
Biếng ăn ở trẻ không phải là đề tài mới lạ nhưng lúc nào cũng là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Đối với những người làm cha mẹ, không gì hạnh phúc bằng việc con luôn ăn no, ngủ kĩ, phát triển khỏe mạnh mỗi ngày. Nhưng đến một ngày, bé bỗng trở nên biếng ăn, sợ hãi trốn tránh những bữa ăn. Tại sao vậy?
Biếng ăn được chia làm 3 loại: biếng ăn sinh lý, biếng ăn bệnh lý và biếng ăn tâm lý. Chắc hẳn mẹ nào nuôi con cũng gặp hoàn cảnh con đang ăn ngoan, ăn giỏi bỗng nhiên lại có biểu hiện quấy khóc, biếng ăn khiến mẹ lo lắng. Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ mà nguyên nhân chính là biếng ăn sinh lý. Vậy biếng ăn sinh lý là gì, dấu hiệu như thế nào và nguyên nhân do đâu? Hãy cùng VHN Bio tìm hiểu nhé !
Biếng ăn sinh lý: là tình trạng trẻ chán ăn, lười ăn khi cơ thể bắt đầu có sự chuyển giao giữa các thời kỳ, xảy ra khi có sự vận động của cơ thể, sự phát triển mới hoặc biến đổi về thể chất như biết lẫy, biết bò, ăn dặm, mọc răng, tập đi… Giữa các giai đoạn này, cơ thể con sẽ có sự thay đổi về mặt sinh lý. Dẫn đến tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ.
Biếng ăn sinh lý xảy ra khi trẻ bắt đầu bước vào các giai đoạn thay đổi về mặt sinh lý. Cụ thể như:
- Giai đoạn 3-4 tháng tuổi: Lúc này trẻ bắt đầu tập lẫy, ngóc đầu khi nằm.
- Giai đoạn 9-10 tháng tuổi: Con bắt đầu tập đứng và chập chững những bước đi đầu tiên.
- Giai đoạn 16-18 tháng tuổi: Con đã biết nhận thức, bắt đầu tập nói và tò mò về mọi thứ xung quanh mình.
Ngoài các giai đoạn trên, trẻ cũng có thể biếng ăn sinh lý ở các giai đoạn như chuyển từ bú mẹ sang ăn dặm, mọc răng, đi học lớp mẫu giáo,…
Mỗi dạng biếng ăn trẻ lại có những dấu hiệu khác nhau để phụ huynh có thể nhận biết bé đang biến ăn ở dạng nào. Trẻ biếng ăn phải làm sao? Các dấu hiệu sau đây giúp các bậc cha mẹ có thể phân biệt biếng ăn tâm lý với các tình trạng biếng ăn khác:
- Lượng ăn trong ngày của bé bị giảm đột ngột. Bé đang ăn bình thường đến một ngày bé ăn ít đi, lười ăn hơn và thường xuyên từ chối thức ăn không chịu ăn.
- Bé thường xuyên ngậm thức ăn trong miệng lâu không chịu nuốt, khiến bữa ăn kéo dài cả tiếng đồng hồ
- Bé nghịch ngợm, hiếu động, luôn thích khám phá mọi thứ xung quanh mà bỏ quên bữa ăn của mình.
- Cân nặng của bé không tăng hoặc bị giảm sút ít nhiều. Để biết được điều này các bậc phụ huynh cần theo dõi sự phát triển của bé thường xuyên có thể bằng cách đo chiều cao, cân nặng tại nhà.
- Bé không bị sốt, ho, không viêm mũi, không bị phát ban, không rối loạn tiêu hóa… bé vẫn vui chơi bình thường nhưng lại vô cùng biếng ăn
Biếng ăn sinh lý thường chỉ kéo dài từ 1 – 2 tuần do cơ thể trẻ cần có thời gian để thích nghi với các giai đoạn chuyển đổi và sau đó tự hết, trẻ sẽ trở lại ăn uống bình thường. Một số trường hợp hiếm gặp có thể kéo dài vài tuần. Tuy nhiên, mẹ cũng cần phải theo dõi và chăm sóc trẻ tránh để kéo dài tình trạng này.
Bỗng một ngày con chán ăn, làm cha mẹ ai mà không lo lắng, sợ hãi. Nhưng thực ra, vấn đề biếng ăn sinh lý ở trẻ rất bình thường, không có gì đáng lo ngại. Là người lớn đôi khi cũng cảm thấy chán ăn bất thường nên cơ thể trẻ nhỏ cũng có phản ứng như vậy thôi.
Tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bé nhưng nếu cha mẹ chủ quan, không có phương pháp khắc phục kịp thời thì rất có thể tình trạng biếng ăn của con sẽ kéo dài và nghiêm trọng hơn. Kéo theo đó là những nỗi lo khác như: bé bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu, hay mắc phải bệnh tật…
Chân thành mà nói, những ai đang và sắp làm mẹ đều phải chuẩn bị sẵn tâm lý trước vấn đề biếng ăn ở trẻ. Có những giai đoạn con ăn ngon, ngủ khỏe nhưng cũng có lúc con cực kỳ chán ăn. Dù cha mẹ có tìm đủ mọi biện pháp dỗ dành thậm trí dọa nạt con cũng nhất định không chịu ăn. Những lúc như thế, các mẹ cần phải bình tĩnh và tìm ra phương pháp xử lý. Không nên bắt ép con ăn sẽ tạo nên nỗi sợ hãi, ám ảnh cho bé trong mỗi bữa ăn.
Để khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn sinh lý này mẹ nên tích cực thay đổi làm phong phú bữa ăn của bé hơn, không nên ép bé ăn khi bé thực sự không muốn ăn. Bên cạnh đó, hãy cố gắng duy trì bữa ăn hàng ngày cho bé và cân nhắc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên để giúp bé ăn ngon hơn mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như sự phát triển sau này.
Biết được nguyên nhân và những dấu hiệu trẻ biếng ăn sinh lý sẽ giúp các bậc cha mẹ có cách khắc phục phù hợp và khoa học nhất để trẻ mau ăn trở lại. Thấy con biếng ăn, đừng vội lo lắng, cũng đừng vội cáu bực với con, kiên nhẫn tìm hiểu và tìm giải pháp chính là cách vừa giúp con khoẻ mạnh, vừa làm mẹ an tâm!
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Mamavica là sản phẩm thuận tự nhiên an toàn, lành tính tiên phong ứng dụng công nghệ sinh học Bio Organic cho các mẹ trước, trong và sau sinh, người thiếu máu. Mamavica bổ sung bộ ba dưỡng chất vàng bao gồm: Sắt, DHA và Acid Folic được kết hợp trong một công thức tối ưu cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, mẹ bỉm, người thiếu máu.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Sự ra đời của Scumin Gold là bước cải tiến đột phá mới bắt nguồn từ thành công của sản phẩm Scumin. Với công thức hoàn hảo kết hợp thành tỷ lệ vàng đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nhỏ, Scumin Gold hỗ trợ giúp ăn ngon, tăng cường tiêu hóa và bổ sung các vitamin cùng khoáng chất cho sức khỏe.
Scumin Gold là thành tựu nghiên cứu tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ sinh học vào dược phẩm tại Việt Nam. Kế thừa thành công của dòng sản phẩm Scumin trước đây, phiên bản Scumin Gold là dòng cốm dinh dưỡng cung cấp các vi chất sinh học hữu cơ từ mầm đậu xanh độc quyền bao gồm kẽm, selen, đồng, mangan và đặc biệt là công thức các vitamin nhóm B, C theo tỷ lệ vàng chuẩn châu Âu.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Cụm từ “trẻ biếng ăn bổ sung kẽm” luôn là một chủ đề “hot” được bàn luận rôm rả trên các diễn đàn, hội nhóm bỉm sữa. Nhiều bố mẹ đã lựa chọn kẽm sinh học cho con. Đây chính dòng kẽm mới xuất hiện trên thị trường nhưng đã sớm khẳng định được vai trò và những ưu điểm vượt trội so với các dòng kẽm trước đây. Hãy cùng VHN Bio tìm ra lý do vì sao kẽm sinh học lại đáng được yêu thích như vậy qua bài viết dưới đây.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé