Nhiều phụ huynh cho rằng sổ mũi là bệnh lý thông thường và có tâm lý lơ là việc điều trị mà không biết rằng các bệnh về mũi là khởi phát của nhiều bệnh nguy hiểm như hen phế quản, viêm phổi mạn tính… Tình trạng này gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nên cha mẹ cần đặc biệt chú ý, nắm bắt các triệu chứng sổ mũi, để có giải pháp phòng và điều trị hợp lý nhất.
Sổ mũi là tình trạng chất nhày hoặc nước mũi có thể chảy ra từ mũi. Trong mũi họng, luôn có những vi khuẩn, virus gây bệnh. Nhờ hệ thống miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu, phối hợp chặt chẽ với hoạt động của các tế bào miễn dịch giúp ta ngăn ngừa được bệnh. Khi một trong các yếu tố đề kháng mất hoặc giảm đi sẽ là cơ hội cho virus, vi khuẩn... gây các bệnh mũi họng, điển hình là bệnh sổ mũi. Dịch chả ra từ mũi có thể loãng hoặc đặc, có màu trắng, vàng hoặc xanh, đôi khi có lẫn máu.
Xem thêm :
7 cách trị sổ mũi cho bé tại nhà nhanh chóng hiệu quả tức thì
Lưu ý khi trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà
4 cách trị sổ mũi ở bà bầu đơn giản mà an toàn cho mẹ và bé
Nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ nhỏ thường là do cảm lạnh, cảm cúm. Đặc biệt, trong thời tiết giao mùa, nhiệt độ không ổn định kèm theo các loại vi khuẩn nấm mốc trong không khí sinh sôi mạnh tấn công vào hệ thống hô hấp chưa hoàn chỉnh càng khiến trẻ dễ bị các bệnh như sổ mũi, nghẹt mũi hơn.
Bên cạnh nguyên nhân do cảm lạnh, cảm cúm, trẻ cũng có thể bị sổ mũi vì những nguyên nhân như:
- Dị ứng: Trẻ bị dị ứng với các tác nhân như thay đổi thời tiết, bụi bẩn, phấn hoa, mùi lạ… cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi. Dị ứng thường đi kèm với phát ban, hắt hơi, mẩn ngứa…
- Do không khí khô: Thời triết mùa đông khô hanh dễ làm niêm mạc mũi vốn yếu ớt và nhạy cảm của trẻ trở nên khô hơn, dịch tiết ít hơn. Nếu trẻ bị sổ mũi do không khí khô thì thường vẫn khỏe mạnh, không có biểu hiện mệt mỏi như khi bị cảm cúm, cảm lạnh nhưng trẻ thường xuyên khịt mũi mà không chảy nước mũi.
- Các yếu tố gây nhiễm trùng: Các yếu tố từ bên ngoài vào, đi qua hốc mũi hoặc bằng đường máu và gây nhiễm trùng tại đây như cúm, bạch hầu, ho gà… Đây là những bệnh lây truyền trực tiếp từ người sang người qua dịch mũi họng, dịch nước bọt mang nhiều vi rút vi khuẩn hoặc lây lan từ gia súc, gia cầm sang người.
Cùng với hiện tượng trẻ bị sổ mũi, những biểu hiện tiếp theo có thể là nghẹt mũi, hắt hơi và chảy mũi trong. Thông thường là vậy. Tuy nhiên, một số trường hợp khác ở trẻ có thể gặp là chảy mũi xanh hoặc mũi đặc xanh. Trường hợp nặng hơn có thể dận đến nhiễm khuẩn ở mũi, có mủ hoặc dịch mũi xanh đặc.
- Giai đoạn 1: Triệu chứng toàn thân có thể chưa xuất hiện. Trẻ cảm thấy nóng rát và khô mũi họng. Hắt hơi nhiều lần kèm sốt nhẹ.
- Giai đoạn 2: Tình trạng xuất tiết dịch gây chảy nước mũi trong, nghẹt mũi, kèm hắt hơi liên tục. Toàn thân mệt mỏi, ăn ngủ kém. Có thể thấy rõ hội chứng nhiễm trùng như sốt cao, môi khô lưỡi bẩn, mạch nhanh… Ban đầu có thể ho khan, sau ho có đờm trắng đục.
- Giai đoạn 3: Dịch tiết thành dịch mủ, số lượng dịch giảm, có thể nghẹt mũi không hoàn toàn. Cần chú ý khi tình trạng này xảy ra ở trẻ nhỏ, do hốc mũi trẻ phát triển chưa hoàn thiện, kèm theo phù nề niêm mạc dẫn đến rối loạn thở, trẻ bỏ bú, quấy khóc…
Để trẻ không bị làm phiền bởi sổ mũi mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau:
- Vệ sinh mũi thường xuyên cho trẻ, khoảng 2 lần mỗi ngày. Hạn chế để trẻ tiếp xúc với khói bụi, hóa chất (như nước tẩy rửa,…), đeo khẩu trang cho trẻ khi đi đường, trời lạnh,…
- Luôn mặc đủ ấm cho trẻ, chú ý vùng cổ, ngực, nhất là khi trời lạnh, thay đổi thời tiết.
- Hạn chế để trẻ tiếp xúc với phấn hoa, khói thuốc là hay các tác nhân dị ứng khác: bụi nhà, lông súc vật, thức ăn dễ dị ứng,… bởi chúng có thể kích thích niêm mạc mũi tăng xuất tiết, gây sổ mũi.
- Bổ sung thêm kẽm, sắt, vitamin vào bữa ăn hàng ngày của trẻ. Mẹ nên cho bé ăn đủ chất dinh dưỡng với các loại thực phẩm phong phú, đa dạng để bé ăn ngon miệng, giúp nâng cao sức đề kháng.
- Khuyến khích trẻ tập thể dục thể thao hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe, nhất là việc hít thở sâu, mạnh khi tập thể dục góp phần làm cho đường hô hấp khỏe mạnh hơn.
Gừng có tính vị cay, tính nóng dùng tán phong hàn, trị ho, giải cảm, chữa viêm họng, sổ mũi rất hiệu quả. Mẹ có thể dùng nước gừng ấm đun ấm với muối để ngâm chân cho trẻ, vừa ngâm vừa mát xa 2 lòng bàn bàn chân trước khi đi ngủ. Nếu kiên trì làm trong 3 ngày trẻ sẽ khỏi sổ mũi. Cho trẻ uống nước gừng sau khi xay nhuyễn nấu gừng cùng đường, mẹ nên cho trẻ uống nước gừng nóng từ 2-3 lần/ngày.
Trước khi đi ngủ, mẹ lấy khăn thấm nước nóng đặt ở hai tai trong vòng khoảng 10-15 phút, sẽ giúp cho con giảm sổ mũi, nghẹt mũi. Hai bên tai có những dây thần kinh nhỏ xíu có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.
Mẹ có thể lấy ½ củ hành tây đem rửa sạch rồi cắt nhỏ hoặc giã nát hành tây để có nhiều tinh dầu hơn. Sau đó hãy lấy 1 chiếc khăn mỏng buộc kín lượng hành đã giã lại rồi để gần mũi ngửi cho đến khi bé cảm thấy dễ thở hơn. Bởi mùi hành tây rất khó chịu, nên bố mẹ nên cho bé ngửi ngắn thời gian và số lượng hành vừa phải. Không nên cho bé ngửi quá lâu và nên tránh để nhây lên mắt bé vì sẽ khiến bé bị cay mắt.
Tỏi từ lâu đã được ưa chuộng trong việc chữa cảm rất hiệu quả. Với trẻ nhỏ thì đây cũng là một phương pháp rất hữu hiệu. Trong tỏi có một thành phần rất đặc biệt chính là Allicin với công dụng diệt và kháng khuẩn cực kỳ cao. Chính sự cay nồng của tỏi sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn vì nó sẽ tiêu diệt, làm giảm đi số virus đang có trong niêm mạc của trẻ. Mẹ đập dập tỏi và sau đó đổ nước sôi vào. Dùng một chiếc phễu để trẻ có thể ngửi được hơi tỏi là cách chữa sổ mũi hiệu quả.
Theo kinh nghiệm dân gian, lá trầu hơ nóng có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe mẹ mới sinh và cả với trẻ. Quan niệm xưa cho rằng trẻ mặc không đủ ấm, ngực bị lạnh sẽ sinh ra sổ mũi. Hơ lá trầu và đắp lên ngực giúp trị sổ mũi. Điều này hoàn toàn đúng. Y khoa ngày nay đã công nhận hiệu quả của tinh dầu trong lá trầu hiệu quả trong việc chữa ho, sổ mũi.
Nhiều thí nghiệm khoa học trên chiết xuất lá trầu cho thấy: Trong lá trầu có chứa hợp chất tinh khiết có tác dụng vệ sinh răng miệng và các tính năng khác như chống tiểu đường, chống bệnh tim, chống viêm, điều hòa miễn dịch, chống loét , chống nhiễm trùng… Lá trầu có đặc tính khử trùng và làm ấm, giúp giảm triệu chứng sổ mũi.
Phyto-roxim® được bào chế theo một tỷ lệ đặc biệt với các thành phần EX-CUMIN®, KẼM Bio-organic, SELEN Bio-organic, VITAMIN C, GỪNG mang đến khả năng khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus gây viêm đường hô hấp, kháng viêm hô hấp. Đồng thời giúp làm ấm cơ thể, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh cúm, cảm lạnh dẫn đến ho, sổ mũi, ho lâu ngày,....
Phyto-roxim® thân thiện, lành tính với cơ thể người, không có tác dụng phụ như kháng sinh, không tạo hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc giống kháng sinh nên đặc biệt an toàn với trẻ nhỏ. Với công dụng tuyệt vời, Phyto-roxim® đã và đang trở thành sự lựa chọn ưu tiên cho cả trẻ em và người lớn.
Để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm Phyto-roxim®, vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Hoặc tìm hiểu thêm thông qua website: http://vhnbio.vn
Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio
Sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé