vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

4 cách trị sổ mũi ở bà bầu đơn giản mà an toàn cho mẹ và bé

04/08/2020   2668 lượt xem

Theo thống kê 30% bà mẹ bị sổ mũi khi mang thai mà không phải do dị ứng hoặc có bệnh nhiễm trùng. Để trị sổ mũi ở bà bầu hiệu quả, mẹ nên biết đến nguyên nhân và cách trị sổ mũi hiệu quả, an toàn cho cả mẹ và bé dưới đây!

1. Điểm danh “thủ phạm” gây ra sổ mũi ở bà bầu

Trước khi đi vào cách trị sổ mũi ở bà bầu, hãy cùng xem thủ phạm nào gây ra sổ mũi ở bà bầu.

Estrogen cao: Hàm lượng Estrogen cao xuất hiện trong thời kỳ mẹ mang thai dẫn đến màng mũi bị sưng, đóng dịch nhầy.

Lưu lượng máu tăng: Lượng máu trong cơ thể mẹ trong giai đoạn mang thai tăng 50%. Điều này làm cho các mạch máu nhỏ ở màng mũi bị sưng phù và khiến cho đường thở bị thu hẹp, sổ mũi, hay hắt hơi.

Do không khí thay đổi: Mỗi ngày trung bình có 9.000 lít không khí đi qua lỗ mũi của một người trưởng thành để vào phổi. Do đó, không khi khô hay ẩm đều được mũi làm ẩm trước khi đưa vào phổi. Trong những mùa không khí quá khô, chất đờm có trong cổ họng bị khô lại và dính như keo, đọng lại thành vách sau mũi. Khi mẹ bầu hít thở mạnh, không khí ra vào tạo nên những tiếng sụt sịt và đó là dấu hiệu của sổ mũi.

Do mẹ bị nhiễm vi khuẩn: Một hiện tượng sổ mũi ở mẹ bầu do các bệnh lý như cảm lạnh, cảm cúm khi mang thai gây ra. Nó lây lan do sức đề kháng của mẹ yếu hơn so với những người bình thường. Điều này dẫn đến mẹ bầu ho, sổ mũi nhiều hơn.

> XEM THÊM:

- Trị sổ mũi bằng phương pháp dân gian “thông dụng” nhưng hiệu quả bất ngờ

- Cách trị sổ mũi ở người lớn được các chuyên gia khuyến nghị

- Nhận biết sớm các triệu chứng sổ mũi để có giải pháp phòng và điều trị bệnh hiệu quả

 

2. 5 cách trị sổ mũi ở bà bầu đơn giản mà an toàn cho cả mẹ và bé

Những cách trị sổ mũi ở bà bầu sau đây sẽ là những cách đơn giản và có hiệu quả tuyệt vời nhất cho các mẹ.

2.1. Điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt

Mẹ bầu nên xây dựng thói quen tập luyện thể thao thường xuyên để giúp cho cơ thể khỏe mạnh, tuần hoàn máu diễn ra trong cơ thể tốt hơn. Điều này sẽ giúp cho mũi của mẹ thoải mái hơn khi được tập luyện đều đặn.

Các mẹ cần tránh những bài tập ngoài trời khi thời tiết đang hanh khô. Bởi vì nó khiến cho mũi của mẹ bị đỏ, đau và khó chịu hơn.

Cách trị sổ mũi ở bà bầu này cũng khuyến khích các mẹ không kích thích mũi bằng các mùi xung quanh như mùi nước hoa, mùi sơn, rượu….. Khi ngủ, mẹ nên kê cao gối để giảm đờm và giảm ho.

 

2.2. Cách trị sổ mũi ở bà bầu bằng muối ăn

Có lẽ, đây là cách đơn giản nhất để mẹ trị được chứng sổ mũi khi mang thai. Muối ăn có sẵn trong tủ bếp của tất cả bà nội trợ. Một chút muối hòa cùng với một chút nước ấm súc miệng, rửa mũi sẽ khiến cho chứng sổ mũi của mẹ giảm hẳn mỗi ngày.

Tuy nhiên, áp dụng cách trị sổ mũi ở bà bầu này các mẹ lưu ý không pha nước muối quá mặn. Bởi vì chúng có thể làm tổn thương họng, khi rửa mũi cũng tác động đến màng mũi không kém.

 

2.3. Dùng tỏi để trị sổ mũi cho bà bầu

Đông Y chỉ ra trong tỏi có nhiều chất kháng sinh có thể giữ cho cơ thể không bị xâm nhập bởi vi khuẩn và virus. Do đó, có thể áp dụng cách trị sổ mũi ở bà bầu bằng tỏi hằng ngày.

Mẹ có thể xông hơi với tỏi bằng cách đun một lít nước sôi, thả 3 - 4 tép tỏi đã băm nát vào. Sau đó, hít hơi nước kèm với tinh dầu trong tỏi sẽ khiến mũi mẹ được thông, triệu chứng sổ mũi cũng biến mất.

Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý khi dùng tỏi để xông mũi, bởi vì nếu như mẹ dị ứng với tỏi nó sẽ gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, rát cổ họng…..

2.4. Cách trị sổ mũi cho bà bầu bằng quả chanh

Cách trị sổ mũi ở bà bầu bằng chanh đã được rất nhiều mẹ áp dụng và cho những phản hồi tích cực. Chanh có hàm lượng vitamin C cao. Trong 1 quả chanh, nước cốt của nó có thể nạp đủ khoảng 51% nhu cầu vitamin C mỗi ngày của chúng ta.

Nước chanh cũng có tính kháng khuẩn và kháng virus cao. Do đó, việc bổ sung vitamin C từ chanh sẽ làm tăng đề kháng chống lại các bệnh tật hiệu quả. Mẹ bầu có thể dùng một cốc nước chanh ấm cùng với mật ong mỗi ngày để giảm sổ mũi, tiêu đờm khi bị ho, bị cúm….

 

Trên đây là 4 cách trị sổ mũi ở bà bầu vừa an toàn cho mẹ và bé vừa dễ thực hiện. Để nhận thêm nhiều tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe, cách chữa ho, sổ mũi và các bệnh về đường hô hấp, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.

 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé