vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Bé hay ốm vặt phải làm sao? Mách mẹ bí kíp phòng tránh trẻ hay ốm

02/06/2023   906 lượt xem

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Bé thường xuyên ốm vặt dẫn tới còi cọc, nhẹ cân và chậm phát triển? Mẹ cảm thấy lo lắng và buồn bã khi nhìn vào đống thuốc của con? Trong bài viết này, các chuyên gia nhà VHN Bio sẽ giúp mẹ giải đáp câu hỏi: “Bé hay ốm vặt phải làm sao?” và " Làm thế nào để phòng tránh trẻ hay ốm?".

1. Vì sao trẻ hay ốm vặt?

Tình trạng ốm vặt của trẻ có thể do một hoặc kết hợp nhiều nguyên nhân thuộc 5 nguyên nhân chính sau: 

1.1. Do suy giảm khả năng miễn dịch

Từ khi sinh ra bé đã có miễn dịch bẩm sinh do mẹ truyền qua nhau thai và bé nhận được hàm lượng lớn kháng thể IgG, IgA trong sữa mẹ. Đó là lý do vì sao trẻ sinh non, trẻ không được bú mẹ đầy đủ (nhất là trong 6 tháng đầu) có nguy cơ mắc bệnh thường xuyên hơn. Sau 6 tháng, hàm lượng các chất có vai trò miễn dịch trong sữa mẹ cũng giảm dần, bé phải tự thích nghi với các điều kiện môi trường để hình thành hệ miễn dịch của riêng mình. Do vậy mà khoảng thời gian này bé cũng rất dễ ốm vặt nếu mẹ chưa kịp thời tăng cường sức đề kháng cho con.

1.2. Do thói quen xấu

Trẻ em thường có thói quen cho tay vào miệng. Trong khi đó, tay bé có chứa rất nhiều vi trùng cộng với khả năng miễn dịch kém khiến trẻ dễ mắc các bệnh về tiêu hóa, hô hấp,... 

1.3. Do rối loạn giấc ngủ

Trong khi ngủ, cơ thể trẻ em (và người lớn) sản xuất ra một loại protein có tên là cytokine. Đây là chất giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, bệnh tật và căng thẳng. Khi ngủ không đủ giấc, cơ thể sẽ kém sản xuất Cytokin, dẫn tới tăng nhiễm trùng và bệnh tật. 

1.4. Do môi trường

Ở trường học, nhà trẻ là nơi dễ lây truyền bệnh do môi trường đông người, nhiều bé chưa có thói quen che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Ngoài ra, đường hô hấp trên của trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ khiến chúng có nguy cơ bị nhiễm vi-rút và vi khuẩn thường xuyên hơn. 

1.5. Do thay đổi thời tiết

Tháng 10 đến tháng 4 là mùa cảm lạnh và cúm điển hình do thời tiết và nhiệt độ thay đổi, cơ thể chưa kịp thích ứng với điều kiện thời tiết khiến bé dễ ốm vặt hơn. 

2. Bé hay ốm vặt phải làm sao?

Để trị xử lý tình trạng bé hay ốm vặt, mẹ có thể tham khảo các biện pháp dưới đây: 

2.1. Bổ sung một chế độ dinh dưỡng hợp lý 

Một trong những cách giảm tình trạng ốm vặt của trẻ là bổ sung dinh dưỡng lành mạnh và đây đủ dinh dưỡng, bao gồm 5 nhóm thực phẩm sau :

+ Thực phẩm giàu tinh bột: cơm, cháo, bánh mì, ngũ cốc,...

+ Trái cây, rau củ quả

+ Thực phẩm giàu đạm: Thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, cá, các loại đậu 

+ Sữa và các chế phẩm từ sữa

+ Chất béo (đặc biệt là chất béo bão hòa), đường, muỗi cần hạn chế

Các chất dinh dưỡng này cần đan xen vào 3 bữa ăn chính (Sáng- Trưa- Tối) và các bữa ăn phụ.

2.2. Bổ sung thêm vi chất thiết yếu cho trẻ

Để giải quyết tình trạng bé hay ốm vặt, các mẹ nên bắt đầu từ việc thiết lập một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, điều này chưa đủ để giúp con có hệ miễn dịch toàn diện nhất, đặc biệt ở những em bé sinh non, trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ, em bé có hệ tiêu hóa kém,.... Khi đó, các mẹ nên bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng từ các thực phẩm bổ sung. 

Các chuyên gia của VHN Bio gợi ý 3 loại vi chất thiếu yếu cần bổ sung cho trẻ, đặc biệt là các em bé hay ốm vặt gồm: 

Vitamin A, B, C, D, E và K: 

- Vitamin A là một Vitamin có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch bằng cách: bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của quá trình oxy hóa (là nguyên nhân của hen phế quản, viêm phổi,...). Ngoài ra, Vitamin A cũng có tác dụng rất tốt trên thị lực: giữ ẩm cho mắt, ngăn ngừa tình trạng khô mắt, tạo rhodopsin (chất giúp mắt thích nghi với điều kiện ánh sáng yếu, bóng tối).

- Các vitamin B: Vitamin B rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất, giúp thúc đẩy sự phát triển của não bộ và nhiều cơ quan trong cơ thể. Mỗi loại Vitamin B khác nhau mang lại những lợi ích khác nhau: 

+ Vitamin B1 (Thiamine): giúp thúc đẩy sự phát triển và củng cố các dây thần kinh và cơ bắp của trẻ. Nó cũng giúp cơ thể chuyển đổi carbohydrate thành năng lượng.

+ Vitamin B2 (Riboflavin): thúc đẩy sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong cơ thể. Vitamin B2 cũng đóng vai trò trong quá trình tạo ra năng lượng và tham gia vào hoạt động chức năng của hệ thống tiêu hóa.

+ Vitamin B3 (Niacin): giúp chuyển đổi chất béo và carbohydrate thành năng lượng mà cơ thể có thể sử dụng. Nó cũng hỗ trợ chức năng của hệ thống tiêu hóa và thần kinh cũng như duy trì mái tóc và làn da khỏe mạnh. 

+ Vitamin B5: kích thích sản xuất các tế bào hồng cầu, hỗ trợ hormone tuyến thượng thận, điều chỉnh quá trình trao đổi chất, hệ thống miễn dịch và huyết áp. 

+ Vitamin B6 (Pyridoxine): thúc đẩy sự phát triển não bộ ở trẻ em. Chất này cũng kết hợp với các chất khác như serotonin và norepinephrine, giúp điều chỉnh tâm trạng, giảm căng thẳng và điều hòa chức năng của cơ thể. 

+ Vitamin B7 (Biotin): thúc đẩy sự phát triển và tăng cường sức khỏe của tóc, móng và da. Nó cũng cần thiết trong quá trình trao đổi chất của cholesterol, axit amin và axit béo.

+ Vitamin B9: giúp hình thành và duy trì sự khỏe mạnh của các tế bào hồng cầu, tham gia vào quá trình sản xuất DNA. 

+ Vitamin B12 (Cyanocobalamin): tham gia vào quá trình hình thành tế bào hồng cầu, đồng thời thúc đẩy hệ thần kinh khỏe mạnh. 

- Vitamin C: Vitamin C nổi tiếng với chức năng tăng cường miễn dịch, đặc biệt là trong việc chống lại các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em. Loại vitamin này có nhiều đặc tính như chống oxy hóa, chống lại tác hại của các gốc tự do thường gây viêm phổi ở trẻ. 

- Vitamin D: Vitamin D làm tăng hấp thụ Canxi và chịu trách nhiệm giúp xương chắc khỏe hơn, ngăn ngừa các bệnh về xương như còi xương và nhuyễn xương. Vitamin D cũng có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, nhiễm trùng, một số loại ung thư (ruột kết, vú và tuyến tiền liệt), bệnh đa xơ cứng (MS) và tăng cường hệ thống miễn dịch. Trẻ nhỏ bị thiếu hụt Vitamin D thường bị rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc về đêm,... 

- Vitamin E: tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại vi trùng. Vitamin E cũng làm giãn các mạch máu để máu lưu thông tự do và giúp các tế bào trong cơ thể phối hợp với nhau để thực hiện nhiều chức năng quan trọng.

- Vitamin K: Vitamin K có tác dụng gây đông máu. Do vậy, trẻ sơ sinh thường được tiêm vitamin K để ngăn ngừa xuất huyết ở trẻ sơ sinh.

Khoáng chất tăng cường ăn ngon, sức đề kháng: Kẽm

Kẽm là một khoáng chất chống oxy hóa giúp làm giảm sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể trẻ nhỏ (chất có khả năng gây hại cho các tế bào cơ thể). Kẽm còn tham gia vào hoạt động của hệ thống miễn dịch. Các nhà khoa học cũng chứng minh rằng, bổ sung kẽm giúp bé hạn chế ốm do cảm lạnh, viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng khác. Đồng thời, kẽm có vai trò kích thích gai vị giác, tăng cường khứu giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, từ đó trẻ mới có đủ chất để xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Men vi sinh: Men vi sinh là các sản phẩm có chứa các vi khuẩn có lợi (probiotics). Khi vào cơ thể chúng giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch và kiểm soát tình trạng viêm nhiễm của cơ thể. Bên cạnh đó, probiotics cũng có vai trò bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ, bao gồm: hỗ trợ và điều trị tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích (IBS), táo bón, đau bụng,... Khi hệ đường ruột của bé khỏe mạnh thì việc tiếp thu các chất dinh dưỡng cũng hiệu quả hơn, giúp nâng cao sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh. 

2.3. Cho bé bú sữa mẹ đầy đủ

Sữa mẹ chứa lượng lớn kháng thể, các tế bào miễn dịch và chất kháng khuẩn tự nhiên và an toàn với trẻ mà không một thực phẩm nào có được. Đây đều là những thành phần quan trọng giúp tiêu diệt các yếu tố lạ gây bệnh cho cơ thể. Ngoài ra, sữa mẹ chứa các chất kích thích sự phát triển của lợi khuẩn đường ruột, do đó ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón,... do mất cân bằng vi sinh. Sữa mẹ cũng đã được khẳng định là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé, đặc biệt với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Khuyến cáo cho rằng nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Nếu có điều kiện, hãy cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ ít nhất 2 tuổi. Điều này đảm bảo trẻ có được hệ miễn dịch khỏe mạnh ngay từ khi sinh ra và lớn lên, hạn chế ốm vặt. 

2.4. Giữ gìn chân tay và môi trường sạch sẽ

- Hầu hết các em bé và trẻ dưới 6 tuổi đều có thói quen cho tay vào miệng, ngậm các đầu ngón tay, cắn, ngậm đồ chơi,... Điều này tạo điều kiện cho các vi khuẩn bám trên bề mặt da xâm nhập vào bên trong cơ thể một cách dễ dàng và phát sinh ra bệnh. Do vậy các mẹ cần vệ sinh chân tay cho bé thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn uống. Đồ chơi cũng cần thường xuyên được lau, rửa do đây là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn

- Với bé ở độ tuổi lớn hơn, bố mẹ cần dạy trẻ cách tự vệ sinh chân tay đúng cách và nhắc nhở bé thường xuyên để hình thành thói quen.

- Vệ sinh sàn nhà, sân vườn thường xuyên, giúp tạo không gian sống sạch sẽ, trong lành cho trẻ vui chơi. Phun thuốc chống muỗi, diệt loăng quăng, bọ gậy,... xung quanh khu vực sinh sống vì đây là những tác nhân truyền bệnh phổ biến, dẫn đến các vấn đề như sốt rét, sốt xuất huyết,...ở trẻ nhỏ. Nếu mẹ sử dụng chum, vại để đựng nước thì cần chú ý đậy kín, tránh ruồi muỗi bu vào và đẻ trứng trong đó. 

2.5. Tăng cường vận động

Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp trẻ em và thanh thiếu niên cải thiện sức khỏe tim mạch, hô hấp, giúp xương và cơ chắc khỏe, kiểm soát cân nặng, giảm các triệu chứng lo âu và trầm cảm.

Với các em bé dưới 3 tháng tuổi, bố mẹ có thể thực hiện một số bài tập massage cho bé ít nhất 1 lần/ngày, mỗi lần 10-15 phút. Bài tập này giúp tăng cường cơ vai, lưng và cánh tay của bé, từ đấy giúp bé có một sức khỏe tốt. Bên cạnh đó, việc massage cũng giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn. 

Với bé từ 3 tháng tuổi trở lên có khả năng cầm nắm đồ vật. Bố mẹ hãy để các đồ chơi của con lên cao để kích thích bé bò, rướn người,...  

Khi trẻ biết đi, bố mẹ có thể dạy và khuyến khích con tập những bài tập thể dục cơ bản, ví dụ như chạy, bơi lội,...

2.6. Tiêm vắc xin 

Vắc xin là một sản phẩm hỗ trợ miễn dịch của cơ thể có chứa các kháng nguyên (chất gây bệnh) có nguồn gốc từ chính vi sinh vật gây nên bệnh đó hoặc từ vi sinh vật khác có cấu trúc tương tự vi sinh vật gây bệnh đã được đảm bảo độ an toàn. Mục đích của tiêm vắc xin là đưa các yếu tố gây bệnh này vào trong cơ thể để cơ thể có thể nhận diện, ghi nhớ và chủ động hình thành cơ chế miễn dịch chống lại yếu tố gây bệnh đó. Sau khi được tiêm vắc xin, cơ thể khi tiếp xúc với mầm bệnh sẽ tự động kích hoạt hệ thống miễn dịch để phản ứng ngay lập tức, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. 

Nếu em bé của bạn không được tiêm vắc xin đúng hạn, khi có yếu tố gây bệnh xâm nhập, cơ thể chưa kịp thích ứng dẫn tới dễ mắc bệnh, dấu hiệu bệnh nặng hơn những em bé đã được tiêm vắc xin trước đó. 

2.7. Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học

Có thể cải thiện và hạn chế ốm vặt ở trẻ thông qua việc phân bố thời gian vận động, ngủ nghỉ và ăn uống hợp lý.

- Chế độ vận động: 

Nên để trẻ trải nghiệm các hoạt động thể chất khác nhau tùy theo khả năng của bé. Trẻ mới hoặc đã biết đi nên vận động ít nhất 3 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, mẹ nên cân đối thời gian vui chơi hợp lý để tránh khiến bé mệt mỏi vì quá sức.

- Đảm bảo một giấc ngủ đủ giấc: 

Một giấc ngủ đủ giấc cho trẻ hay ốm vặt là: 

+ Trẻ sơ sinh (sơ sinh đến 12 tháng): 14-17 giờ cho các bé từ 0 đến 3 tháng tuổi, 12-16 giờ cho các bé từ 4 đến 11 tháng.

+ Trẻ mới biết đi (1 đến 2 tuổi): từ 11 đến 14 giờ mỗi ngày.

+ Trẻ mẫu giáo (3 đến 5 tuổi): từ 10 đến 13 giờ mỗi ngày.

- Chế độ ăn uống:

+ Ăn đủ 3 bữa chính: Sáng- Trưa- Tối. Ngoài ra, mẹ nên chuẩn bị thêm một số bữa phụ với các đồ ăn nhẹ như sữa, sữa chua, hoa quả, nước trái cây,... để đảm bé bé luôn đủ năng lượng để vui chơi, học tập.

+ Đảm bảo đủ 5 nhóm dinh dưỡng trong cả ngày. Mẹ cũng nên thay đổi các món ăn theo từng ngày để tránh gây cảm giác nhàm chán ở trẻ nhỏ và kích thích bé ăn ngon.

+ Hạn chế các đồ ăn nhanh: Pizza, mì ống, khoai tây chiên,...

Để thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học, mẹ và bé cần duy trì nó đều đặn mỗi ngày theo những khung giờ cố định. Điều này cũng giúp bé hình thành thói quen cũng như tính tự lập. 

3. Khi nào cần tăng sức đề kháng cho trẻ hay ốm vặt

Có 4 mốc thời gian quan trọng mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ hay ốm vặt: 

3.1. Khi trẻ vừa mới sinh

Trẻ mới sinh vừa mới rời ra khỏi nơi an toàn là bụng mẹ và phải tiếp xúc với môi trường hoàn toàn xa lạ, trong khi hệ miễn dịch của con chưa hoạt động đủ mạnh mẽ để tự chống lại các yếu tố gây bệnh. Lúc này, cơ thể bé cực kỳ nhạy cảm với bất cứ sự thay đổi nào của môi trường như thay đổi thời tiết, nóng lạnh thất thường hoặc sự xâm nhập của virus, vi khuẩn. Do đó, tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh là cực kỳ quan trọng để hạn chế ốm vặt. Cung cấp kháng thể thụ động cho bé qua sữa mẹ hoặc kích thích cơ thể trẻ tự sản xuất kháng thể thông qua vaccin là những cách để bảo vệ bé trong thời gian này.

3.2. Khi trẻ vừa cai sữa mẹ

Thời gian cai sữa cho trẻ là từ 18-24 tháng tuổi. Trong giai đoạn này, trẻ bị mất đi một nguồn cung cấp giàu dinh dưỡng là sữa mẹ. Do vậy mẹ cần tập trung vào việc xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, đặc biệt là các chất tăng đề kháng để duy trì sức khỏe. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung thêm cho bé các vi chất trực tiếp từ thực phẩm chức năng như kẽm, vitamin B, lysin,... để kích thích trẻ ăn ngon và hệ miễn dịch hiệu quả hơn.  

3.3. Khi trẻ bắt đầu đi học

Trường học là nơi đông người, đa phần các bé sẽ không biết tự bảo vệ mình nên dễ nhiễm bệnh và truyền bệnh cho các bạn khác. Do vậy các mẹ nên bổ sung cho bé các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường miễn dịch. Đồng thời trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho con trước khi bắt đầu đi học để tránh ốm vặt như rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi hắt hơi,...

3.4. Khi giao mùa

Giao mùa là thời điểm thay đổi nhiệt độ, độ ẩm thất thường, làm tăng đột biến số lượng chất gây dị ứng trong môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, vi-rút phát triển, sau đó lây lan và phát triển thành bệnh: cảm cúm, sổ mũi, viêm phổi, đau họng, ốm sốt,.... Mẹ cần chú ý tăng cường sức đề kháng cho bé trong giai đoạn này để hạn chế ốm vặt, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần của con. 

4. Review 6 sản phẩm tăng cường sức đề kháng cho trẻ hay ốm vặt

Trong trường hợp việc bổ sung chất dinh dưỡng từ thức ăn không mang lại hiệu quả, các mẹ có thể tham khảo 5 sản phẩm tăng cường sức đề kháng cho trẻ hay ốm vặt sau: 

4.1. Siro tăng cường sức đề kháng cho trẻ ốm vặt Sambucol 

- Thành phần chính: Mỗi lọ Siro Sambucol 120ml chứa:

+ Sambucus nigra được lấy từ cây cơm cháy: 5.7g

+ Oxit kẽm để tổng hợp ra kem: 1.305g

+ Vitamin C: 55 mg

Đây là sản phẩm có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho bé, đặc biệt phù hợp khi thời tiết thay đổi. Siro Sambutamol được chiết xuất từ thiên nhiên (quả cơm cháy) nên khá an toàn với trẻ nhỏ. 

Tuy nhiên sản phẩm này chỉ phù hợp với đối tượng từ 1-12 tuổi. Các bé dưới 1 tuổi cần lựa chọn sản phẩm bổ sung khác.

4.2 Scumin Gold - kẽm hữu cơ sinh học dành cho trẻ

Scumin Gold là sản phẩm bổ sung các vi khoáng sinh học hữu cơ tự nhiên được chiết xuất từ mầm đậu xanh độc quyền tiên phong trong ứng dụng công nghệ Bio Organic tại Việt Nam. Sản phẩm cung cấp bộ tứ khoáng chất hữu cơ sinh học thuần thiên nhiên bao gồm kẽm, selen, đồng, mangan cùng tổ hợp vitamin nhóm B và vitamin C theo công thức vàng nhập khẩu trực tiếp từ công ty SternVitamin - Đức.

 

Những ưu điểm vượt trội của Scumin Gold

- Scumin Gold tự hào là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường chứa Kẽm sinh học có nguồn gốc từ thực vật hữu cơ lành tính đạt chuẩn.

- Kẽm sinh học có trong Scumin Gold là ứng dụng đầu tiên tại Việt Nam được chiết xuất từ mầm đậu xanh giàu dinh lên men tự nhiên giàu dinh dưỡng nhờ sử dụng công nghệ sinh học Bio - Organic từ Hoa Kỳ.

- An toàn và lành tính tuyệt đối: được sản xuất từ 100% tự nhiên, lành tính, an toàn để bổ sung vi chất thường xuyên lâu dài. Từ đó giúp trẻ kích hoạt hệ thống miễn dịch tự nhiên, chống lại tác nhân gây bệnh từ môi trường.

- Kẽm có cấu trúc hữu cơ sinh học nên hấp thu gần như hoàn toàn qua thành ruột non, không gây tích tụ trong cơ thể và tự đào thải ra ngoài trong vòng 10 giờ

- Đặc biệt Scumin Gold còn bổ sung bộ tứ vi chất sinh học Kẽm, Selen, Đồng, Mangan và tổ hợp các Vitamin B, vitamin C được kết hợp theo tỷ lệ vàng nhập khẩu từ Đức.

Thành phần: Trong một gói Scumin Gold 3.2 gram chứa các thành phần hàm lượng dinh dưỡng có giá trị:

- Mầm đậu xanh: 410 mg (trong đó có Kẽm 5mg, Đồng 50mcg, Mangan 50 mcg, Selen 6mcg).

- L - Lysin HCl: 200 mg

- SternVit FS 22009406 (nhập khẩu từ Malaysia, sản phẩm của hãng SternVitamin GmbH & Co.KG, Đức): 50mg, trong đó có:

+ Vitamin C (Acid ascorbic): 32mg

+ Vitamin B5 (Calcium - D - Pantothenate): 1.42mg

+ Vitamin B1 (Thiamine mononitrat): 0.38mg

+ Vitamin B6 (Pyridoxine hydrochloride): 0.31mg

+ Vitamin B2 (Riboflavin): 0.30mg

+ Vitamin B3 (Niacinamide): 0.28mg

+ Vitamin B9 (Acid folic): 57.9mcg

+ Biotin: 12.8mcg

+ Vitamin B12 (Cyanocobalamin): 0.53mcg

- Phụ liệu: Mannitol, chiết xuất cỏ ngọt, hương hoa quả tổng hợp

Công dụng: Scumin Gold bổ sung Kẽm từ mầm đậu xanh, Lysin và vitamin B1, B2, B6, C cho cơ thể, hỗ trợ giúp trẻ ăn ngon, tăng hấp thu chất dinh dướng và tăng cường sức đề kháng.

4.3. Siro tăng cường sức đề kháng cho trẻ ốm vặt Imunoglukan

- Thành phần chính

Trong 1ml Siro Imunoglukan chứa:

+ Imunoglukan® (Beta-(1.3 - 1.6)-D-glucan): 10mg

+ Vitamin C (L-ascorbic acid): 10mg

Đây là siro có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho trẻ hay ốm vặt, đặc biệt là các bé hay mắc các bệnh về hô hấp: viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản,...

Liều dùng của loại thực phẩm chức năng này phụ thuộc vào cân nặng, dụng cụ chia liều kém chính xác. Điều này gây mất thời gian và bất tiện mỗi khi dùng. 

4.4. Siro tăng đề kháng Ích Nhi

- Thành phần chính của một ống Siro tăng đề kháng Ích Nhi gồm:

+ Chiết xuất cúc tím Echinacea: 80mg

+ Chanh đào: 800mg

+ Mật ong: 480mg

Siro tăng đề kháng Ích Nhi là sản phẩm bổ sung giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế ốm vặt cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Thành của của Siro Ích Nhi cũng rất lành tính và ít tác dụng phụ do có nguồn gốc từ tự nhiên.

4.5. Kẽm Farzincol

- Thành phần chính: Mỗi 5ml siro chứa kẽm sulfat monohydrat chứa Kẽm sulfat monohydrat 0.55g (tương đương với 10mg kẽm)

Kẽm sulfat monohydrat có tác dụng tăng cường miễn dịch bằng cách tăng sản xuất tế bào lympho T. Tế bào này là một trong những thành phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, có tác dụng chống nhiễm trùng. Do vậy trẻ có thể giảm tình trạng ốm vặt khi sử dụng sản phẩm bổ sung này.

Tuy nhiên, Kẽm sulfat monohydrat là kẽm vô cơ nên khó hấp thu và có khả năng gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, đau bụng,...) 

4.6. Kẽm Nutri Vitality 

- Thành phần chính

Mỗi một giọt Kẽm Nutri Vitality chứa:

+ Kẽm Zinc (kẽm Picolinate): 1mg

+ Vitamin B12: 0.1mcg

Thành phần chính của Nutri Vitality giúp tăng cường sức đề kháng, giảm tình trạng ốm vặt của trẻ nhỏ là kẽm dưới dạng Picolinate. Đây là một kẽm hữu cơ tổng hợp có khả năng hấp thu cao hơn và ít tác dụng trên đường tiêu hóa hơn so với kẽm vô cơ nên hiệu quả hơn trong việc tăng cường miễn dịch với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, sản phẩm này có giá thành khá cao so với các loại thực phẩm bổ sung kẽm khác (350.000VNĐ/lọ 30ml) và vẫn kém an toàn so với kẽm hữu cơ sinh học. 

5. Mách mẹ 7 cách phòng tránh trẻ hay ốm vặt

Để bé yêu được phát triển khỏe mạnh, mẹ cần bỏ túi 7 cách phòng tránh trẻ hay ốm vặt sau: 

- Cho trẻ bú sữa mẹ ngay từ khi sinh ra đến 18-24 tháng tuổi.  

- Cho bé ăn đủ 3 bữa chính trong ngày, chế độ ăn mỗi bữa giàu dinh dưỡng.

- Xây dựng và duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, khuyến khích trẻ tập thể dục đều đặn mỗi ngày.

- Cho bé tiêm đầy đủ các loại vaccin theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Ví dụ trẻ dưới 3 tuổi cần: tiêm đủ 3 mũi vaccin phòng ngừa viêm gan B, vaccin thủy đậu, uốn ván, sởi,...

- Không để bé đi lại bằng chân trần để tránh nhiễm lạnh do tiếp xúc với sàn nhà, nhất là vào mùa đông. Trong thời gian này, hãy chắc chắn em bé luôn được mang một đôi vớ ấm áp, thậm chí khi đi ngủ. 

- Quản lý căng thẳng ở trẻ nhỏ: Trẻ sơ sinh cũng có thể bị căng thẳng do tã ướt, quá nóng hoặc quá lạnh, đói,... Đối với trẻ đi học, sự căng thẳng xuất phát từ nguyên nhân bài vở nhiều, áp lực điểm số,... Căng thẳng khiến cơ thể giải phóng nhiều hormone cortisol. Khi nồng độ cortisol duy trì ở mức cao và thời gian dài, khả năng miễn dịch sẽ bị ảnh hưởng. Do vậy các mẹ cần quan tâm, động viên và gần gũi con nhiều hơn để giúp bé giải tỏa tình trạng căng thẳng này. 

- Dạy cho bé các kỹ năng cơ bản trong phòng chống bệnh trước khi bé bắt đầu đến trường. 

6. Scumin Gold - kẽm hữu cơ sinh học ngăn ngừa và cải thiện tình trạng trẻ hay ốm vặt hiệu quả

- Scumin Gold giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng hay ốm vặt ở trẻ qua nhiều cơ chế:

+ Kẽm hữu cơ sinh học từ mầm đậu xanh có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch bằng cách hoạt hóa các tế bào lympho T, làm ức chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, Kẽm kích thích vị giác, giúp bé ăn ngon miệng và hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng. 

+ Selen: chống oxy hóa, tiêu hủy các gốc tự do gây bệnh. Ngoài ra Selen cũng có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch.

+ Đồng: chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, tăng cường miễn dịch.

+ Mangan: đóng vai trò trong quá trình chuyển hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng.

- Scumin Gold được sản xuất theo quy trình công nghệ sinh học Bio Organic Hoa Kỳ giúp tăng cường khả năng hấp thu của kẽm gấp 16 lần so với các sản phẩm bổ sung kẽm thông thường.

Hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ trả lời được câu hỏi “Bé hay ốm vặt phải làm sao?”. Để được tư vấn hoặc tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm Scumin Gold, mẹ vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. Hoặc tìm hiểu thêm thông qua website: http://vhnbio.vn / Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio.

 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé