Biếng ăn là triệu chứng rất phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là tình trạng biếng ăn sinh lý. Nhưng biếng ăn sinh lý kéo dài bao lâu? Nó có nguy hiểm không? Đó là mối bận tâm của không ít các bậc cha mẹ. Cùng Viện dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu kỹ hơn về các giai đoạn trong biếng ăn sinh lý thường gặp ở trẻ qua bài viết dưới đây!
Người ta luôn nhầm lẫn từ sinh lý có nghĩa là bình thường, không nguy hiểm. Chính vì thế, nghe tới biếng ăn sinh lý có rất nhiều bà mẹ đã không quan tâm, vô tình gây nên hậu quả rất nghiêm trọng. Có lẽ một bộ phần nào đó các bà mẹ đã hiểu chưa đầy đủ về cụm từ biếng ăn sinh lý.
Biếng ăn sinh lý có nghĩa là tình trạng ăn uống kém, chán ăn diễn ra liên tục trong một thời gian mà không do các bệnh lý thực thể gây ra. Những bệnh lý gây ra tình trạng chán ăn ở trẻ như viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm phổi, nhiễm giun sán...
Biếng ăn sinh lý thường diễn ra trong khoảng 2-3 tuần và ít ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, chừng đó thôi vẫn chưa đủ bởi theo thống kê, có đến 40% trẻ có tình trạng biếng ăn kéo dài liên tục trong nhiều tháng và điều đó ảnh hưởng rõ rệt lên sự phát triển của trẻ. Chính vì thế, dù là biếng ăn sinh lý, các mẹ vẫn nên tìm hiểu kỹ và có phương pháp chăm sóc trẻ thích hợp.
> XEM THÊM:
- Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng phải làm sao để khắc phục nhanh nhất?
- 15 nguyên nhân trẻ biếng ăn và cách khắc phục
- Biếng ăn là gì? Những kiểu biếng ăn hay gặp ở trẻ!
Biếng ăn sinh lý nếu kéo dài trong thời gian ngắn thường sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu biếng ăn kéo dài, trẻ thường xuyên chán ăn và bỏ bữa, có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển lâu dài của trẻ:
- Trẻ chậm tăng cân: Trẻ chán ăn, bỏ bữa, năng lượng cung cấp không đủ thì chắc chắn cân nặng của trẻ sẽ giảm sút đầu tiên.
- Trẻ thấp còi: Trẻ bị suy dinh dưỡng thường kèm sao còi xương hay theo y học đó là suy dinh dưỡng thể thấp còi.
- Chậm phát triển trí tuệ: Ăn uống là con đường tốt nhất để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của não bộ. Điều đơn giản các mẹ có thể thấy, trẻ chán ăn, lượng iot cung cấp không đủ dẫn tới trẻ bị đần độn, chậm phát triển trí tuệ. Ngoài ra còn có rất nhiều dưỡng chất, yếu tố vi lượng cần cho tất cả các quá trình chuyển hóa trong cơ thể bị thiếu hụt, làm cho hệ thống miễn dịch suy giảm, trẻ rất dễ mắc các bệnh lý như cúm, viêm phổi…
Tất cả hậu quả đều liên quan mật thiết tới việc cung cấp không đủ dưỡng chất. Nên việc cần làm đối với những đứa trẻ biếng ăn là tìm kiếm các phương thức kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ.
Việc áp dụng các mẹo vặt trong cuộc sống sẽ giúp cho mọi thứ trở nên nhẹ nhàng và tốt hơn. Chứng biếng ăn của trẻ sẽ không còn là vấn đề nếu mẹ biết áp dụng các phương pháp dưới đây:
Cũng giống như người lớn, việc đổi món ăn với những hương vị mới lạ luôn khiến cho trẻ có hứng thú hơn với việc ăn uống. Mẹ hãy chế biến các món ăn theo nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ: cũng là món thịt bò nhưng hôm nay mẹ làm bò xào lá lốt thì hôm sau sẽ là bò hấp hoặc cách bò hầm... Thay đổi thực đơn để trẻ không thấy chán ăn, bỏ bữa.
Đối với trẻ nhỏ, việc sử dụng các hình ảnh mà trẻ yêu thích vào món ăn cũng là một ý tưởng tuyệt vời. Bạn có thể làm cơm nắm doremon, siêu nhân hay chế các món ăn thành hình thù bắt mắt khác như xếp rau thành hình cây, trứng ốp thành ông mặt trời,...
Tuy nhiên, việc lựa chọn các loại thực phẩm vẫn phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng là điều quan trọng. Một số loại thực ăn phù hợp với trẻ biếng ăn như trứng gà, sữa chua, bông cải xanh, thịt đỏ…
Trẻ sẽ chẳng thể nào thấy ngon miệng được khi luôn được cung cấp các thức ăn đầy đủ, bữa ăn chính rồi bữa ăn phụ mà chẳng tiêu tốn chút năng lượng nào. Chính vì vậy, tạo cảm giác đói là bí quyết để mẹ có thể thúc đẩy khả năng ăn uống của con. Trẻ đói sẽ muốn ăn nhiều và hứng thú với ăn uống hơn. Không những vậy, việc hoạt động vui chơi và tiêu tốn năng lượng giúp trẻ rèn luyện sức khỏe, xương chắc và phát triển chiều cao tốt hơn.
Cung cấp dưỡng chất qua thức ăn là điều cần thiết và lâu dài dành cho các bé. Tuy nhiên, bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn phù hợp, các mẹ cũng nên kết hợp sử dụng các loại thực phẩm bổ sung nhằm cung cấp đủ các nguyên tố vi lượng cho trẻ.
Nhằm hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ cũng như cải thiện tình trạng biếng ăn sinh lý, Các chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio đã cho ra dòng sản phẩm Scumin - được chứng minh lâm sàng và là trợ thủ đắc lực của hàng triệu các bà mẹ Việt Nam.
Scumin là sản phẩm bổ sung các khoáng vi lượng thiết yếu có nguồn gốc 100% thực vật như kẽm, selen, đồng, mangan hiệp đồng công dụng với các dưỡng chất quan trọng như beta – glucan, tảo xoắn Spirulina, gừng, lysine và thành phần EX-CUMIN® độc quyền... giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm tình trạng hay ốm vặt ở trẻ, kích thích vị giác một cách tự nhiên, khôi phục cảm giác thèm ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Hãy quan tâm tới trẻ nhiều hơn để trẻ phát triển một cách tốt nhất, ngăn ngừa tình trạng biếng ăn sinh lý. Nếu các mẹ có nhu cầu tư vấn hoặc đặt mua sản phẩm Scumin, vui lòng liên hệ Hotline: 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio
Hoặc tìm hiểu thêm thông qua website: http://vhnbio.vn /
Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio
Scumin là sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé