vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Thực đơn ăn dặm lần đầu cho bé, mẹ nên chuẩn bị gì?

29/07/2020   1868 lượt xem

Thực đơn ăn dặm lần đầu cho bé quyết định đến 90% tâm lý ăn uống của bé sau này. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các bé. Do đó, việc lựa chọn món ăn dặm cho bé rất quan trọng. Mời mẹ cùng Viện Dinh dưỡng VHN Bio tham khảo thực đơn ăn dặm đầu tiên bé dưới đây!

1. Thực đơn ăn dặm lần đầu cho bé nên có gì?

Ăn dặm lần đầu cho bé mẹ nên chuẩn bị những loại rau củ quả nấu chín với hương vị thơm ngon. Đây là thực phẩm lý tưởng cho những bữa ăn đầu tiên của các bé. Các loại trái cây quen thuộc như chuối, xoài bơ là gợi ý tốt nhất. Đầu tiên, các mẹ cho bé thử ăn vài muỗng 1 - 2 lần/ngày. Sau đó, khi thấy trẻ thích ứng và có hứng thú với đồ ăn thì hãy tăng dần lên 3 bữa/ngày.

Mẹ không nên cho bé ăn dặm lần đầu khi bé đang quá đói. Bởi vì trẻ hoàn toàn không thể ăn nhanh để thỏa mãn cơn đói, từ đó dẫn đến trường hợp bé bị chán đồ ăn, quấy khóc.

Các mẹ trước khi cho bé ăn dặm không được cho bé bú sữa mẹ quá no. Bởi vì khi bé đã no sẽ không còn quan tâm đến độ ăn nữa. Mẹ nên cho bé bú ít sữa hơn so với bình thường để kích thích sự chú ý của bé với đồ ăn.

Khi bé đã quen dần với các loại thực phẩm tiếp xúc lần đầu mẹ có thể dùng đến các loại bột dinh dưỡng. Nó sẽ tạo nên sự phong phú cho giai đoạn ăn dặm đầu tiên của bé.

> XEM THÊM: 

- Liệu mẹ đã biết: Cách ăn dặm đúng cách cho trẻ 6 tháng tuổi?

- Bí quyết ăn dặm hợp lý mẹ cần thuộc nằm lòng

- 5 lợi thực phẩm ăn dặm giúp bé tăng cân nhanh chóng

 

2. Thực đơn ăn dặm lần đầu cho bé không nên có gì?

Ăn dặm đầu tiên cho bé các mẹ phải chú ý tránh xa những loại thực phẩm không có lợi cho hệ tiêu hóa của bé. Các thực phẩm cần tránh bao gồm muối, thực ăn mạn như thịt xông khói, đường, mật ong…..

Những loại thực phẩm này đối với các bé dưới 1 tuổi không nên cho ăn. Bởi vì chúng rất khó tiêu hóa và thường làm cho cơ thể của bé khó chịu.

Những loại thực phẩm hạt khi cho bé ăn cần phải nghiền nát để bé dễ tiêu hóa hơn.

 

3. Khung thời gian vàng ăn dặm lần đầu cho bé là khi nào?

Ăn dặm lần đầu cho bé các mẹ cũng phải để ý đến thời gian cho bé ăn. Các mẹ nên cho bé ăn dặm từ khoảng 9 - 10 giờ sáng. Tùy vào nếp sinh hoạt của mỗi gia đình sẽ có khung giờ cho bé ăn khác nhau. Tuy nhiên, 9 - 10 giờ sáng là khung thời gian lý tưởng để mẹ cho bé ăn.

Mẹ không nên cho bé ăn vào những lúc bé đang buồn ngủ. Vì lúc này cơ thể của bé chưa thể phản ứng với đồ ăn, bé sẽ không hứng thú với đồ ăn.

 

4. Cách ăn dặm lần đầu cho bé như thế nào?

Có thể nói ăn dặm lần đầu cho bé là việc bé làm quen với đồ ăn. Các trẻ ban đầu có thể bắt đầu ăn bằng lưới vì quen với việc bú sữa mẹ trước đó. Sau đó, các bé sẽ tìm cách giữ đồ ăn trong miệng và nuốt đồ ăn.

Để quá trình ăn dặm lần đầu cho bé diễn ra thành công các mẹ cần phải chú ý những điều sau:

- Mẹ phải luôn bên bé khi bé ăn dặm để tránh trường hợp bé bị nghẹn.

- Tốt nhất hãy để cho bé chạm và giữ thức ăn mà bé muốn.

- Hãy cho bé tự ăn bằng ngón tay khi mẹ thấy bé muốn và đang quan tâm đến đồ ăn.

- Không được ép bé ăn khi thấy bé không có hứng thú với đồ ăn. Hãy kiên nhẫn chờ đợi đến lần cho ăn tiếp theo.

- Thức ăn nóng mẹ cần phải thử trước khi đút vào miệng cho bé.

- Mẹ không được nêm thêm mắm, đường vào đồ ăn của trẻ nhé!

- Khi trẻ ăn dặm lần đầu mẹ cũng cần đảm bảo rằng con yêu được đồng thời bú sữa mẹ. Bởi vì lúc này sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với bé!

 

Trên đây là một số thông tin hữu ích về thực đơn ăn dặm lần đầu cho bé giúp cho các mẹ chăm sóc bé tốt hơn trong thời gian ăn dặm. Để tìm hiểu kỹ hơn về kinh nghiệm ăn dặm cũng như được tư vấn về các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.

 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé