ hô hấp khi ngoài Kẽm, Selen còn bổ sung vitamin C tăng cường miễn dịch và dịch chiết Gừng giúp giảm ho, tan đờm, làm ấm đường hô hấp. Ngoài ra, hợp phần độc quyền EX-CUMIN® từ tinh chất nghệ có khả năng hấp thu curcumin gấp 16 lần thông thường, đem lại hiệu quả kháng viêm kháng khuẩn cao.

Scumin Gold & Phytoroxim® là dòng sản phẩm ưu việt với trẻ nhỏ, khác biệt so với các dòng sản phẩm cùng công năng khác trên thị trường:

- Nguồn khoáng vi lượng sinh học hữu cơ có nguồn gốc 100% thực vật, ứng dụng công nghệ sinh học Bio Organic Hoa Kỳ

- Khả năng hấp thu cao đến 95%, sinh khả dụng cao. Đào thải chỉ sau 10 tiếng, không để lại dư thừa

- An toàn lành tính, không có tác dụng phụ, không gây nhờn thuốc kháng thuốc.

Để tìm hiểu kỹ hơn về bộ đôi sản phẩm Scumin Gold và Phytoroxim® hay giải đáp bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe của con, mẹ vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio và được hỗ trợ tư vấn miễn phí. Hoặc tìm hiểu thêm thông qua website: http://vhnbio.vn/Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio. Sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.

Đăng ký nhận tư vấn từ những chuyên gia hàng đầu

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé