Trong những năm tháng đầu đời, vấn đề ăn dặm của con trẻ luôn là mối quan tâm hàng đầu mà mọi ông bố bà mẹ. Cho con ăn như thế nào, ăn món gì để con mau lớn và khỏe mạnh chính là nỗi băn khoăn thường trực của các bậc phụ huynh.
Để có những chế độ dinh dưỡng phù hợp và vừa đủ đối với trẻ 6 tháng tuổi thì các mẹ nên chú ý đến những tỉ lệ các chất dinh dưỡng như đạm, hoa quả, sữa thay đổi các nguyên liệu thức ăn hàng ngày để có một chế độ thực đơn cho trẻ hợp lý và phong phú.
Trong giai đoạn này thực phẩm tốt nhất cho trẻ là các loại rau củ quả. Sữa mẹ vẫn giữ được vai trò quan trọng trong việc cung cấp sức đề kháng cho trẻ.
Tại thời điểm này, mẹ nên cho bé ăn các thức ăn xay, nghiền nhuyễn. Có thể bắt đầu bằng bột ngũ cốc giàu sắt trộn với sữa mẹ hoặc sữa bột.
Khi bé đã bắt đầu quen với việc ăn các chất rắn, mẹ có thể tiếp tục với các loại trái cây và rau quả và thịt nạc.
- Lượng thức ăn dặm: 1 bữa/ngày
- Lượng sữa bột/sữa mẹ: Tùy theo nhu cầu của bé
- Độ mềm của thực phẩm: Nghiền nhuyễn
Thứ tự các loại thực phẩm cho bé ăn:
- Nhóm 1 Ngũ cốc (Bắt đầu từ cháo trắng nghiền thật nhỏ)
- Nhóm 2 Rau củ, quả (Cà rốt, khoai tây, khoai lang, bí đỏ, chuối, bơ)
- Nhóm 3 Thịt lợn, thịt gà nạc.
Tặng bố mẹ bộ Video Khóa học dinh dưỡng - Làm cha như chuyên gia
> XEM THÊM:
- Xây dựng thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân, phát triển tốt
- Cho bé ăn dặm thế nào để khoa học
- Cách lựa chọn thực phẩm cho trẻ ăn dặm
Trẻ cần được cho ăn dặm ít nhất 3 - 4 lần nhưng bạn không nên cho trẻ ăn ngay từ thời điểm 6 tháng tuổi mà bắt đầu tăng dần từ khi bắt đầu ăn dặm lên đến 6 tháng tuổi.
Để phát triển tốt, trẻ bắt đầu ăn dặm vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3 - 4 lần và ăn từ 2 bữa bột cháo/ngày rồi tăng dần lên 3 - 4 bữa bột/ngày khi gần 1 tuổi.
Lưu ý là ngay từ khi tròn 6 tháng tuổi, trẻ cần ăn dặm và phải được ăn dặm đúng cách. Cụ thể là cần cho bé tập làm quen với thức ăn dần dần chứ không thể áp dụng một cách trực tiếp và thúc đẩy nhanh quá trình.
Vì mỗi trẻ có một cơ địa khác nhau. Thực phẩm này đối với bé này thì tốt nhưng đối với bé kia có thể khó hấp thụ. Mẹ nên lưu ý kỹ và thử lại với bé sau 1, 2 tuần nếu lần đầu bé không chịu ăn.
- Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ và ăn hai bữa bột xen kẽ với sữa mẹ mỗi ngày.
- Để bé thích nghi dần với thức ăn mới và đảm bảo bé sẽ không bị tiêu chảy hoặc suy dinh dưỡng, mẹ hãy ghi nhớ nên cho bé ăn từ từ, từng ít một, từ ít đến nhiều, cho ăn từ loãng đến đặc.
- Khi bắt đầu cho bé 6 tháng ăn dặm, mẹ nên cho bé làm quen với bột ăn dặm ngọt trước, sau đó mới chuyển sang bột mặn.
- Hãy để cho bé thích thú với món bột bằng cách cho bé thử với một muỗng cà phê, rồi tăng lên 2, 3, 4 muỗng.
- Thời gian tập cho bé 6 tháng ăn dặm thường trong vòng 2 - 3 ngày. Sau đó mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn, cũng như độ đặc của thức ăn.
- Với những bé biếng ăn, ở giai đoạn tập ăn dặm mẹ không nên chia ra quá nhiều bữa. Nếu mỗi bữa bé ăn quá ít thì sau mỗi cữ bột tập ăn cần kết hợp cho trẻ bú thêm để thành một bữa no, giúp hệ tiêu hóa quen với việc hoạt động một lần.
Nguyên liệu:
- Khoai tây 6-7 củ
- 2 củ cà rốt
- 1 củ hành tây
- 2 tép tỏi
Cách thực hiện:
- Khoai tây gọt vỏ, ngâm vào thau nước lạnh cho khỏi thâm. Cà rốt gọt vỏ, cắt khúc nhỏ chừng 3cm. Đem đi hấp cho mềm, không cần chín quá.
- Hành tây băm nhuyễn. Tỏi băm nhuyễn.
- Cho 50g bơ vào chảo, bơ chảy ra cho tỏi và hành tây vào xào mềm.
- Trút cà rốt, khoai tây vào máy xay sinh tố, cho luôn tỏi và hành tây đã xào vào. Nếu có nước dùng gà thì bỏ vào hoặc thêm nước đến khoảng vạch 800ml.
- Xay thật nhuyễn hỗn hợp, rồi trút ra chảo
- Đun đến khi hơi sánh thì tắt bếp.
Nguyên liệu:
- Nửa bát cháo trắng
- 3 con tôm
- 1 nắm rau chân vịt (lấy phần lá)
- Dầu ăn
Cách thực hiện:
- Tôm bóc vỏ, làm sạch hết gân đen ở sống lưng, rau rửa sạch
- Sau đó xay hoặc băm nhỏ tôm và rau nhớ để riêng
- Xào tôm trước rồi cho cháo vào nấu, để lửa nhỏ nấu liu riu cho tôm mềm
- Khi gần chín mới cho rau chân vịt vào.
- Khuấy đều đợi 1 lúc là được.
Nguyên liệu:
- Nửa bát cháo trắng
- Cá
- Cà rốt
Cách thực hiện:
- Cà rốt được cạo vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ, sau đó luộc chín mềm và nghiền mịn.
- Thịt cá được hấp chín, lọc bỏ xương cá cẩn thận, sau đó mẹ cho vào cối giã mềm.
- Trộn cà rốt, thịt cá giã mềm với cháo trắng đã được xay mịn vào nồi và tiếp tục đun với lửa nhỏ, vừa đun với quấy đều trong vài phút cho cháo sánh mịn.
- Đợi cho bớt nóng là mẹ có thể cho bé ăn món cháo cá cà rốt lạ miệng, thơm ngon.
- Đường là thực phẩm được sử dụng ít nhất có thể.
- Tư thế khi ăn cần bế cho trẻ ngồi dậy ăn tránh những trường hợp trẻ bị nôn trớ.
- Những trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi, thực đơn cho trẻ ăn dặm chỉ từ 2 đến 3 bữa, những trẻ gầy hơn bạn cũng có thể cho chút dầu ăn vào bột để bổ sung chất béo.
Trong quá trình chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho con, nếu có bất kỳ khó khăn nào cần sự đồng hành của các chuyên gia có chuyên môn, mẹ vui lòng inbox fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 / Zalo: 0936.65.35.45 để được các bác sĩ/ dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí trong suốt quá trình phát triển của con.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé