vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Những điều nên và không nên khi cho trẻ ngủ trưa

28/11/2020   1982 lượt xem

Theo các chuyên gia, giấc ngủ trưa đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ. Một giấc ngủ trưa ngon giữ vai trò tương đương với việc bổ sung hợp lý các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Với những năm tháng đầu đời, não bộ và hệ thần kinh trung ương của trẻ được điều chỉnh theo chu trình giấc ngủ, do đó cha mẹ cần rèn luyện thói quen ngủ trưa một cách khoa học cho trẻ ngay từ đầu.

 

1. Lợi ích của việc ngủ trưa với trẻ

- Cải thiện trí nhớ: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngủ trưa có vai trò trong việc giúp chúng ta tập trung, đồng thời tăng cường tuần hoàn máu lên não nhanh hơn. Với tác dụng tăng cường trí nhớ, một giấc ngủ trưa ở trẻ đúng giờ, sau bữa ăn giúp trẻ có khả năng ghi nhớ tốt hơn những đứa trẻ khác. 

- Hỗ trợ trao đổi chất tốt hơn: Có được một giấc ngủ trưa đảm bảo đầy đủ không những góp phần không nhỏ giúp quá trình trao đổi chất ở trẻ diễn ra nhanh hơn mà còn tạo điều kiện để trẻ tăng trưởng về chiều cao, cân nặng và đảm bảo sức khỏe. Những trẻ không được đảm bảo giấc ngủ trưa ổn định sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, việc giải phóng năng lượng diễn ra chậm và cơ thể khó đốt cháy nhiều calo dẫn đến tình trạng trẻ hấp thụ dinh dưỡng kém hơn

- Tăng cường khả năng cầm nắm: Trẻ sẽ được hoàn thiện hệ thần kinh, phát triển xúc giác và loại trừ được nguy cơ bé mắc bệnh Down với kỹ năng này. Nếu trẻ được ngủ trưa, khả năng cầm nắm ở trẻ được đảm bảo phát triển nhanh hơn.

- Phát huy trí tưởng tượng: Một giấc ngủ trưa sâu, đầy đủ với không gian thoáng mát, sạch sẽ giữ vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, đặc biệt là các khu vùng chức năng khác của não bộ, đồng thời nâng cao khả năng tuần hoàn máu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ sẽ phát huy được khả năng sáng tạo và có một trí tưởng tượng siêu việt nếu được ngủ trưa đủ giấc. Lúc này, các thông tin bé học được sẽ được não bộ xử lý nhanh chóng và kết nối chúng với trí tưởng tượng của trẻ.

- Xử lý thông tin một cách nhanh chóng: Trẻ sẽ phát triển khả năng phối hợp và biết cách kết hợp, xâu chuỗi thông tin, sự việc khác nhau và sắp xếp vào bộ nhớ từ các thời điểm khác nhau và các tình huống khác nhau khi trẻ được ngủ trưa.

2. Nên và KHÔNG nên làm gì để trẻ có giấc ngủ trưa trọn vẹn?

2.1. Những việc NÊN làm

- Xác định thời gian ngủ trưa của trẻ: Cần cho trẻ đi ngủ khi trẻ phát các tín hiệu buồn ngủ như ngáp, mắt nhắm, dụi mắt, khóc... Mẹ cần để ý và lưu lại những tín hiệu cũng như thời gian ngủ của trẻ để biết được chu kỳ ngủ của con khi chưa quen với dấu hiệu buồn ngủ của con. Nếu xác định rõ khoảng thời gian ngủ trưa của trẻ cũng như các dấu hiệu buồn ngủ, con sẽ có giấc ngủ chất lượng hơn.

- Cân đối thời lượng của giấc ngủ trưa: Trẻ độ tuổi sơ sinh có thể ngủ gật 20 phút, 1 tiếng tỉnh táo, sau đó ngủ tiếp 3 tiếng và cứ thế tiếp tục vòng tuần hoàn. 3 tháng tuổi, lịch thức ngủ của trẻ sẽ rõ ràng hơn, trẻ sẽ ngủ ngày từ 2 đến 4 lần, mỗi lần kéo dài từ 30 phút đến 2 tiếng. Khoảng 1 tuổi, trẻ có nhu cầu ngủ ngắn 2 giấc vào buổi sáng và sau giờ trưa. Đến 16-18 tháng tuổi, em bé sẽ chuyển đổi sang lịch trình chỉ có một giấc ngủ trưa trong ngày. Cơ bản là vậy nhưng cũng có một số trẻ cần ngủ nhiều hoặc ít hơn trẻ khác. Thông thường, giấc ngủ ngày ở trẻ tập đi là từ 1 đến 3 tiếng mỗi ngày. Cũng giống như giai đoạn sơ sinh, bé sẽ tự thức dậy nếu đã ngủ đủ, trừ khi li bì quá 3 tiếng thì người lớn phải đánh thức bé. Ở độ tuổi lớn hơn, trẻ trước tuổi đi học không cần một giấc ngủ trưa kéo dài quá 2 tiếng đồng hồ, nên đánh thức trẻ sau 20-30 phút. Vì trẻ từ 3 đến 5 tuổi có nhu cầu ngủ từ 10 đến 13 giờ mỗi đêm, nên nếu buổi trưa trẻ ngủ quá nhiều sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ ban đêm của trẻ.

- Rèn cho bé thói quen tự ngủ: Thường sau khi bú trẻ sẽ ngủ thiếp đi. Vì vậy, sẽ hình thành thói quen trẻ chỉ có ngủ sau khi bú no. Cha mẹ nên tạo thói quen cho trẻ tự ngủ bằng việc tách biệt việc bú và giấc ngủ của trẻ bằng các hoạt động khác như đọc sách cho trẻ, đặt con xuống giường… Để giúp trẻ tự ngủ mà không cần lúc nào cũng phải có mẹ, mẹ không nên bế bé cho bú hoặc đi rong vỗ về. Việc đung đưa sẽ khiến trẻ hình thành thói quen chỉ chịu ngủ khi được bế và đung đưa, cha mẹ cần cân nhắc việc tạo cho trẻ thói quen này vì trẻ cũng sẽ khó ngủ lại được nếu không được bồng ru khi thức dậy vào ban đêm.

- Thiết lập thời gian ngủ cho trẻ: Mẹ có thể thiết lập thời gian biểu cho giấc ngủ trưa của trẻ. Mẹ có thể cho trẻ ngủ ở những vị trí quen thuộc như trong cũi, nôi...ngoài việc cho trẻ đi ngủ vào một khung giờ nhất định trong ngày để khi mẹ đặt bé vào vị trí đó thì con sẽ hiểu đã đến giờ đi ngủ. Lên thời gian biểu cho giấc ngủ của trẻ sẽ giúp tránh tình trạng dù đã rất buồn ngủ nhưng trẻ vẫn cố thức chơi.

- Cho trẻ ngủ ở vị trí an toàn: Để con có thể duỗi thẳng tay, chân và ngủ ngon, đồng thời tránh những nguy hiểm không lường trước được, nên chọn vị trí an toàn, thoải mái như nôi, cũi, giường… Đồng thời, không để bé ngủ với quá nhiều vật cản xung quanh như gấu bông, chăn quá dày hay vật nuôi. 

2.2. Những việc KHÔNG NÊN làm

- Không để trẻ ngủ trên ô tô: Việc để trẻ ngủ tự do trên ô tô có thể dẫn đến tình trạng lệch đốt sống cổ, cơ thể mệt mỏi vì không được nằm thẳng. Vì vậy, mẹ nên đặt trẻ nằm thẳng trên tấm đệm cứng của nôi để trẻ có tư thế ngủ thoải mái nhất. Đồng thời, việc này cũng giúp giảm nguy cơ đột tử ở trẻ em (SIDS).

- Không nên ép trẻ đi ngủ: Đừng ép trẻ ngủ nếu trẻ chưa buồn ngủ, con không có nhu cầu ngủ hay khi đang di chuyển trên đường hoặc chưa tới giờ ngủ. Bởi những giấc ngủ trưa này sẽ khiến trẻ càng cảm thấy mệt mỏi sau khi tỉnh dậy. Ngủ trưa giúp trẻ cải thiện tâm trạng, tinh thần và sức khỏe, tuy nhiên không nên để trẻ ngủ trưa quá nhiều vì sẽ khiến trẻ dễ mất ngủ vào ban đêm. Ngoài ra, mẹ có thể giải quyết các việc lặt vặt hoặc nghỉ ngơi trong khoảng thời gian trẻ ngủ trưa.

- Không cần đánh thức nếu trẻ giật mình khi đang ngủ: hắt hơi, nấc cụt, thút thít, thở dài hay thậm chí quấy khóc...chỉ là những tiếng ồn thông thường trẻ phát ra khi ngủ. Mẹ không cần vội vàng lao vào dỗ bé ngay mà hãy quan sát một lát. Bé sẽ nằm yên và tiếp tục ngủ ngon lành. Trừ phi bé cảm thấy đói hay không an toàn. 

Mục đích của việc ngủ trưa là để giúp trẻ có giây phút thư giãn và nghỉ ngơi, nhưng một số trẻ em có bộ não tốt hơn và nhiều năng lượng. Do đó, ba mẹ cần chú ý để giấc ngủ chưa không ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày và khả năng hoạt động não bộ của trẻ. Để được hỗ trợ tư vấn sức khỏe và bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Nguồn tài liệu tham khảo từ Webmd.com/

 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé