vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Thực đơn “siêu tốc” dành cho trẻ lười ăn, kém hấp thu

16/03/2021   2295 lượt xem

Lười ăn ở trẻ luôn là câu chuyện không bao giờ hết hot với người làm cha mẹ. Bởi trẻ biếng ăn và kém hấp thu dinh dưỡng khiến mọi thứ gần như trở về điểm xuất phát. Không đủ dinh dưỡng và nguyên liệu cơ bản cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, đã kéo theo vô vàn các bệnh lý ảnh hưởng tới sức khỏe. 

 

Vậy nên người làm cha mẹ luôn nỗ lực tìm kiếm những phương thức chữa lười ăn cho trẻ hay nói đúng hơn là thực đơn giúp trẻ ăn ngon, tăng hấp thu và phát triển toàn diện. Hiểu được tâm lý đó, các chuyên gia dinh dưỡng của VHN Bio đã cập nhật thực đơn “siêu tốc” dành cho trẻ lười ăn, trẻ kém hấp thu qua bài viết dưới đây.

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ kém hấp thu và lười ăn?

Trẻ lười ăn khác hoàn toàn với trẻ kém hấp thu, đây là hai khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, trẻ lười ăn là nguyên nhân cơ bản dẫn tới kém hấp thu và cuối cùng là sự chậm phát triển, tăng trưởng của trẻ. Chính vì thế, ba mẹ cần hiểu, trẻ kém hấp thu ở một mức độ rộng hơn. Từ đó có những nhận định và cách nhận biết chính xác.

Trẻ kém hấp thu có thể xuất phát từ việc lười ăn hoặc có thể trẻ ăn nhiều, đầy đủ dưỡng chất nhưng cơ thể không hấp thu. Và hệ quả cuối cùng là chậm phát triển về cân nặng, chiều cao, trí tuệ... Dù theo bất cứ nguyên nhân nào thì sự kém hấp thu về lâu dài đều không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ kém hấp thu thường chỉ thể hiện rõ sau một khoảng thời gian theo dõi diễn tiến cân nặng, chiều cao của trẻ. Còn thường gian đầu, triệu chứng tương đối mờ nhất. Một số dấu hiệu nhận biết trẻ lười ăn, kém hấp thu mà mẹ nên biết như:

- Trẻ có dấu hiệu biếng ăn, ăn không ngon miệng và thường xuyên từ chối món ăn mà trước kia trẻ rất thích.

- Thường quấy khóc trong mỗi giờ ăn.

- Thời gian mỗi bữa thường kéo dài >30 phút.

- Hoặc trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân và có dấu hiệu sụt cân.

- Có các dấu hiệu như tiêu chảy phân sống, đau bụng…

> XEM THÊM:

Thực đơn cho trẻ kém hấp thu đơn giản, dễ làm tại nhà

Bé kém hấp thu dinh dưỡng phải làm sao?

“Tất tần tật” những điều bố mẹ cần biết về tình trạng bé biếng ăn

2. Thực đơn “Siêu tốc” cho trẻ lười ăn, kém hấp thu

Ngoài các nguyên nhân bệnh lý thì kém hấp thu của trẻ chủ yếu liên quan tới chế độ ăn, thành phần dinh dưỡng mà mẹ lựa chọn. Vì vậy thay đổi một thực đơn mới, ngọn, hấp dẫn và đủ sức kích thích cảm giác thèm ăn của trẻ là mẹ đã thành công phần nào trong việc điều trị chứng kém hấp thu của trẻ. Ngoài ra, cách thức cho trẻ ăn cùng với việc hình thành những thói quen ăn uống khoa học sẽ giúp trẻ cải thiện tình trạng kém hấp thu cơ năng một cách triệt để.

2.1. Thực đơn dinh dưỡng dành cho trẻ kém hấp thu

Đối với trẻ lười ăn, kém hấp thu, mẹ nên lựa chọn thành phần dinh dưỡng với các nguyên tắc:

- Đầu tiên, đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất, vi dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Trong đó phải cân bằng giữa chất xơ, khoáng chất, vi dưỡng chất với những chất dinh dưỡng như protid, lipid, glucid. Bất kỳ thứ gì quá nhiều hay quá ít đều có những bất cập.

- Thứ 2: Lựa chọn cách nấu đơn giản, ngon, đẹp mắt và phù hợp với sở thích của trẻ. Ngoài ra, đa dạng các món ăn là điều không thể thiếu.

- Thứ 3: Có thể cung cấp một số loại thực phẩm chức năng an toàn, có khả năng thúc đẩy hệ thống tiêu hóa hoạt động ổn định và nâng cao hệ miễn dịch. Đặc biệt, phải đảm bảo tính an toàn, có lợi và phù hợp với cơ địa của trẻ.

2.2. Bảng thực đơn dinh dưỡng mà mẹ có thể lựa chọn cho trẻ

Trẻ dưới 6 tháng tuổi, điều ưu tiên số 1 vẫn là bú sữa mẹ. Cho trẻ bú hoàn toàn và bú theo nhu cầu. Tối thiểu mỗi ngày từ 7-8 cữ, có thể tăng dần lên nếu trẻ cảm thấy đói. Mẹ nên cho trẻ bú từ từ, mụt chậm, sâu thì mới có thẻ đảm bảo trẻ bú đủ và sự hấp thu được diễn ra tốt nhất.

Vào những tháng tiếp theo, ngoài bú mẹ thì chế độ ăn dặm kèm theo được cân nhắc cẩn thận. Các loại thực phẩm ăn dặm phù thuộc vào lứa tuổi. Nên có sự kết hợp đa dạng các loại rau củ quả với các loại thịt, trứng để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Một số món ăn như cháo rau xanh với thịt bò, cháo thịt gà hạt sen xay nhuyễn, các loại rau luộc kết hợp hải sản… Ngoài ra, các giờ phụ, mẹ có thể cho trẻ sử dụng trái cây, các loại nước ép giàu dinh dưỡng. Và đặc biệt, luôn đảm bảo trẻ uống đủ nước mỗi ngày.

Khi trẻ >2 tuổi, chế độ ăn gần như tương đương với người lớn. Sự đa dạng trong món ăn, cách chế biến và có thể kết hợp với thực phẩm bảo vệ sức khỏe Scumin - Đề kháng khỏe, trẻ ăn ngon.

Scumin là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, không phải là thuốc nên các mẹ cần phải hiểu rõ cách sử dụng cũng như thành phần. Với công năng làm tăng sức đề kháng, kích thích cảm giác thèm ăn và giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, Scumin được rất nhiều bà mẹ Việt Nam tin dùng.

Dựa vào bảng thành phần Scumin có in trên bao bì cũng có thể thấy, hầu hết các vi dưỡng chất đều là những nguyên tố cơ bản rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Đặc biệt, có một số chất như kẽm, selen, đồng, mangan...được cơ thể tổng hợp từ thực phẩm rất ít, vì vậy mẹ nên bổ sung thêm cho bé qua Scumin.

Scumin với nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên, ứng dụng công nghệ sinh học Bio- Organic tiên tiến nhất tại Hoa Kỳ nên mẹ có thể yên tâm về chất lượng. Thêm một điểm cộng lớn cho sản phẩm này là sự chứng nhận an toàn của Bộ y tế cùng với thành phần cải tiến mới EX- CUMIN giúp nâng cao khả năng hấp thu gấp 16 lần. Điều này cực kỳ phù hợp cho trẻ kém hấp thu sử dụng.

Tham gia Group Zalo để nhận thêm tài liệu về chăm sóc bé và kết nối trực tiếp với chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio

Xem thêm : Trẻ biếng ăn phải làm sao

 

2.3. Những thói quen khoa học cải thiện chứng kém hấp thu ở trẻ

Dinh dưỡng là một phần và phần còn lại đó chính là thói quen ăn uống. Điều này quyết định 50% khả năng cải thiện tình trạng kém hấp thu của trẻ. Khi cho trẻ ăn, mẹ nên cho trẻ hình thành thói quen như:

- Cho trẻ ăn chậm, nhai kỹ để dạ dày hấp thu dưỡng chất tốt nhất

- Cho trẻ ăn ở tư thế ngồi và ăn trong cùng bàn ăn của gia đình

- Nên cho trẻ ăn 3 bữa chính thay vì quá nhiều bữa phụ khi trẻ từ 1 tuổi trở lên

- Cho trẻ ăn các món ăn dễ tiêu, ít dầu mỡ động vật. Nên lựa chọn dầu thực vật, dầu oliu

- Không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ ăn vặt để tránh trẻ bị ngang bụng, đầy hơi, khó tiêu và bỏ bữa. Dùng bữa phụ quá nhiều chính là nguyên nhân làm trẻ lười ăn và kém hấp thu.

- Cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi để tiêu hao năng lượng và kích thích cảm giác thèm ăn, đói bụng của trẻ.

- Mẹ nên tẩy giun, khám định kỳ cho trẻ.

Trên đây là một số bí kíp giúp mẹ cải thiện tình trạng trẻ lười ăn, kém hấp thu, hi vọng sẽ phần nào san sẻ những khó khăn cũng như stress trong quá trình chăm sóc con nhỏ của các mẹ. 

Để được hỗ trợ tư vấn kỹ hơn về tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân và bổ sung vi chất dinh dưỡng sinh học cho bé, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí. 

 

Bài viết liên quan

11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian

Làm thế nào để cắt, giảm cơn ho cho trẻ là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm hiện nay, đặc biệt khi đang trong thời điểm giao mùa. Liệu thuốc kháng sinh có phải phương án duy nhất để mẹ lựa chọn hay bên cạnh đó còn các phương án khác? Trong bài này, mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về 11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian.

List 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé các mẹ rủ nhau mua

Các câu hỏi đặt ra như sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé loại nào tốt luôn khiến ba mẹ đau đầu, khi hiện nay có hàng trăm loại sản phẩm và các bài viết review quảng cáo vô tội vạ. Trong bài viết này, VHN Bio sẽ gửi tới các mẹ những đánh giá chi tiết từ A-Z về TOP 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay.

[TOP 5] Thuốc tăng đề kháng cho trẻ mẹ tin dùng 2024

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm thuốc tăng đề kháng cho trẻ đến từ các thương hiệu khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên sản phẩm nào tốt và phù hợp với các con thì không phải mẹ nào cũng rõ. Hãy cùng VHN Bio điểm qua 5 loại thuốc tăng cường sức đề kháng cho trẻ được nhiều mẹ tin dùng nhất hiện nay.

Rôm sảy - Những điều cần biết cùng chuyên gia VHN Bio

Rôm sảy thường trông giống như những vết mụn nhỏ có màu đỏ hoặc trắng ở trên da. Các bọc mụn này chứa đầy chất lỏng, xuất hiện ở bất kì nơi nào mà cơ thể đổ mồ hôi nhiều như dưới ngực, háng và mặt. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị rôm sảy nhất. Cùng các chuyên gia của VHN Bio tìm hiểu rõ hơn về rôm sảy ở dưới đây nhé. 

 

 

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé