Những năm đầu đời của phần lớn trẻ sơ sinh đều có thể bị ho, sổ mũi. Điều trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà là cách mà nhiều bà mẹ lựa chọn để cải thiện sức khỏe cho con. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh cần được đi khám khi có dấu hiệu nghiêm trọng để đảm bảo rằng nó không phải là viêm phổi hoặc các loại bệnh khác. Một số lưu ý khi trị ho sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà dưới đây sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức về nguyên nhân làm cho bé bị ho, sổ mũi và cách xử lý thế nào là hiệu quả. Mời các mẹ tham khảo bài viết nhé.
- Nước mũi của bé chảy nhiều, lúc đầu có thể trong như về sau đặc lại và có màu vàng. hoặc màu xanh.
- Bé bị ho, hắt xì kéo dài.
- Bé bị chán ăn, cáu gắt và khó ngủ.
- Bé khó ăn hoặc uống do sổ mũi và ho ngắt quãng.
> XEM THÊM:
- Mẹo trị sổ mũi hiệu quả cho bé bằng phương pháp dân gian
- Cách trị sổ mũi khò khè cho trẻ sơ sinh đơn giản, dễ thực hiện tại nhà
- Cẩm nang chữa đau họng sổ mũi tại nhà cho trẻ không cần dùng thuốc
Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh rất cần thời gian để hoàn thiện. Nếu như bé yêu nhà mẹ đang bị cảm lạnh và bị ho, sổ mũi mà không có triệu chứng nghiêm trọng thì bệnh sẽ giảm dần trong vòng 10 - 14 ngày.
Nếu bé yêu dưới 3 tháng tuổi, mẹ nhất định đừng chủ quan trong cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà, hãy gọi cho bác sĩ sớm nếu có những dấu hiệu sau:
- Số lần thay tã cho bé giảm nhiều so với lúc bình thường.
- Nhiệt độ cơ thể của bé có lúc cao hơn 38 độ C.
- Bé bị đau tai hoặc khó chịu bất thường.
- Mắt bé bị đỏ, có dịch tiết mắt màu vàng hoặc màu xanh.
- Ho dai dẳng.
- Nước mũi bé chảy dài, có màu xanh lá cây trong nhiều ngày liền.
- Bé khóc không ngừng.
- Bé không ăn hoặc uống thứ gì.
- Bé ho có đờm, có máu và dễ gây nôn hoặc màu da bị thay đổi.
Có một vài nguyên nhân làm cho bé sơ sinh bị sổ mũi như sau:
Do hệ miễn dịch của bé chưa được hoàn thiện: Trẻ sơ sinh có hệ thống miễn dịch yếu, chưa phát triển được sức đề kháng nên dễ bị các loại virus có trong môi trường tấn công. Do đó, trẻ dễ mắc các loại bệnh như cảm cúm, cảm lạnh dẫn đến việc trẻ bị hắt hơi, ho và sổ mũi.
Do bé tiếp xúc với trẻ khác: Trẻ sơ sinh thường được ở cùng với những đứa trẻ khác ở trẻ nhỏ - là những bé không rửa tay thường xuyên, không che miệng khi ho và hắt hơi… Điều này làm cho nguy cơ bé bị cảm lạnh, bị ho và sổ mũi nhiều hơn.
Do sự thay đổi đột ngột của thời tiết: Cả trẻ sơ sinh và người lớn đều rất dễ bị cảm cúm, sổ mũi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là từ mùa thu đến cuối mùa xuân thời tiết giao mùa, chuyển đổi nhiệt độ liên tục.
Nếu như mẹ không cẩn thận trong việc trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà sẽ để lại nhiều biến về sau với trẻ.
Một số biến chứng thường gặp như sau:
Viêm tai giữa: Đây là biến chứng phổ biến nhất của cảm lạnh, trẻ ho và sổ mũi. Cấu tạo màng nhĩ thường ngắn và rộng nên vi khuẩn rất dễ bị xâm nhập. Điều này khiến cho trẻ bị ho có đờm, sổ mũi liên tục làm cho tai bị ẩm ướt và vi khuẩn phát triển ngày càng mạnh.
Khò khè: Cảm lạnh làm cho bé sổ mũi và cũng có thể khiến cho bé bị khó thở, thở khò khè. Nếu như bé bị hen suyễn thì càng tồi tệ hơn.
Viêm xoang: Sổ mũi nhiều, không thể chấm dứt được bệnh cảm lạnh ở bé sẽ làm cho bé bị viêm xoang.
Một số biến chứng khác như viêm phổi, viêm phế quản…
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi đa phần do virus gây ra. Do đó, không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng và nâng cao thể lực, sức đề kháng. Các mẹ cần điều trị triệu chứng để không có những biến chứng xảy ra.
Thuốc kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng nhiều trong trị sổ mũi cho bé. Do đó, các mẹ không được tự ý cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh.
Mẹ nên cố gắng làm cho bé được thoải mái hơn với các biện pháp hiệu quả như hút chất nhầy, giữ cho không khí ẩm. Các loại thuốc không nên dùng cho trẻ sơ sinh nhưng mẹ có thể dùng đến thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu mẹ thấy bé sổ mũi, bị mất nước và nôn liên tục thì không được cho trẻ uống thuốc.
Để nhận thêm nhiều tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe, cách trị sổ mũi, các bệnh về đường hô hấp cho bé, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Làm thế nào để cắt, giảm cơn ho cho trẻ là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm hiện nay, đặc biệt khi đang trong thời điểm giao mùa. Liệu thuốc kháng sinh có phải phương án duy nhất để mẹ lựa chọn hay bên cạnh đó còn các phương án khác? Trong bài này, mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về 11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian.
Các câu hỏi đặt ra như sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé loại nào tốt luôn khiến ba mẹ đau đầu, khi hiện nay có hàng trăm loại sản phẩm và các bài viết review quảng cáo vô tội vạ. Trong bài viết này, VHN Bio sẽ gửi tới các mẹ những đánh giá chi tiết từ A-Z về TOP 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Rôm sảy thường trông giống như những vết mụn nhỏ có màu đỏ hoặc trắng ở trên da. Các bọc mụn này chứa đầy chất lỏng, xuất hiện ở bất kì nơi nào mà cơ thể đổ mồ hôi nhiều như dưới ngực, háng và mặt. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị rôm sảy nhất. Cùng các chuyên gia của VHN Bio tìm hiểu rõ hơn về rôm sảy ở dưới đây nhé.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé