Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.
Nói về vai trò của sắt đối với cơ thể, vai trò đầu tiên được kể đến là cấu tạo nên hồng cầu vận chuyển oxy đến khắp các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên ngoài vai trò chính này, sắt còn tham gia nhiều những vị trí quan trọng khác trong cơ thể. Dưới đây là một số những ảnh hưởng chính khi trẻ thiếu sắt.
Sắt gắn kết với hem hình thành nên hemoglobin trong máu do đó khi thiếu sắt sẽ gây thiếu máu. Trẻ bị thiếu máu sẽ gây chán ăn, xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, nhịp tim nhanh, hô hấp gấp gáp. Sắt tham gia vào hình thành huyết sắc tố do vậy thiếu sắt sẽ khiến da nhợt nhạt, thiếu sức sống, da xanh xao. Máu giúp vận chuyển oxy đi nuôi cơ thể do đó nếu thiếu máu các tế bào trong cơ thể gửi tín hiệu đến hệ thần kinh để tăng nhịp thở, tăng nhịp tim để lấy đủ oxy đi nuôi cơ thể. Điều này khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu, tim hoạt động quá sức.
Sắt gắn với hem hình thành nên hemoglobin có vai trò vận chuyển oxy đến mọi tế bào trong cơ thể. Não là nơi có nhu cầu về oxy cao nhất trong cơ thể (khoảng 60%), khi thiếu sắt thiếu lượng oxy vận chuyển ít, lượng oxy não nhận được giảm, từ đó làm giảm các hoạt động trí não. Do vậy trẻ em bị thiếu sắt sẽ chậm phát triển trí tuệ, mơ hồ, không tập trung, học tập khó khăn.
Mặt khác dopamine, serotonin và norepinephrine được gọi chung là các chất dẫn truyền thần kinh được tổng hợp bởi sắt. Từ khoảng giữa thai kỳ đến 3 tuổi sau sinh, việc điều hòa chất dẫn truyền thần kinh diễn ra rất mạnh mẽ. Trong nhiều nghiên cứu tiền lâm sàng đã cho thấy rằng tình trạng thiếu sắt ở giai đoạn sớm của trẻ làm thay đổi các thụ thể, cơ chế tái hấp thu cũng như nồng độ của các chất dẫn truyền thần kinh. Từ đó khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ.
Sắt được tìm thấy trong myoglobin, tuy nồng độ rất thấp nhưng có trong tất cả các tế bào cơ xương và tim. Khi thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến sự vận động của trẻ, trẻ chậm chạp, hoạt động thể chất kém.
Ngoài ra sắt còn có trong một số enzym đặc biệt là RNR xúc tác quá trình tạo cơ chất, tham gia hình thành DNA, giám sát chặt chẽ quá trình tạo DNA, đảm bảo tế bào có khối lượng nhất định trong phân bào, và giúp sửa chữa sai sót của bộ gen. Điều này rất quan trọng vì nó giúp trẻ phát triển bình thường, không có sự biến đổi bộ gen, gây ra những bệnh lý có thể di truyền cho đời sau.
Sắt là vi chất rất quan trọng trong sự phát triển của cơ thể do vậy trẻ rất cần được bổ sung sắt thường xuyên. Vậy làm sao để nhận biết trẻ sơ sinh thiếu sắt, mời các bạn tiếp tục theo dõi phần tiếp theo.
Những dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu sắt thường được nhận biết qua một số những dấu hiệu đặc trưng sau:
- Da dẻ xanh xao, khi nhìn vào mắt trẻ thấy kết mạc nhợt nhạt. Đây là dấu hiệu đặc trưng, dễ nhận biết nhất xem trẻ có thiếu sắt hay không.
- Trẻ thường xuyên mệt mỏi, chậm chạp, tập trung kém, dễ cáu gắt, hay khóc, thường xuyên buồn ngủ. Những dấu hiệu này rất khó phát hiện ở trẻ sơ sinh.
- Trẻ thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng, giảm miễn dịch. Sắt đóng vai trò quan trọng trong miễn dịch do vậy thiếu sắt, hệ miễn dịch suy giảm, trẻ dễ mắc những bệnh nhiễm trùng.
Khi nghi ngờ trẻ có dấu hiệu thiếu sắt hay mắc bệnh lý làm thâm hút lượng sắt trong cơ thể, các mẹ cần tham khảo những cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả theo đúng những chỉ dẫn của chuyên gia.
Sắt quan trọng với trẻ. Khi có dấu hiệu trẻ thiếu sắt, các mẹ nên thăm khám bác sĩ để có thể bổ sung sắt hợp lý. Trong quá trình sử dụng sắt cho bé, mẹ lưu ý phải cho con dùng đủ liều, đúng thời điểm, và chọn những sản phẩm tự nhiên an toàn, lành tính.
Theo nhiều nghiên cứu, nếu mẹ cung cấp đủ sắt trong thai kỳ cho bé thì lượng sắt đủ dự trữ cho trẻ đến dưới 6 tháng tuổi. Trong thời gian này, sữa mẹ rất quan trọng vì đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho trẻ. Tuy lượng sắt trong sữa mẹ thấp hơn sữa công thức nhưng đây là nguồn sắt phù hợp, dễ hấp thu cho trẻ.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa kỳ, với trẻ sinh non cần bổ sung 2mg sắt/kg mỗi ngày, không quá 15mg/ngày được bổ sung từ khi trẻ 1 tháng tuổi đến hết 12 tháng tuổi. Mẹ có thể cho trẻ sử dụng những dạng sắt cốm pha hoặc dạng lỏng cho trẻ dễ hấp thu, dễ uống.
Sau thời gian 6 tháng tuổi sau sinh, đây là thời điểm vàng tập ăn dặm cho trẻ. Do vậy nguồn cung cấp sắt có thể lấy từ những thực phẩm giàu sắt. Thời gian này, mẹ có thể bổ sung khoảng 11mg sắt mỗi ngày cho trẻ đến khi trẻ có thể ăn dặm thường xuyên, thành thạo hơn.
Như đã phân tích ở trên, trẻ dưới 6 tháng tuổi không cần bổ sung sắt riêng nếu trẻ không có bệnh lý thiếu hụt sắt. Thay vào đó mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để có nguồn sữa đủ dinh dưỡng, cung cấp đủ sắt cho trẻ.
Khi trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng, cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh có thể thông qua thực đơn ăn uống hàng ngày, sữa công thức hay các nguồn TPBVSK khác. Liều khuyến cáo khoảng 2mg/kg/ngày, không quá 15mg/ngày.
Trẻ từ một năm đến dưới 5 tuổi là thời kỳ dễ xảy ra tình trạng thiếu sắt nhất. Do vậy trong khoảng độ tuổi này của trẻ mẹ nên chú ý đến thực đơn hàng ngày cho trẻ cũng như tham khảo thêm các dòng TPBVSK bổ sung sắt an toàn, hiệu quả, dễ hấp thu.
Về thời điểm dùng sắt trọng ngày nên dùng khi đói, đặc biệt dùng trước ăn sáng từ 30 phút đến 1 giờ. Sáng sớm là thời điểm lượng sắt trong cơ thể hạ xuống mức thấp nhất do vậy đây là lúc rất thích hợp cho trẻ sử dụng sắt. Tuy nhiên với một số trẻ thường xuyên bị buồn nôn, khó chịu sau uống sắt thì mẹ có thể dùng cho trẻ sau ăn từ 30 phút để làm giảm tình trạng trên. Một mẹo nhỏ khi dùng sắt là mẹ có thể cho bé bổ sung thêm vitamin C trong bữa ăn để tăng khả năng hấp thu của sắt.
Thời kỳ cho bé tập ăn dặm mẹ có thể bổ sung sắt tự nhiên cho con thông qua nguồn thực phẩm hàng ngày. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm rất giàu sắt mẹ có thể dùng cho trẻ:
- Rau có màu xanh đậm: rau chân vịt (cứ 3 chén rau chân vịt có thể cung cấp 18mg sắt cho trẻ), rau cải xoăn (3 chén rau cải xoăn bổ sung khoảng 3,6 mg sắt cho bé), bông cải xanh, bina, rau muống,... Ngoài ra trong rau còn nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn, cũng như hấp thu sắt tốt hơn.
- Hải sản cũng là một nguồn giàu sắt, là thực phẩm lý tường cho trẻ. Tuy nhiên không nên bổ sung quá nhiều hải sản, trẻ có thể bị tiêu chảy hoặc dị ứng. Theo ước tính, trung bình trong 100g cua đồng hoặc tôm có khoảng 4,7mg sắt, với cua biển cùng trọng lượng sẽ cho ít sắt hơn, khoảng 3,8mg sắt. Trong hải sản cũng có nhiều vi khoáng cần thiết cho trẻ như kẽm, canxi, hay B12, omega-3 giúp phát triển trí não. Tuy nhiên ví dụ khi cho trẻ ăn tôm, mẹ tránh cho trẻ ăn vỏ sẽ gây hóc, khó tiêu.
- Thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn là nguồn thực phẩm dễ dàng liên hệ đến nhất khi thiếu sắt. Với những tháng đầu ăn dặm, mẹ nên sơ chế kỹ thịt, tránh sót lại các gân thịt trẻ dễ dàng bị sặc. Ngoài ra mẹ có thể áp dụng xay nhỏ kỹ rồi dần dần tăng độ thô để trẻ làm quen với những thực phẩm cứng như thịt.
- Quả lựu: lựu cũng là loại hoa quả mẹ có thể tham khảo bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho bé. Ngoài cung cấp sắt, lựu còn có tác dụng tẩy giun sán giúp trẻ. Mẹ có thể ép nước lựu cho trẻ uống hàng ngày, vừa bổ sung sắt, vừa bổ sung các vitamin khác.
- Trứng (trứng gà, trứng vịt,...) cũng rất giàu sắt. Cứ 100g trứng gà sẽ cho khoảng 2.7mg sắt, với trứng vịt khoảng 3.2mg sắt. Trứng cũng bổ sung nhiều protein cho cơ thể đang phát triển của trẻ. Tuy nhiên không nên cho trẻ ăn quả trứng trong tuần và đặc biệt không cho trẻ ăn trứng chế biến lòng đào. Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt do đó cần cung cấp những thực phẩm chế biến chín.
- Các loại đỗ, đậu: đậu phụ mẹ chỉ nên cho trẻ ăn khi trẻ đã đủ 8 tháng tuổi trở nên, phải nấu chín cho trẻ dùng.
- Gan và tiết động vật: sắt được dự trữ phần lớn trong hemoglobin máu và trong gan. Do đó đây là hai nơi giàu sắt nhất. Khi dùng gan hay tiết động vật nên chọn những động vật khỏe mạnh để tránh tích lũy chất độc trong gan. Đặc biệt phải nấu chín thực phẩm này cho bé để không gây độc đường tiêu hóa.
Những thực phẩm xung quanh chúng ta rất giàu chất dinh dưỡng, kết hợp một cách khôn khéo, hợp lý những thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả nhất. Nguồn sắt từ tự nhiên sẽ giúp trẻ dễ hấp thu hơn.
Tuy nhiên nếu không thể đảm bảo một thực đơn đầy đủ sắt cho trẻ, mẹ có thể dùng thêm những TPBVSK có bổ sung sắt cho trẻ để kịp thời bổ sung lượng sắt cần thiết, tránh để trẻ thiếu sắt chậm lớn, kém phát triển cả về trí não và thể chất.
Khi chọn những TPBVSK cho trẻ sơ sinh các mẹ cần đặc biệt lưu tâm đến vấn đề lựa chọn sản phẩm. Cần chọn những dòng sản phẩm uy tín, rõ nguồn gốc, liều lượng và dễ hấp thu. Sắt được bào chế dạng vô cơ, hữu cơ và hữu cơ sinh học. Trong đó dạng hữu cơ sinh học có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn.
Sắt vô cơ vào trong cơ thể sẽ chuyển thành các ion mang điện tích tương tác với dạ dày có thể gây buồn nôn, nôn ngoài ra kém hấp thu. Nhóm sắt hữu cơ được các axit amin bao bọc vận chuyển an toàn, lành tính, không tích điện, không gây kích ứng với dạ dày, tránh được tình trạng nôn, buồn nôn khi trẻ sử dụng.
Smarty là một dòng sản phẩm sắt đi đầu trong việc sử dụng công nghệ Bio Organic vào quá trình sản xuất.
- 100% sắt được chiết xuất từ mầm đậu đen, ngoài ra còn bổ sung đồng, dịch lô hội, Lysin và nhóm vitamin B, C giúp hiệp đồng làm tăng tác dụng của sắt. Smarty bổ sung sắt hữu cơ sinh học, tăng độ hấp thu lên trên 90%, cao gấp 6 lần so với sắt vô cơ và gấp 3,5 lần so với sắt hữu cơ.
- Không gây nóng, gây táo, dễ hấp thu, dễ tiêu hóa, đặc biệt không gây tích tụ trong cơ thể, đào thải hết sau 10 giờ đồng hồ kể từ thời điểm sử dụng.
Khi sử dụng Smarty, mẹ nên pha cùng nước hoặc sữa cho trẻ sử dụng. Mùi vị nhẹ nhàng sẽ không khiến cho trẻ khó chịu khi sử dụng.
Theo khuyến cáo, khi trẻ bị thiếu sắt sẽ được bổ sung trong khoảng 3 tháng liên tiếp sau đó để bổ sung đủ lượng sắt thiếu hụt. Tuy nhiên ngay cả khi lượng sắt của trẻ đạt chuẩn theo khuyến cáo, các bác sĩ vẫn có thể cho trẻ dùng thêm 3 tháng dự phòng thiếu sắt sau đó. Do vậy mỗi năm sẽ có khoảng 1 đợt bổ sung sắt và thời gian kéo dài trong khoảng từ 3 đến 6 tháng.
Tuy nhiên để có một lộ trình rõ ràng về cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh, các mẹ nên nghe theo lời khuyên của các bác sĩ, các chuyên gia tránh việc bổ sung bừa bãi cho trẻ. Thừa sắt sẽ gây tích lũy ở gan, cơ, xương,... tạo áp lực nên các cơ quan này gây tổn thương. Trẻ bị ngộ độc sắt có thể gây đau khớp, tiêu chảy, suy tin, nôn ra máu. Do đó không được phép tự ý bổ sung sắt cho trẻ nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Khi lựa chọn những sản phẩm bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh các mẹ cần lưu ý một số những vấn đề dưới đây.
Trên thị trường có rất nhiều dạng bào chế sắt khác nhau như viên nang, viên nén, dạng lỏng, siro hay cốm tuy nhiên với trẻ sơ sinh việc sử dụng một dạng bào chế lớn như viên nén, viên nang sẽ làm cho bé khó nuốt, nghẹn hoặc hóc. Thay vào đó các mẹ nên sử dụng bột cốm để pha hoặc dạng lỏng. Dạng siro thường có mùi nồng, vị ngọt sẽ khiến bé khó chịu khi sử dụng, không hợp tác với mẹ. Ngoài ra dạng cốm bột pha hoặc dạng lỏng cũng có ưu thế hơn trong việc hấp thu vì không phải trải qua thời gian phân rã thành dạng phân tử nhỏ hơn do đó thời gian hấp thu cũng như tỷ lệ hấp thu sẽ cải thiện hơn.
Những sản phẩm tổng hợp như sắt vô cơ, sắt hữu cơ tổng hợp thường có những hạn chế về hấp thu, sinh khả dụng, tác dụng hay có nhiều tác dụng phụ như gây nóng trong, gây táo và gây tích tụ trong cơ thể. Do đó mẹ nên dùng những sản phẩm hữu cơ sinh học, chiết xuất từ tự nhiên an toàn, lành tính, dễ hấp thu, không gây nóng, gây táo cho bé. Smarty tiên phong trong việc ứng dụng những hữu cơ sinh học vào bào chế sản phẩm do đó sẽ là lựa chọn rất tốt cho trẻ cần bổ sung sắt.
Hiện nay trên thị trường trà trộn rất nhiều những sản phẩm làm giả, kém chất lượng, do vậy khi lựa chọn mua một sản phẩm các mẹ cần tìm hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ và mua ở những cửa hàng uy tín, chất lượng.
Khi sử dụng sắt cho trẻ, mẹ cần chọn những sản phẩm ghi rõ hàm lượng, hàm lượng phù hợp và tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng liều cho trẻ. Vì trẻ dưới 6 tháng tuổi sữa mẹ có thể cung cấp đủ lượng sắt cho trẻ nên không nên tham bổ sung sắt, tránh dư thừa, tích tụ gây hại cho sự phát triển cho trẻ.
Trên đây là một số thông tin quan trọng về các cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết này đã phần nào đáp ứng được mong muốn mẹ. Tuy nhiên để bổ sung sắt an toàn, hiệu quả cho trẻ các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến các chuyên gia về cách chọn lựa sản phẩm, liều lượng sử dụng để phù hợp nhất với cá nhân. Nếu bạn có những thắc mắc về những vấn đề dinh dưỡng cho mẹ bầu và trẻ nhỏ, hãy liên hệ với qua website chính thức: https://vhnbio.vn/ hoặc Fanpage chính thức: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio để được các bác sĩ, dược sĩ tư vấn tận tình.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé